Quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử
Ghi nhãn bằng phương thức điện tử (ghi nhãn điện tử) là một cách hỗ trợ, bổ sung cho cách ghi nhãn bằng phương pháp vật lý truyền thống (dán, in, đính, đúc, chạm, khắc…) cho các nhà sản xuất truyền đạt thông tin, các nội dung bắt buộc theo quy định.
Ghi nhãn điện tử cho phép một số nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được tạo ra theo phương thức điện tử và hiển thị trên màn hình. Ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử.

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, cụ thể như sau:
1. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử của các nhóm hàng hóa từ Mục 25 đến mục 38; Mục 40, 44, 50, 51, 52, 53 và Mục 58 đến mục 64 quy đỉnh tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP.
2. Các nhóm hàng hóa quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung khác không thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này không áp dụng ghi nhãn bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư này.
3. Hàng hóa là trang thiết bị y tế thực hiện ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định tại Thông tư này bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Phương thức điện tử được thể hiện rõ đường dẫn trên nhãn hàng hóa, ví dụ: mã số mã vạch, mã QR code, trên màn hình điện tử của sản phẩm có màn hình hoặc các phương thức điện tử thông dụng khác;
2. Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc hướng dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của nhãn hàng hóa tại chỗ;
3. Nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung thể hiện trên nhãn trực tiếp, không làm người đọc, xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2023.
Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ số, đa số người tiêu dùng đã sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm điện tử như các ứng dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng trang web trên máy tính… Như vậy, họ hoàn toàn có thể truy cập trang web của nhà sản xuất xem hoặc tải về các thông tin về sản phẩm mà nhà sản xuất công bố đối với một số nội dung cần có hướng dẫn chi tiết hoặc thông số phức tạp như: hướng dẫn sử dụng, thông số kỹ thuật…
Đối với nhà sản xuất, ghi nhãn điện tử hỗ trợ ghi nhãn truyền thống bằng phương pháp vật lý để hiển thị nội dung bắt buộc, đặc biệt hữu ích đối với các loại sản phẩm công nghệ, kể cả những loại có kích thước nhỏ, giảm chi phí sản xuất, cho phép đổi mới thiết kế sản phẩm và mang lại lợi ích cho môi trường bằng cách giảm chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và cập nhật nhãn vật lý. Trong khi trước đây mỗi một sản phẩm điện tử phải in một cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm và phải bỏ khi hết model đó thì với nhãn điện tử sẽ tiết kiệm được chi phí in ấn, nội dung được cập nhật thường xuyên và linh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường và rất thuận lợi cho doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng, nhãn điện tử cho phép dễ dàng truy cập thông tin và cũng cho phép nhiều thông tin hơn sẽ được hiển thị trên một nhãn vật lý. Nhà sản xuất sẽ giảm được chi phí in ấn và dễ dàng cập nhật các thay đổi khi cần thiết, vì thế giá thành sản phẩm có thể giảm, có lợi cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, việc đọc các thông tin cũng thuận tiện hơn vì chỉ cần thao tác quét mã hoặc truy cập trang web có thể đọc thông tin bất cứ lúc nào cần đến mà không cần phải lưu giữ các cuốn catalog của sản phẩm
Đối với các nền kinh tế, nhãn điện tử cho phép sản phẩm tiếp cận thị trường sớm hơn, đảm bảo rằng các cơ quan quản lý và/hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể truy cập thông tin tuân thủ cập nhật và có thể giúp chặn các sản phẩm giả mạo từ thị trường.
TIN LIÊN QUAN
-
Đắk Nông: kiểm tra, phát hiện lô thuốc bảo vệ thực vật vi phạm về ghi nhãn hàng hóa có giá trị 267.700.000 đồng
-
Công an Bình Dương đang nhận hàng nghìn đơn tố giác liên quan các dự án bất động sản
-
Nhận hàng trăm triệu đô la nhờ bán 1/2 Phúc Long cho Masan, nhà sáng lập Lâm Bội Minh đã dùng tiền làm gì?
-
Loạt nhãn hàng xóa hình ảnh Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng
Trường Long Định: Hưởng Phúc tiếp tục trúng gói thầu xây dựng
Trước đó, gói xây dựng giai đoạn 1 tại dự án trường TH Long Định huyện Cần Đước, Long An (cũ) do Công ty Hưởng Phúc thi công.
Cà Mau: Đã tìm được nhà thầu thi công cầu Bà Hính hơn 15 tỷ
Gói cầu Bà Hính hơn 15 tỷ đồng chỉ có duy nhất Công ty TNHH MTV Minh Ứng tham dự và trúng thầu, tiết kiệm khoảng 506 triệu đồng.
Everland - Bất động sản Thiên Minh: Mối quan hệ khiến EVG và lãnh đạo vướng loạt án phạt
Một trong những vi phạm đáng chú ý của Everland là liên quan đến hợp tác đầu tư với CTCP Tập đoàn Đầu tư Bất động sản Thiên Minh làm Dự án Khu đô thị The New City.
Nguyễn Mai – Bảy Miên – Đông Hải: “Đổi vai” nhiều gói thầu?
Lúc cùng liên danh - khi thành đối thủ: 03 nhà thầu tạo nên “vòng xoay” đầy thú vị và phong phú cho các gói thầu tại khu vực Huyện Đầm Dơi (cũ) tỉnh Cà Mau
Môi trường Việt Úc trúng gói thu gom, vận chuyển bùn thải hơn 7 tỷ
Duy nhất Công ty Môi trường Việt Úc tham gia và trúng gói thầu hơn 7 tỷ đồng thực hiện trong 6 tháng.
Trà Vinh: Hưng Thịnh trúng gói thi công đường giao thông hơn 3 tỷ
Công ty TNHH Đầu tư DVTM Hưng Thịnh xuất sắc vượt 06 đối thủ giành thắng lợi gói thầu Thi công Đường giao thông nông thôn (GTNT) ấp Nhị Hòa, xã Đại Phước với giá hơn 3 tỷ đồng
BR-VT: Liên danh Quảng Thành “ngược dòng” thắng gói làm đường hơn 12 tỷ
Giá cao hơn, nhưng liên danh Công ty Kim Hoa – Trung Lâm đã vượt lên thắng gói thầu Nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường GTNT ấp Hiệp Thành, xã Quảng Thành, có giá hơn 12 tỷ
Nhà thầu Nguyễn Trình một mình về đích gói thầu hơn 8 tỷ
Không đối thủ cạnh tranh, DN Nguyễn Trình dễ dàng về đích gói thầu Xây dựng hệ thống thoát nước và chống thấm các tuyến đường trên địa bàn TP Trà Vinh năm 2025
WASECO ngược dòng thắng gói thầu hơn 11 tỷ tại Phú Quốc
Dự thầu cao hơn, nhưng Cty CP ĐT và XD Cấp Thoát Nước (WASECO) đã xuất sắc về đích gói thầu XD bể lắng cho Nhà máy nước Dương Đông – Phú Quốc với giá hơn 11 tỷ
Trà Vinh: Tâm Thủy thi công hạ tầng tái định cư Chợ Sóc Ruộng
Không đối thủ cạnh tranh, Công ty TNHH Tâm Thủy một mình về đích gói thầu thi công xây dựng hạ tầng và tái định cư Chợ Sóc Ruộng, xã Long Đức hơn 4,5 tỷ đồng