Everland: Liên tục không đạt kế hoạch lợi nhuận, dòng tiền kinh doanh âm kéo dài
Tập đoàn Everland nhiều năm liên tiếp đặt các kế hoạch lợi nhuận đầy kỳ vọng, nhưng kết quả thực tế không đạt. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm hàng trăm tỷ đồng. Dù quý 1/2025 có tín hiệu phục hồi nhẹ, bài toán dòng tiền vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Lợi nhuận liên tục không đạt mục tiêu
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, CTCP Tập đoàn Everland (HoSE: EVG) tiếp tục đặt ra mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng với tổng doanh thu 1.550 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 113 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2025, Công ty mới chỉ thực hiện được 191,76 tỷ đồng doanh thu và 11,46 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng với hơn 12% kế hoạch doanh thu và khoảng 10% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Như vậy, Everland còn phải nỗ lực rất lớn trong các quý còn lại để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong các năm trước lại khiến nhà đầu tư e ngại có thể tiếp tục là một kế hoạch "trên giấy" hơn là phản ánh khả năng thực thi thực tế.

Từ năm 2021 đến 2024, Everland không năm nào hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Cụ thể, năm 2021, đặt mục tiêu 32,24 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng thực tế chỉ đạt 23,83 tỷ đồng, tương đương 74% kế hoạch. Năm 2022, dù đặt mục tiêu cao hơn với 78,24 tỷ đồng, EVG chỉ đạt được 25,8 tỷ đồng, tương đương gần 33%. Năm 2023, doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 31,43 tỷ đồng, bằng 24% chỉ tiêu. Năm 2024, tiếp tục trượt mục tiêu với kết quả 33,74 tỷ đồng, chỉ bằng 35,5% kế hoạch 94,88 tỷ đồng.
Ngoài ra cũng cần lưu ý, tháng 4/2025 vừa qua, Everland có văn bản giải trình về việc điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính của quý 1/2024 khiến lợi nhuận sau thuế từ lãi 6,5 tỷ đồng thành lỗ gần 3 tỷ đồng. Nguyên nhân do Công ty điều chỉnh hạch toán chi phí đi vay tại HDBank số tiền hơn 9,4 tỷ đồng, từ vốn hóa dự án sang chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, dẫn đến điều chỉnh giảm ở khoản mục hàng tồn kho tại ngày 31/3/2024. Tương ứng điều chỉnh tăng chi phí tài chính và giảm lợi nhuận trong quý 1/2024.
Theo đó, hàng tồn kho quý 1/2024 được điều chỉnh từ 1.049 tỷ đồng về còn 1.040 tỷ đồng. Chi phí lãi vay được điều chỉnh từ 1,8 tỷ đồng lên hơn 11,2 tỷ đồng.
Chuỗi kết quả này không chỉ phản ánh khả năng lập kế hoạch thiếu thực tế mà còn đặt ra dấu hỏi về chất lượng quản trị hiệu quả chi phí và mô hình sinh lời của doanh nghiệp.
Dòng tiền âm nhiều năm, đã có điểm sáng?
Một điểm đáng quan ngại hơn là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Everland trong suốt 4 năm qua liên tục âm, cho thấy doanh nghiệp dù có lãi kế toán nhưng không tạo ra dòng tiền thực.
Cụ thể, năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 340 tỷ đồng. Năm 2022, cải thiện nhưng vẫn âm 165 tỷ đồng. Năm 2023, mức âm lại tăng mạnh lên 449 tỷ đồng. Năm 2024, ghi nhận mức âm sâu kỷ lục 657 tỷ đồng.
Điều này đặt ra nghi vấn về chất lượng lợi nhuận của EVG: lợi nhuận được ghi nhận chủ yếu do hạch toán kế toán, trong khi tiền thật thì không về? Thực tế này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ, chi trả cổ tức và tái đầu tư của doanh nghiệp.
Ngược lại, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính lại luôn ở mức cao, dao động từ 449 tỷ đến hơn 1.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021–2024. Điều đó cho thấy công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn vay và huy động bên ngoài để duy trì hoạt động, thay vì tạo dòng tiền từ hoạt động cốt lõi.
Về mặt đầu tư, dòng tiền thuần cũng ghi âm từ 2021–2023, chỉ đến năm 2024 mới dương trở lại với 278,6 tỷ đồng, một tín hiệu tích cực nhưng chưa đủ để xoay chuyển bức tranh tổng thể.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý 1/2025 của EVG cho thấy một số điểm sáng. EVG ghi nhận dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương hơn 123 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi âm kéo dài nhiều năm. Đây là bước chuyển đáng chú ý, nếu có thể duy trì ổn định trong các quý tới.
