Thanh long nghịch vụ rớt giá thê thảm, đỏ mắt tìm người mua
Nhiều vườn thanh long tại tỉnh Bình Thuận đang chín đỏ cây nhưng không có người mua, nông dân đối mặt thêm vụ chong đèn nghịch mùa thua lỗ nặng.
Hai ngày qua, anh Nguyễn Văn Hồng (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) liên hệ nhiều thương lái để bán hơn 5 tấn thanh long đang chín. Một số thương lái vào vườn coi qua thanh long rồi trả giá chưa đến 1.000 đồng/kg, số khác thì từ chối thẳng.
"Đây là lứa chong đèn nghịch vụ thứ tư trong năm nay, tôi luân phiên chong đèn cho hơn 1.000 trụ. Vậy mà bán 4 lứa, chưa có lứa nào được trên 10.000 đồng/kg (mức giá được cho là hòa vốn đầu tư – PV). Riêng lứa đang chín này, tôi đã hỏi nhiều mối nhưng chưa có ai mua" - anh Hồng rầu rĩ.

Thanh long chín đỏ vườn tại Bình Thuận nhưng vắng bóng thương lái thu mua
Theo anh Nguyễn Hữu Quốc, người chuyên tổ chức nhân công thu hoạch thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, giá loại trái cây này trong 1 tuần qua quanh quẩn mức 1.000 – 2.000 đồng/kg. Riêng 2-3 ngày trở lại đây, thanh long chỉ còn khoảng 700 đồng/kg, thậm chí nhiều vườn tìm thương lái đến mua nhưng không được. "Hai hôm trước, chủ một vườn cắt hơn 6 tấn hàng nhưng chỉ bán được 600.000 đồng, chỉ bằng 2 bao gạo, thật sự là không tưởng tượng nổi" – anh Quốc băn khoăn.
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, giá bán thanh long đang thấp chạm đáy, có nơi không tìm được người mua là do tình hình xuất khẩu gặp khó. Cụ thể, hiện việc xuất khẩu thanh long bằng đường bộ ở cửa khẩu phía Bắc đang ách tắc. Trong khi đó, xuất khẩu bằng đường biển hiện không đi được nhiều do tình trạng khan hiếm vỏ container cũng như chi phí vận chuyển quá cao.
"Một chuyến vận chuyển thanh long bằng đường biển bình quân khoảng 160 triệu đồng/container, gấp 4 lần so với trước đây. Đội chi phí cao như vậy, rồi sang thị trường Trung Quốc bán rất chậm hoặc bán với giá thấp thì doanh nghiệp đâu thể tiếp tục thu mua cho nông dân được" - ông Huỳnh Cảnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, giải thích.
Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết toàn tỉnh còn khoảng 70.000 tấn thanh long bước vào kỳ thu hoạch trong tháng 3-2022. Ngoài việc xuất qua cửa khẩu đang ùn ứ, công suất chứa của các kho lạnh ở địa phương này cũng đã quá tải.
TIN LIÊN QUAN
Đồng bằng sông Cửu Long: Ồ ạt trồng sầu riêng, dễ “ôm sầu chung”
Tại ĐBSCL, khi giá sầu riêng tăng cao, nông dân ồ ạt chặt phá nhiều loại cây trồng khác để trồng loại cây này với tham vọng “làm giàu nhanh”. Thậm chí, ở nhiều nơi, nông dân còn trồng sầu riêng trên đất nhiễm phèn - mặn, khu vực ngoài quy hoạch vùng trồng.
EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát
Lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.