Việt Nam nhập gần 1 triệu tấn gạo, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi nghị định 107 để kiểm soát
Việc nhập khẩu gạo có thể làm cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo và có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo đang bộc lộ một số vấn đề, bất cập trong công tác quản lý, trong đó nổi lên là vấn đề nhập khẩu gạo.
Theo Bộ Công Thương, sản lượng lúa gạo hằng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu.
Hằng năm, Việt Nam dành khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu gạo. Do vậy, khi xây dựng nghị định số 107 của Chính phủ thì hoạt động nhập khẩu gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh khi nghị định này được ban hành vào năm 2018.

Việc nhập khẩu gạo có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực theo Bộ Công Thương - Ảnh: BỬU ĐẤU
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho hay dù có gạo chất lượng cao hơn được dành cho xuất khẩu, nhưng trước tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, Việt Nam đã nhập khẩu một số loại gạo để phục vụ các nhu cầu trong nước.
Theo bộ này, việc nhập khẩu gạo quá nhiều nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Thống kê năm 2021 của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam là 999.750 tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ lên mức 719.970 tấn (chiếm 72,02% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước).
Chủng loại gạo nhập khẩu chủ yếu là gạo tấm (thuộc phân nhóm HS 100640), gạo trắng khác (thuộc phân nhóm HS 100630). Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…
Bộ Công Thương cho rằng việc nhập khẩu gạo dù để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước nhưng với lượng tăng mạnh như đã diễn ra trong năm 2021, cùng với việc chưa được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước.
Cụ thể, việc nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu, sản xuất các sản phẩm từ gạo như bún, bánh… tạo cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực, an ninh kinh tế - xã hội.
Do vậy, bộ này nhấn mạnh việc cần có quy định về quản lý nhập khẩu gạo để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.
Do đó, dự thảo sửa đổi nghị định 107 sẽ tập trung vào tám vấn đề, nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh, định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu bền vững.
TIN LIÊN QUAN
Gói thầu hơn 14 tỷ tại TP HCM có về tay Công ty Đạt Hiệp Thành?
Với giá dự thầu hơn 13,66 tỷ đồng (tiết kiệm sau đấu thầu hơn 400 triệu), liệu rằng Công ty Đạt Hiệp Thành sẽ giành được gói thầu tại TP Thủ Đức, TP HCM (cũ).
2 nhà thầu muốn cải tạo khối hội trường tại Cao đẳng Long An
Theo biên bản mở thầu đã công bố ngày 1/7, gói thầu cải tạo khối hội trường hàng rào nhà bảo vệ Trường Cao đẳng Long An - Cơ sở Đức Hòa đã thu hút 2 nhà thầu.
Everland và câu chuyện tài chính phía sau dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn
Tập đoàn Everland (HoSE: EVG) đang dồn trọng tâm vào dự án hàng nghìn tỷ Crystal Holidays Harbour Vân Đồn. Tuy nhiên, nhìn vào các con số tài chính và cảnh báo từ kiểm toán, tham vọng này có đang đứng trước những thách thức lớn về dòng tiền và tính minh bạch?
Phượng Thư – Long An thi công cứng hóa đê bao bờ Bắc K17
Dự án hoàn thành giúp khép kín vùng ngăn lũ bảo vệ sản xuất, cung cấp nước nâng cao sản lượng nông nghiệp cho khu vực huyện Tân Hưng, Long An (cũ).
Xây dựng 43 đảm nhận xây mới hai cống thủy lợi tại An Thới Đông
Công ty Xây dựng 43 tiếp tục khẳng định năng lực khi một mình tham gia và trúng gói thầu hơn 10 tỷ tại huyện Cần Giờ, TP HCM (cũ).
Tân Liên Phát Tân Cảng: Lỗ 397 tỷ năm 2024, kiểm toán có ý kiến ngoại trừ
Bức tranh tài chính đáng lo ngại với khoản lỗ lớn và ý kiến ngoại trừ từ đơn vị kiểm toán tại Báo cáo tài chính 2024 của Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng.
PGBank bị Thanh tra NHNN phạt 370 triệu đồng, chuyển thông tin 15 cổ đông sang cơ quan chức năng
PGBank bị xử phạt về 3 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm: Không ban hành một hoặc một số quy định nội bộ theo quy định của pháp luật; Lập hợp đồng ủy thác không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; Không thành lập Hội đồng mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.
Bình Trang được giao duy tu các tuyến đường tại Tân Hưng
Với giá dự thầu thấp hơn, công ty Bình Trang đã giành được gói thầu hơn 1 tỷ tại huyện Tân Hưng, Long An (cũ).
Hậu Giang: Liên danh Bội Thu – Khải Linh thắng gói thầu 6,8 tỷ
Gói “Hỗ trợ mua sắm phân hữu cơ (dạng viên)” tại Long Mỹ có kết quả trúng thầu ngày 20/6/2025, liên danh Bội Thu – Khải Linh trúng với giá 6,8 tỷ đồng
Everland: Liên tục không đạt kế hoạch lợi nhuận, dòng tiền kinh doanh âm kéo dài
Tập đoàn Everland nhiều năm liên tiếp đặt các kế hoạch lợi nhuận đầy kỳ vọng, nhưng kết quả thực tế không đạt. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm hàng trăm tỷ đồng. Dù quý 1/2025 có tín hiệu phục hồi nhẹ, bài toán dòng tiền vẫn còn là dấu hỏi lớn.