Ngoài ra, tại thời điểm cuối tháng 3/2025, tổng tài sản của Everland tăng mạnh lên 5.112,8 tỷ đồng, trong đó, hàng tồn kho chiếm hơn 1.733 tỷ đồng; Tiền mặt và các khoản tương đương tiền đạt 536 tỷ đồng; Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 418 tỷ đồng; Các khoản phải thu ngắn hạn giảm còn 1.799 tỷ đồng…
Ở phía nguồn vốn, nợ phải trả ở mức 2.288 tỷ đồng, tương đương 44,7% tổng tài sản, chủ yếu đến từ nợ vay tài chính dài hạn (1.108 tỷ đồng) và khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn (787 tỷ đồng)…
Theo nhận định từ giới chuyên môn, dòng tiền - chứ không phải lợi nhuận kế toán - mới phản ánh đúng năng lực tạo ra giá trị thực của một doanh nghiệp. Do đó, một công ty có dòng tiền kinh doanh âm kéo dài, dù báo lãi, vẫn tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản và sức khỏe tài chính.
Trong trường hợp của Everland, nếu không cải thiện được dòng tiền từ hoạt động cốt lõi, công ty có thể tiếp tục đối mặt với áp lực vay nợ, chi phí tài chính cao, và phụ thuộc vào dòng vốn bên ngoài - điều không bền vững trong dài hạn.
Everland đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng: hoặc duy trì đà cải thiện dòng tiền thực từ quý 1/2025, hoặc tiếp tục lặp lại chu kỳ “kế hoạch cao – thực hiện thấp – phụ thuộc vay vốn”. Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng khắt khe với chất lượng tài sản và dòng tiền, những gì EVG thể hiện thời gian tới sẽ là câu trả lời rõ nhất cho năng lực vận hành thực chất của doanh nghiệp này.
Nhà thầu Nguyễn Trình một mình về đích gói thầu hơn 8 tỷ
Không đối thủ cạnh tranh, DN Nguyễn Trình dễ dàng về đích gói thầu Xây dựng hệ thống thoát nước và chống thấm các tuyến đường trên địa bàn TP Trà Vinh năm 2025
WASECO ngược dòng thắng gói thầu hơn 11 tỷ tại Phú Quốc
Dự thầu cao hơn, nhưng Cty CP ĐT và XD Cấp Thoát Nước (WASECO) đã xuất sắc về đích gói thầu XD bể lắng cho Nhà máy nước Dương Đông – Phú Quốc với giá hơn 11 tỷ
Trà Vinh: Tâm Thủy thi công hạ tầng tái định cư Chợ Sóc Ruộng
Không đối thủ cạnh tranh, Công ty TNHH Tâm Thủy một mình về đích gói thầu thi công xây dựng hạ tầng và tái định cư Chợ Sóc Ruộng, xã Long Đức hơn 4,5 tỷ đồng
Hậu Giang chọn Công Thành xây trường Mẫu giáo Thạnh Hòa
Công ty TNHH MTV Xây Dựng DVTM Công Thành vừa trúng gói thầu xây dựng Trường Mẫu giáo Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với giá hơn 5 tỷ đồng.
TP HCM: Liên danh nào sẽ cải tạo rạch Hai Bửu tại Hóc Môn?
Liên danh gồm 03 công ty: XD Đạt Thành – Bảo Nam Long – Đại Đức Phát vừa trúng gói thầu thi công dự án Nâng cấp, sửa chữa rạch Hai Bửu với giá hơn 37 tỷ đồng.
Tây Ninh: Gói xây lắp gần 12 tỷ, Liên danh Hoằng Diệp được chọn trúng thầu
Dự án xây mới phòng bán trú, nhà ăn và cải tạo trường Tiểu học Thị trấn (huyện Dương Minh Châu) được giao cho liên danh Hoằng Diệp với giá gần 12 tỷ đồng.
Vietsovpetro: Lộ diện nhà thầu trúng gói vật liệu hàn hơn 8,25 tỷ
Gói thầu “Vật liệu hàn (Lần 1)” do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư có giá gần 8,25 tỷ đồng được đấu thầu trực tiếp.
Loạt 'ngoại trừ' của kiểm toán tại Everland: Dòng tiền 'mờ mịt'
Từ 2022 đến 2024, các báo cáo tài chính của Everland liên tục bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ. Trong đó năm 2022 và 2023 kiểm toán không xác minh được tiền mặt và hàng tồn kho - những khoản ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và kết quả kinh doanh.
TP HCM: Công ty Kiến Gia Hưng thắng tiếp gói thầu hơn 4 tỷ
Ngày 30/06/2025, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Cần Giờ (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Kiến Gia Hưng trúng gói thầu hơn 4,45 tỷ đồng.
2 tháng “ôm” 5 gói thầu, Công ty Vũ Nam năng lực ra sao?
Từ tháng 4 - 5, Ban QLDA huyện Tân Hưng (Long An) đã phê duyệt cho Công ty Vũ Nam trúng 5 gói xây lắp (2 gói chỉ định thầu).