largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ năm, 17/02/2022, 09:30 AM
  • Click để copy

Sao còn bàn 'không gọi học sinh là con', đích đến của giáo dục là gì?

Nhiều người đang tranh luận chuyện giáo viên không được gọi học sinh là con. Ở một góc nhìn khác, có những giáo viên, giảng viên cho rằng có những sự khác biệt sẽ giúp những cuộc đời tốt đẹp hơn, đó là đích đến của giáo dục.

Trong khi cuộc tranh luận về được hay không được gọi học sinh là "con" vẫn sôi nổi diễn ra, ở một trường THPT, thời gian qua, có một giáo viên trẻ mạnh dạn thay đổi cách gọi học sinh. Thay vì gọi học sinh là “em”, cô chuyển sang gọi “con”.

Đó là cô Phạm Thị Liên (34 tuổi), giáo viên địa lý, Trường THPT Đông Thành, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Việc thay đổi cách gọi học sinh từ “em” chuyển sang “con”, cô Liên thực hiện được từ đầu năm học 2021-2022, vì một lý do.

Cô giáo Phạm Thị Liên NVCC

Cô giáo Phạm Thị Liên NVCC

Thầy cô thay đổi, học sinh hạnh phúc

“Từ sau khi tốt nghiệp đại học tôi đã dạy học sinh cấp THPT. Ban đầu tôi thường xưng hô với học sinh là “cô”, gọi “em”. Cách gọi học sinh là “con” khá phổ biến ở TP.HCM và các tỉnh thành phía nam, còn ở quê tôi và nhiều tỉnh thành lân cận thì việc giáo viên gọi học sinh là “con” khá mới mẻ. Một số giáo viên lớn tuổi có thể gọi học trò là “các con”. Song tôi ngoài 30 tuổi, hơn học sinh THPT từ 14 tới 17 tuổi, gọi học sinh là “con” ban đầu nói thật cũng rất ngại”, cô Liên kể.

Cô Liên cho biết dấu mốc thay đổi của cô là từ khi tham gia khóa học về thầy cô thay đổi, học trò hạnh phúc từ đầu năm học này, cô thấy bản thân có sự thay đổi rõ nét.

Cô gọi học sinh là “con”, thay vì cách gọi “em” vốn đã quen thuộc trước đây. Dần dần, sự ngượng ngùng không còn nữa, mà từ cách thay đổi trong xưng hô này, cô thấy gần gũi học trò hơn, dễ dàng chia sẻ các thông tin bài học cũng như chia sẻ tâm tư trong cuộc sống của học sinh.

“Chia sẻ một cách thành thật, trước đây trước những lỗi sai của học sinh, tôi rất dễ nổi nóng. Còn từ khi thay đổi cách xưng hô tôi thấy mọi sai lầm của các con đều có thể sửa chữa được. Bản thân tôi từ đó cũng không dễ giận với những sai lầm nho nhỏ của học trò. Tôi cảm nhận rõ ràng các con đã gần gũi với cô hơn, yêu thích môn học hơn”, cô Liên tâm sự.

Cô Liên cho rằng cách giáo viên gọi học sinh là con là một trong những cách giúp thầy trò xích lại gần nhau hơn. Trong khi nếu học trò xưng “tôi” trước giáo viên, giáo viên gọi học sinh là “các anh chị” cho thấy xa cách.

Cô và trò ở một trường tiểu học tại TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới. Mỗi người thầy là tiên phong cho sự đổi mới trong giáo dục ẢNH MINH HỌA NGUYỄN LOAN

Cô và trò ở một trường tiểu học tại TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới. Mỗi người thầy là tiên phong cho sự đổi mới trong giáo dục ẢNH MINH HỌA NGUYỄN LOAN

Theo nữ giáo viên, mọi học sinh thường nghĩ địa lý không phải là môn chính, cô cũng không phải là giáo viên chủ nhiệm. Do đó, để các học sinh yêu thích và say mê với môn học, đòi hỏi cô Liên thay đổi cả về phương pháp giảng dạy lẫn cách xưng hô với học trò.

“Tôi thấy đó là thành công lớn nhất trong giáo dục cần đạt được. Vì tóm lại chỉ khi học sinh yêu thương cô giáo thì mới yêu môn học và mới có thể học tốt được”, cô Liên bộc bạch.

Xưng hô trong nhà trường, nên để thầy và trò tự thống nhất?

Những ngày qua, sau đề xuất của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không được gọi học sinh là “con”, “các con” mà phải gọi là “trò”, “các trò”, “các em”, “các bạn”, có nhiều luồng tranh luận diễn ra. Nhiều bạn đọc thẳng thắn cho rằng hãy nhìn lại cái đích của giáo dục là gì, là thay đổi con người, thay đổi cuộc đời, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Những cách xưng hô đừng vi phạm chuẩn mực đạo đức, còn lại để thầy - trò tự điều chỉnh. Quan trọng nhất là cái tâm của người thầy, người cô.

