| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ bảy, 11/05/2024, 07:58 AM
  • Click để copy

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu nào do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

 Ngày 10/5, Bộ Y tế đã thông tin chính thức về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca. Theo đó, Vaccine AstraZeneca (AZD1222) là 1 trong 14 loại vaccine COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp (WHO vào ngày 15/2/2021, Cơ quan Dược phẩm châu Âu - EMA cấp phép sử dụng có điều kiện trên toàn châu Âu từ ngày 29/01/2021). Vaccine này là một trong những vaccine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỷ liều đã được tiêm chủng toàn cầu.

1

Ảnh minh họa.

VaccineAstraZeneca đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng rộng rãi là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giảm tử vong do COVID-19. Phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu và theo dõi sau tiêm chủng chỉ ra rằng vaccine này an toàn và hiệu quả cho mọi nhóm tuổi. Các thử nghiệm toàn cầu đã ghi nhận hiệu quả của vaccine chống lại SARS-CoV-2 có triệu chứng là 74%, và không có trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch nào được báo cáo trong số những người đã tiêm chủng.

WHO khuyến cáo rằng sử dụng vaccine AstraZeneca là an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên. Tác dụng phụ hiếm gặp như huyết khối kèm Hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) số liệu từ Anh và châu Âu cho thấy nguy cơ xuất hiện TTS ước tính là 1 trên 100.000 người lớn được tiêm và xảy ra trong khoảng 3-21 ngày, có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày. Một thống kê khác của GAVI cho thấy, tỷ lệ ghi nhận tại Anh là 4/1.000.000 người (tương đương 0.4/100.000 người).

Nghiên cứu thống kê cho thấy tỷ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine là thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc phải hội chứng này sau khi nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, cục máu đông có thể xuất phát từ việc mắc COVID-19, thậm chí xảy ra đến tận 6 tháng sau khi mắc COVID-19. Với tỷ lệ rất hiếm gặp của huyết khối kèm giảm tiểu cầu, WHO và EMA đều khẳng định lợi ích của việc tiêm chủng vaccine AZ trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 vượt xa so với rủi ro.

Cũng theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, vắc xin AstraZeneca đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng có điều kiện từ ngày 01/2/2021 để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được Việt Nam nhập khẩu và triển khai tiêm chủng. Quá trình tiêm chủng diễn ra theo quy trình nghiêm ngặt do Bộ Y tế xây dựng và liên tục cập nhật để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bao gồm các hướng dẫn chi tiết về khám sàng lọc trước tiêm, tổ chức buổi tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm. Các tiêu chuẩn chỉ định đối tượng tiêm và các mũi tiêm cũng được cập nhật liên tục theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển.

Tính đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 266 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho người dân từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 70 triệu liều vắc xin AstraZeneca đã được sử dụng cho các mũi tiêm đầu tiên và các mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên. Căn cứ trên các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới về khả năng có biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vắc xin COVID-19, ngày 22/04/2021, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vắc xin COVID-19 (kèm Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021).

Đến ngày 19/10/2023, theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT của Bộ Y tế, COVID-19 đã được chuyển từ nhóm A sang nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Sự thay đổi này phản ánh sự điều chỉnh của chính sách y tế công cộng phù hợp với diễn biến dịch bệnh hiện tại và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sẽ được thực hiện theo các quy định mới.

Nhờ chiến dịch tiêm chủng rộng rãi và đạt tỷ lệ cao, vắc xin AstraZeneca cùng các loại vắc xin COVID-19 khác đã giúp Việt Nam kiểm soát hiệu quả đại dịch, giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19, góp phần đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo, vì huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) liên quan đến vắc xin AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm.

Kể từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc xin này, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển TTS sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca. Do vậy đối với những người đã tiêm vắc xin này, không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm AstraZeneca từ gần 1 năm trước. Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần liên tục cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và chính thức để có cái nhìn đầy đủ hơn về các biện pháp phòng, chống dịch và hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

12/05/2024 09:05

Ngày và đêm 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá – Quảng Bình chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to.

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

12/05/2024 08:42

Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10. Theo ghi nhận, năm nay, một số trường có biến động mạnh về tỷ lệ chọi.

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

11/05/2024 07:58

Không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu nào do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

10/05/2024 08:13

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT Bình Định cho biết, Sở đang thực hiện các bước để xử lý việc tự ý tổ chức thu quỹ tại Đội bóng ném nữ Bình Định.

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

09/05/2024 08:09

Tối 8/5, tại tổ 3, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra vụ nổ lớn khiến một nam thanh niên tử vong tại chỗ.

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

08/05/2024 21:38

Ngày 8/5 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Đỗ Trọng Hưng 44 tuổi (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi “hiếp dâm trẻ em”.

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

08/05/2024 20:52

Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Lê Văn Minh một mình một ngựa tham gia 3 gói thầu tiền tỷ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hóc Môn, TP HCM.

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

08/05/2024 14:16

Vụ cháy lớn tại bãi đỗ xe trong Trường CĐ Điện Lực miền Trung làm 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

08/05/2024 07:59

Dự án Đại Ninh từ chỗ được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương, nay lại trở thành đại án khiến nhiều cán bộ cấp cao của Lâm Đồng vướng vòng lao lý