largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Chủ nhật, 03/10/2021, 18:15 PM
  • Click để copy

Những người ngóng đợi xe ôm ở TP.HCM

Nhận được thông báo đã có thể đi làm nhưng Bảo Ngọc đành tiếp tục xin nghỉ không lương, do không thể tự lái xe máy. Cô đợi xe ôm hoạt động lại.

“Đi đâu tôi cũng gọi xe ôm, đã 8 năm nay rồi. Bỗng dưng xe ôm không hoạt động, quay trở lại bình thường mới, cuộc sống tôi có phần xáo trộn”, Bảo Ngọc (27 tuổi, ngụ quận 6) giãi bày.

Nhiều cơ quan, cơ sở kinh doanh mở cửa sau nới lỏng giãn cách, người dân TP.HCM bắt đầu đi làm trở lại. Ngoài một số công việc có thể làm tại nhà, còn lại người lao động được yêu cầu phải đến trụ sở làm việc.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, có không ít người phải chờ xe ôm được phép chạy lại mới có thể đi làm.

Phụ thuộc xe ôm

Bảo Ngọc bị ảnh hưởng tâm lý do từng gặp tai nạn, có nỗi sợ đi xe máy. Ngọc biết lái xe, có bằng lái, nhưng mỗi lần ra đường nghe tiếng còi xe to cô đã giật nảy người, nên không dám tự đi xe.

Từ ngày đến TP.HCM, thỉnh thoảng Ngọc nhờ em trai, bạn trai hoặc đồng nghiệp đưa đón đi học, đi làm, chủ yếu cô chủ động đi xe ôm.

Xe ôm là phương tiện di chuyển quan trọng của không ít người dân. Ảnh minh họa: Hiếu Công.

Xe ôm là phương tiện di chuyển quan trọng của không ít người dân. Ảnh minh họa: Hiếu Công.

“Khi tôi trình bày lý do không biết đi xe máy, nhiều người cho là vô lý. Không ai nghĩ thời này lại có một nam thanh niên đi làm ở thành phố lớn mà không điều khiển được loại phương tiện phổ biến nhất Việt Nam”, Tô Kiên Trung (28 tuổi, ngụ quận 7) nói.

Kiên Trung làm việc tại một siêu thị cách nơi ở khoảng 2 km. Thời sinh viên, anh ở ký túc xá cạnh trường. Ra trường, anh có công việc gần nhà. Vì thế, Kiên chưa có nhu cầu mua xe máy và tập lái xe.

Một đồng nghiệp của Trung là nữ cũng không biết đi xe máy do bị bệnh về tim, gia đình chị này lo lắng không để con tự đi xe. Chị đã được đưa đón và có hẳn tài xế xe ôm quen chở chị đi học, đi chơi từ thuở nhỏ đến lớn.

Trường hợp như Kiên Trung và bạn anh ở TP.HCM không ít. Họ thường có công việc cố định địa điểm, ít đi lại, làm không quá xa nhà hoặc không yên tâm tự lái xe. Với những người này, xe ôm là phương tiện di chuyển chính.

Nguyễn Mai (quận Bình Thạnh) là sinh viên đi làm ở một quán cà phê, hiện chưa có xe máy. Số tiền cô dành dụm mua xe đã bị thâm hụt trong thời gian nghỉ việc do giãn cách. Trước đó cô thường di chuyển bằng xe ôm chiều đi để kịp giờ làm, chiều về cô lên xe buýt.

Còn Quang Huy (quận 4) dù có phương tiện cá nhân vẫn phải di chuyển bằng xe công nghệ, do anh bị chấn thương chưa thể tự đi xe máy. Trước giãn cách, trong thời gian đợi hồi phục, anh đặt dịch vụ xe ôm đưa đón trọn gói cả tháng cho tiết kiệm.

“Tôi may mắn vì đang được làm việc tại nhà, tuy nhiên trong một tháng nữa phải lên công ty. Nếu lúc đó chưa có xe ôm, tôi đành chi thêm tiền đi taxi và xin không lên chỗ làm thường xuyên”, anh Huy cho biết.

Xe ôm công nghệ là một trong những hình thức di chuyển chiếm số đông ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Xe ôm công nghệ là một trong những hình thức di chuyển chiếm số đông ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Băn khoăn phương tiện thay thế

Chưa có xe ôm, không ai tiện đường qua chở giúp, người thân bắt đầu đi làm không trùng giờ với Bảo Ngọc, cô đã xin tiếp tục nghỉ việc. Cô là nhân viên bán hàng ở siêu thị nên không thể làm từ xa.

