| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ ba, 28/09/2021, 22:00 PM
  • Click để copy

Lúa ma - Nỗi oan cho giống!

Hiện nay tại một số địa phương đang có hiện tượng lúa ma, và cứ thấy vậy bà con đổ ngay cho giống bị lẫn.

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và thảo luận để có cái nhìn công bằng hơn.Lúa cỏ (hay còn gọi là lúa ma, lúa trời, lúa hoang) có tên khoa học là Oryza Rufipogon. Lúa ma đã từng gặp ở Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam (các tỉnh Long An, Bình Thuận từng chịu thiệt hại do lúa ma trong thập niên 1990).

Đặc điểm nhận dạngLúa ma rất giống lúa thường. Ở giai đoạn đầu sinh trưởng nhanh, lúa trổ bông sớm hơn một chút, có râu dài, hoặc không có râu, tỉ lệ lép cao

Lúa ma có sức sống rất mạnh mẽ, phát tán đi rất xa (Ảnh minh họa).

Lúa ma có sức sống rất mạnh mẽ, phát tán đi rất xa (Ảnh minh họa).

Đặc biệt là rất dễ rụng hạt khi có một cơn gió thoảng qua. Khi lúa chín, chỉ cần dùng tay gạt nhẹ là hạt lúa ma đã rụng tơi tả, làm mất năng suất khi thu hoạch.

Với những tác động cơ giới khi thu hoạch lúa thì hầu như chỉ còn lại cọng rơm. Vì vậy bà con ngại thu hoạch, lúa sẽ tồn tại lâu ở ruộng để sinh trưởng tạo điều kiện lây lan ở vụ kế tiếp.

Lúa ma có sức sống rất “mãnh liệt”, khi rụng xuống hạt bị vùi trong đất có thể duy trì sức nảy mầm trong vài năm, mật độ cứ thế mà tích tụ dần qua các vụ khiến tỷ lệ lúa ma trong ruộng tăng dần theo cấp số nhân, nhiều khi lúa ma sinh trưởng mạnh át cả lúa trồng.

Mặt khác cũng có sự giao phấn (tỷ lệ nhỏ) với lúa thường mà bà con gieo cấy, việc tự để giống từ những khu vực này khiến các dạng lúa phân ly với tính trạng xấu trở lên phức tạp hơn.

Một đặc tính rất “khôn ngoan” của lúa ma là có râu khá dài, dễ dàng nổi trên mặt nước rồi lan truyền đi nơi khác qua các kênh tưới, tiêu. Cũng vì râu dài nên chim, chuột cũng khó ăn, cộng với sức sống và duy trì nảy mầm tốt… nên lúa ma ngày càng bùng phát.

Tất cả các đặc điểm đó khiến lúa ma tiềm ẩn nguy cơ phát triển và lan rộng, gây hại không kém bất cứ loại dịch hại nào. Nên những ruộng mà có hiện tượng lúa ma thường là những ruộng ở cuối dòng chảy của hệ thống tưới tiêu.Vụ mùa 2018, hiện tượng này xuất hiện ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Có 3 mảnh ruộng với diện tích ước 6 - 7 sào Bắc bộ có tỷ lệ cây lúa ma khá cao (trên 60%). Nhìn cả ruộng như cấy lúa “hom”, khi khua tay rung cây lúa, lúa rụng gần hết hạt. Ruộng này coi như thất thu. Nhiều ruộng khác quan sát tỷ lệ cây lúa như vậy cũng chiếm 5 - 7%.Biện pháp phòng trịTrước đây lúa ma xuất hiện nhiều ở miền Nam, giờ đã có mặt ở miền Bắc. Với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, mùa vụ thu hoạch diễn ra liên tục từ Nam ra Bắc (miền Nam thu hoạch sớm hơn), máy gặt cũng “chu du” từ Nam ra Bắc và không ít thì nhiều trong máy cũng sẽ có nhưững tàn dư, mầm mống của lúa ma cũng theo đó mà phát tán đi.

Dưới đây là 1 số giải pháp mà Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cần hết sức cảnh giác, kịp thời phát hiện để ngăn chặn sớm, tránh để lúa ma có nguy cơ lan rộng và gây thiệt hại lớn:

- Tích cực điều tra, phát hiện tình trạng lúa ma trên đồng ruộng, đánh giá mức độ cũng như tỷ lệ lúa ma xâm nhiễm, khoanh vùng các địa phương có tỷ lệ và nguy cơ cao.- Đối với ruộng lúa đang bị lúa ma xâm nhiễm tỷ lệ thấp cần phải cắt bỏ triệt để ngay khi lúa mới trổ, cắt sâu sát gốc để không thể bắn lúa chét.

Trước kia lúa ma chỉ có ở miền Nam, hiện đã di thực ra các tỉnh miền Bắc (Ảnh minh họa).

Trước kia lúa ma chỉ có ở miền Nam, hiện đã di thực ra các tỉnh miền Bắc (Ảnh minh họa).

Những diện tích lúa bị nhiễm lúa cỏ từ 70 - 80% cần tận thu, cắt sát gốc, không để lẫn với nguồn lúa giống. Sau khi thu hoạch, phơi khô rơm, rạ và vun gọn tiến hành đốt để tiêu diệt tàn dư.

- Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phân hủy xellulo phun đậm trên mặt ruộng sao cho các hạt lúa ma (có râu dài) rụng xuống mặt đất được tiếp xúc với chế phẩm này.

Chế phẩm Trichoderma sẽ phân hủy xellulo vỏ trấu và làm mất sức nảy mầm của hạt lúa ma.Khi thời tiết còn thuận lợi, nền nhiệt còn cao, lấy nước và tiến hành lồng bừa nông, san phẳng rồi gạn nước (như gieo mạ) để mồi cho lúa ma nẩy mầm.

Khi cây mạ có 4 - 5 lá tiến hành lấy nước cày lật úp, làm đất nhuyễn để tiêu diệt. Biện pháp này phải làm lặp lại 2 - 3 lần mới có thể diệt được hết hạt lúa ma bị vùi trong tầng canh tác.

- Vận động, tuyên truyền nông dân nếu gieo cấy ở vụ sau không nên gieo vãi, tốt nhất là cấy thẳng hàng hoặc sạ thẳng hàng để tiện quản lý và khử bỏ lúa ma sớm, ngay từ khi lúa đang trổ. Bà con nông dân không sử dụng giống tự để.

Đồng bằng sông Cửu Long: Ồ ạt trồng sầu riêng, dễ “ôm sầu chung”

Đồng bằng sông Cửu Long: Ồ ạt trồng sầu riêng, dễ “ôm sầu chung”

22/01/2024 14:59

Tại ĐBSCL, khi giá sầu riêng tăng cao, nông dân ồ ạt chặt phá nhiều loại cây trồng khác để trồng loại cây này với tham vọng “làm giàu nhanh”. Thậm chí, ở nhiều nơi, nông dân còn trồng sầu riêng trên đất nhiễm phèn - mặn, khu vực ngoài quy hoạch vùng trồng.

EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát

EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát

19/01/2024 08:45

Lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.

Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết

Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết

18/01/2024 19:14

Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.

Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính

Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính

16/01/2024 20:10

Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.