Các giáo viên, giảng viên trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên các góc nhìn.

Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc

Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc

Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cho hay truyền thống người Việt là tôn sư trọng đạo, tiếng Việt cũng đa dạng, việc xưng hô giữa thầy và trò nên để thầy trò tự thống nhất, không phải gò bó ép buộc chỉ được gọi thế này hay cấm gọi như thế kia.

Theo quan điểm của tiến sĩ Lộc, cách xưng hô giữa thầy và trò tùy thuộc một vào thế hệ, tính cách của người thầy. Với cá nhân tiến sĩ Lộc là một giảng viên, một phó hiệu trưởng trẻ, năng động, được đào tạo ở nước ngoài, anh cảm thấy không nên gò bó trong việc xưng hô giữa giáo viên, giảng viên với học sinh, sinh viên. Miễn sao cách xưng hô đó không mất đi sự tôn trọng người thầy và khiến người khác khó chịu.

“Trong giáo dục, quan trọng nhất là cách truyền đạt kiến thức kỹ năng, người học nhận được những giá trị gì từ thầy cô. Người thầy đóng vai trò trung gian người học và kiến thức. Việc xưng hô thiết lập phạm vi giao tiếp giữa thầy và trò. Giáo dục là một ngành đặc thù, trong đó mối quan hệ giữa thầy trò cần phải là mối quan hệ lành mạnh, tình thầy trò tốt đẹp”, tiến sĩ Lộc nói.

Theo tiến sĩ Lộc: “Mỗi người thầy sẽ có một phong cách riêng, một triết lý giáo dục riêng. Việc xưng hô giữa người thầy và học trò cần sự đa dạng, tạo sự thoải mái, phù hợp, phục vụ cho phong cách, triết lý giáo dục riêng cho thầy cô, miễn không vi phạm chuẩn mực đạo đức. Tôi biết có những giảng viên gọi sinh viên là “con”, xưng là “mẹ” và cả giảng viên, sinh viên đó đều cảm thấy thoải mái, giờ học hiệu quả. Tôi tôn trọng sự khác biệt, phong cách riêng của giảng viên đó”, tiến sĩ Lộc chia sẻ.

Thạc sĩ Phạm Thị Mai Liên

Thạc sĩ Phạm Thị Mai Liên

Thạc sĩ Phạm Thị Mai Liên (31 tuổi), giảng viên Viện Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền cho hay trong các giờ lên lớp tại Viện này, các sinh viên thường xưng hô “em thưa thầy”, “em thưa cô”, không có bạn trẻ nào xưng hô “tôi” với các thầy cô trong các giờ lên lớp.

Thạc sĩ Phạm Thị Mai Liên kể lại những ngày đầu tiên cô trở thành giảng viên, khi đó mới 23 tuổi, có một số ít sinh viên quen cách xưng “con” trong trường phổ thông nên nói “con thưa cô” trong giờ học. Giây phút đó cô khá ngại ngùng và chia sẻ thẳng thắn với sinh viên tuổi của cô có thể chỉ bằng tuổi anh, chị của các bạn, nên xin được xưng bằng “mình”, gọi sinh viên là “các bạn” và tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái.

Đến hiện tại, theo thạc sĩ Mai Liên, gần như tất cả các sinh viên của cô, kể cả các bạn học chương trình văn bằng 2 và các chương trình sau đại học đều xưng “em thưa thầy”, “em thưa cô” với giảng viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. Thạc sĩ Mai Liên cho rằng cách gọi này trung hòa, không xa cách, không khách sáo, vừa thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt, cũng là ngôi xưng để sinh viên dễ dàng trình bày, phản biện các vấn đề...

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

12/05/2024 09:05

Ngày và đêm 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá – Quảng Bình chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to.

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

12/05/2024 08:42

Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10. Theo ghi nhận, năm nay, một số trường có biến động mạnh về tỷ lệ chọi.

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

11/05/2024 07:58

Không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu nào do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

10/05/2024 08:13

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT Bình Định cho biết, Sở đang thực hiện các bước để xử lý việc tự ý tổ chức thu quỹ tại Đội bóng ném nữ Bình Định.

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

09/05/2024 08:09

Tối 8/5, tại tổ 3, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra vụ nổ lớn khiến một nam thanh niên tử vong tại chỗ.

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

08/05/2024 21:38

Ngày 8/5 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Đỗ Trọng Hưng 44 tuổi (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi “hiếp dâm trẻ em”.

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

08/05/2024 20:52

Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Lê Văn Minh một mình một ngựa tham gia 3 gói thầu tiền tỷ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hóc Môn, TP HCM.

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

08/05/2024 14:16

Vụ cháy lớn tại bãi đỗ xe trong Trường CĐ Điện Lực miền Trung làm 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

08/05/2024 07:59

Dự án Đại Ninh từ chỗ được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương, nay lại trở thành đại án khiến nhiều cán bộ cấp cao của Lâm Đồng vướng vòng lao lý