Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép
Dù chỉ mới được cấp phép xây dựng 1 công trình với 6 hạng mục nhưng bên trong Đại Tùng Lâm Hoa Sen đã mọc lên hàng loạt công trình và đường giao thông kiên cố ngang dọc.

Một số công trình lấn sát hành lang suối - Ảnh: M.V.
Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen thuộc Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen (Công ty Hoa Sen) dù chỉ mới được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp phép xây dựng 1 công trình với 6 hạng mục, nhưng trên thực tế đã xây dựng nhiều công trình với khoảng 30 hạng mục kiên cố, gồm đường, nhà ở và một số công trình khác.
Đáng nói, dự án này không chỉ xây dựng trên diện tích đất có quyền sở hữu của mình (thửa 178, tờ bản đồ số 5) mà còn xây dựng lên trên cả phần đất của bà Nguyễn Thị Tương (thửa 200, tờ bản đồ số 12). Hiện bà Tương đang yêu cầu Đại Tùng Lâm Hoa Sen tháo dỡ các công trình, hoàn trả nguyên trạng.
Có mặt tại thôn 3 (xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận 2 thửa đất 178 (của Công ty Hoa Sen) và 200 (của bà Nguyễn Thị Tương) đã trở thành một công trường lớn, rầm rộ các máy móc thi công công suất lớn làm việc liên tục.
Đường vẫn tiếp tục được mở, đất đai vẫn tiếp tục bị san gạt, dù đây đều là những công trình nằm ngoài giấy phép do Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp, cũng như quy hoạch không gian kiến trúc do UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.

Toàn cảnh Đại Tùng Lâm Hoa Sen với hàng chục công trình sai phép - Ảnh: M.V.
Một đại công trình không phép đang diễn ra ở khu vực trung tâm huyện Đạ Huoai, nằm cạnh quốc lộ 20 nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có bất kỳ hoạt động xử phạt, ngăn chặn nào. UBND huyện Đạ Huoai cho rằng chưa xử lý sai phạm xây dựng tại dự án này là do Công ty Hoa Sen đang có tranh chấp đất đai với bà Nguyễn Thị Tương tại thửa đất số 200.
Do tranh chấp này nên cơ quan chức năng phải chờ hai đương sự xử lý xong hoặc phán quyết của tòa án. UBND huyện Đạ Huoai không nhắc gì đến hàng loạt công trình sai phạm trên thửa đất 178 thuộc sở hữu của Công ty Hoa Sen.
Dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen - tên trong giấy chứng nhận đầu tư là Dự án quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái B'Nom Lu Mu - có tổng vốn đầu tư gần 590 tỉ đồng. Dự án có tổng diện tích mặt đất - mặt nước hơn 567ha. Trong đó, diện tích khu vực 1 gần 428ha gồm đất có rừng hơn 361ha và đất nông nghiệp hơn 66ha.
Cơ quan chức năng cố tình làm ngơ?
Luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: "Cách xử lý sai phạm hành chính của cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng không đúng. Việc xử lý sai phạm trong lĩnh vực xây dựng khi phát hiện cần được tiến hành ngay, nếu chưa xử phạt, cưỡng chế tháo dỡ thì ít nhất phải ngăn chặn khẩn cấp. Còn các tranh chấp dân sự giữa hai bên thuộc về một nội dung khác.
Việc nhập nhèm thế này có thể khiến dư luận xã hội hiểu cơ quan chức năng cố tình mượn cớ để làm ngơ cho hoạt động xây dựng trái phép tiếp diễn trên cả phần đất thuộc chính chủ (Công ty Hoa Sen) và đất đang tranh chấp (đang thuộc bà Nguyễn Thị Tương). Nói chung doanh nghiệp đang làm trái phép, còn chính quyền rất có thể đang làm ngơ".

Xe cơ giới lớn đang san gạt tại dự án, trên phần đất của Công ty Hoa Sen lẫn đang tranh chấp - Ảnh: M.V.

Cạnh suối là những công trình không có trong giấy phép xây dựng - Ảnh: M.VINH

Một diện tích lớn đang bị san gạt - Ảnh: M.V

Các công trình vẫn tiếp tục được xây dựng dù sai phép - Ảnh: M.VINH
TIN LIÊN QUAN
Long An: 7 chủ đầu tư giải ngân thấp, dưới 20% kế hoạch vốn
Thông tin từ UBND tỉnh Long An, trong 25 chủ đầu tư, có 7 chủ đầu tư giải ngân đạt thấp, dưới 20% kế hoạch vốn được giao, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình triển khai đầu tư cũng như giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Dự án tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột: Giải ngân thấp do vướng giải phóng mặt bằng
Dự án tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nằm trên địa phận tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 31,5km, do UBND tỉnh này làm cơ quan chủ quản (dự án thành phần 1). Trong đó, 20km đầu tuyến (thuộc đoạn từ Km0 - Km22 kết nối quốc lộ 1 đến quốc lộ 26) hiện còn vướng mặt bằng 2 hộ dân ở phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa.
TP HCM: 2 nhà thầu cạnh tranh gói bảo dưỡng hạ tầng giao thông tại xã Nhị Bình
Gói thầu bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước trên địa bàn xã Nhị Bình huyện Hóc Môn (TP HCM) đã thu hút 2 nhà thầu tham gia.
Lâm Đồng: Liên danh Mai Thanh Tân- Thành Duy trúng gói thầu làm đường Tôn Thất Tùng
Vượt qua 3 đối thủ liên danh Công ty TNHH Mai Thanh Tân - Công ty CP Xây lắp điện Thành Duy đã dành được gói thầu Thi công xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Tôn Thất Tùng, phường 8, thành phố Đà Lạt
TP HCM: Một ngày trúng 3 gói thầu tại phường Linh Đông, Cty Nhật Quang Minh có năng lực thế nào?
Chỉ trong ngày 20/5/2025, UBND phường Linh Đông, TP Thủ Đức (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Nhật Quang Minh trúng liền 3 gói thầu xây lắp.
Cà Mau: Một mình dự thầu, Minh Kha trúng liền 2 gói xây lắp
Không có đối thủ cạnh tranh, Công ty Minh Kha dễ dàng trúng 2 gói xây lắp gần 4,9 tỷ đồng tại huyện Trần Văn Thời chỉ trong ngày 09/05/2025.
TP HCM: Cty Đông Lai trúng gói thầu tại phường Linh Chiểu
Gói thầu thuộc dự án Nâng cấp liên Hẻm 100 và 108 đường Chương Dương, phường Linh Chiểu do UBND phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức (TP HCM) làm chủ đầu tư.
Long An: Thiên Lộc Kiến Tường thi công cống Rạch Gốc
Dự thầu với giá thấp hơn đối thủ, Công ty TNHH Xây dựng Thiên Lộc Kiến Tường đã giành được gói xây lắp hơn 1,4 tỷ của Ban QLDA huyện Mộc Hóa, Long An.
Cẩn trọng khi giao dịch tại DA Khu đô thị đường 3/2 Vũng Tàu
Mặc dù DA Khu đô thị đường 3/2 Vũng Tàu mới khởi công xây dựng. Nhưng các doanh nghiệp đã ồ ạt rao bán, thu tiền của khách dưới danh nghĩa “booking”, “đặt chỗ”.
Long An: Đơn vị nào thi công trường THCS Võ Văn Tần?
Ban QLDA huyện Đức Hòa đã phê duyệt cho liên danh Quảng Thuận Long An – Việt An – An Toàn trúng gói xây lắp hơn 50 tỷ đồng tại trường THCS Võ Văn Tần.