“Nơi làm cách nhà tôi hơn 3 km, nếu đi bộ thì mất khoảng 45 phút, trong khi bến xe buýt gần nhất cách 10 phút đi bộ, chưa kể thời gian đợi xe và chuyển chuyến mới đến được”, người này giải thích.

Từ ngày 5/10, thành phố chỉ mới khai thác lại một số tuyến xe buýt với tần suất và thời gian tùy vào nhu cầu ở mỗi khu vực. Nếu đồng ý đi xe buýt, Ngọc lại phải chờ xem có chuyến ngang khu mình sống và có đến gần chỗ làm không.

Xe buýt, ôtô công nghệ dưới 9 chỗ được chạy lại từ 5/10 với số lượng hạn chế, có thể là giải pháp tạm thời cho những người phụ thuộc xe ôm trong thời điểm này. Song không phải áp dụng được tất cả trường hợp.

Với những người không có xe máy và nơi làm không quá xa, đi bộ hoặc đạp xe là phương án ổn nhất lúc này.

Chị N.H. (35 tuổi) là nhân viên một cơ sở chế biến thực phẩm ở quận 4, với thu nhập không cao, đồng thời đã tạm ngưng làm việc hơn 2 tháng giãn cách. Di chuyển bằng taxi là điều xa xỉ với chị.

Hiện TP.HCM mới chỉ cho phép dịch vụ shipper và ôtô, taxi của các hãng xe công nghệ hoạt động, với điều kiện phải thường xuyên test Covid-19 theo quy định. Ảnh: Duy Hiệu

Hiện TP.HCM mới chỉ cho phép dịch vụ shipper và ôtô, taxi của các hãng xe công nghệ hoạt động, với điều kiện phải thường xuyên test Covid-19 theo quy định. Ảnh: Duy Hiệu

Trước đây đi làm chị H. chi khoảng 600.000 đồng tiền xe ôm mỗi tháng cho quãng đường cách chỗ làm khoảng 2 km, một ngày đưa đón 2 chiều. Nếu đi taxi, chị tính nhẩm số tiền phải bỏ ra là hơn gấp đôi.

“Quanh tôi có nhiều người cần di chuyển bằng xe ôm như người bệnh, người tàn tật, người già, người trẻ hơn có tụi nhỏ đi học. Có người không biết đi xe máy, hoặc như tôi thu nhập không cao, phải đặt xe ôm quen và tích cóp từng mã khuyến mãi của xe ôm công nghệ”, chị N.H. nói thêm.

Từ ngày 9/7, TP.HCM đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong đó tạm dừng hoạt động của xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách (xe ôm công nghệ) và xe ôm truyền thống.

Đến nay khi thành phố đã nới lỏng giãn cách nhưng xe ôm chưa được cho phép, những người lao động phụ thuộc xe ôm đang thấp thỏm đợi chờ.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

12/05/2024 09:05

Ngày và đêm 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá – Quảng Bình chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to.

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

12/05/2024 08:42

Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10. Theo ghi nhận, năm nay, một số trường có biến động mạnh về tỷ lệ chọi.

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

11/05/2024 07:58

Không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu nào do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

10/05/2024 08:13

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT Bình Định cho biết, Sở đang thực hiện các bước để xử lý việc tự ý tổ chức thu quỹ tại Đội bóng ném nữ Bình Định.

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

09/05/2024 08:09

Tối 8/5, tại tổ 3, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra vụ nổ lớn khiến một nam thanh niên tử vong tại chỗ.

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

08/05/2024 21:38

Ngày 8/5 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Đỗ Trọng Hưng 44 tuổi (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi “hiếp dâm trẻ em”.

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

08/05/2024 20:52

Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Lê Văn Minh một mình một ngựa tham gia 3 gói thầu tiền tỷ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hóc Môn, TP HCM.

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

08/05/2024 14:16

Vụ cháy lớn tại bãi đỗ xe trong Trường CĐ Điện Lực miền Trung làm 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

08/05/2024 07:59

Dự án Đại Ninh từ chỗ được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương, nay lại trở thành đại án khiến nhiều cán bộ cấp cao của Lâm Đồng vướng vòng lao lý