largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ ba, 23/11/2021, 18:15 PM
  • Click để copy

Học phí tăng gấp đôi

Ở nhiều cơ sở giáo dục đại học tự chủ hiện nay, học phí thấp nhất 18-20 triệu đồng/năm, cao nhất có thể lên tới 60-70 triệu đồng/năm.

LTS: Từ năm 2014, nhất là sau khi Luật Giáo dục đại học (ĐH) sửa đổi có hiệu lực từ năm 2019, nhiều trường ĐH đã chuyển dần sang cơ chế tự chủ, ngân sách chi thường xuyên từ Nhà nước sẽ bị cắt. Học phí tất yếu tăng cao vì trở thành nguồn thu chính của các cơ sở ĐH.

Từ đây nảy sinh một thực tế là xã hội coi vấn đề tự chủ ĐH đi kèm với việc tăng học phí (!). Nếu không thận trọng, trách nhiệm giải trình không thỏa đáng, nó sẽ thành “nút thắt” cho cả nhà trường lẫn người học.

Trường Đại học (ĐH) KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa chính thức công bố đề án đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ. Đây là đơn vị thành viên thứ năm được Hội đồng ĐH của ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua đề án này.  

Cao nhất lên đến 60-70 triệu đồng/năm học

Theo đề án này, ĐH KHXH&NV sẽ thực hiện tự chủ theo loại hình tự đảm bảo chi thường xuyên, Nhà nước tiếp tục đầu tư kinh phí không thường xuyên và đầu tư phát triển. Trường sẽ tự chủ xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.

Cụ thể, học phí năm học 2022-2023 sẽ cao gấp đôi so với trước. Với nhóm ngành khoa học xã hội, từ 16 triệu đến 20 triệu đồng/sinh viên (SV)/năm học, nhóm ngành ngôn ngữ và du lịch 21-24 triệu đồng/SV/năm.

Riêng học phí chương trình chất lượng cao sẽ gấp ba lần mức trần học phí chương trình đại trà, dự kiến là 60 triệu đồng/SV/năm.

Ngoài ra, ngay từ năm học này, ba trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã được chuyển sang tự chủ với mức học phí mới cũng khá cao.

ĐH Kinh tế - Luật, hệ đại trà 18,5-20,5 triệu đồng/năm (mức cũ là 9,8 triệu đồng), hệ chất lượng cao từ 29,8 đến 46,3 triệu đồng/năm, chương trình liên kết khoảng 39 triệu đồng/học kỳ.

ĐH Bách khoa, hệ đại trà là 25 triệu đồng/năm (mức cũ là khoảng 12 triệu đồng). Còn lớp chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng (mức cũ khoảng 30 triệu đồng).

ĐH Công nghệ thông tin cũng có mức thu 25-45 triệu đồng/năm tùy theo chương trình đào tạo.

ĐH Y Dược TP.HCM cũng chuyển sang tự chủ từ năm 2020 với mức học phí mới tăng gấp 3-5 lần trước đó. Cao nhất là ngành răng - hàm - mặt với 70 triệu đồng/năm học, y khoa là 68 triệu đồng/năm. Ngành thấp nhất cũng 38 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, từ năm 2014, 23 trường ĐH khác trên cả nước đã lần lượt được phê duyệt thí điểm cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ (giai đoạn 2014-2017) và đang tiếp tục thực hiện đến khi có chỉ đạo mới.

Trong đó, có tám trường ĐH ở TP.HCM gồm ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing.

Đến nay, ĐH Luật TP.HCM có học phí mới 30-45 triệu đồng/năm học, hệ chất lượng cao 60-71,2 triệu đồng/SV/năm.

Với ĐH Kinh tế TP.HCM, hệ đại trà là 22,5 triệu đồng/năm, hệ chất lượng cao là 940.000-1.140.000 đồng/tín chỉ. Hay ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, hệ đại trà là 18,5-20,5 triệu đồng/năm, chất lượng cao tiếng Việt 29-31 triệu đồng/năm...

Cán bộ trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tư vấn tuyển sinh cho các thí sinh muốn xét tuyển vào trường năm 2021. Ảnh: CTV

Cán bộ trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tư vấn tuyển sinh cho các thí sinh muốn xét tuyển vào trường năm 2021. Ảnh: CTV

Áp lực học phí khi chọn ngành

Thực ra, tự chủ ĐH đã được Chính phủ, Bộ GD&ĐT định hướng từ những năm 2005 đến nay. Tuy nhiên, việc các trường chuyển sang tự chủ, Nhà nước cắt chi ngân sách thường xuyên, học phí gần như phải “dồn” hết về phía người học, tiền học vì thế sẽ đội lên gấp 2-3 lần, thậm chí có trường tăng đến năm lần để có kinh phí chi thường xuyên.

Với nhiều SV và học sinh chuẩn bị vào ĐH, đây là gánh nặng không nhỏ, nhất là trong điều kiện dịch bệnh kéo dài hai năm qua.

Em LH (SV năm nhất ĐH Luật TP.HCM) chia sẻ: Em rất lo khi trường nâng học phí mới lên hơn 30 triệu đồng/năm, tăng gần 12 triệu đồng. Ban đầu gia đình em có thể lo được nhưng do năm nay bị ảnh hưởng dịch bệnh nên mất nguồn thu lớn, em cũng không thể đi làm thêm. Khi trúng tuyển, em tính không nhập học nhưng trường thông báo tạm thu mức cũ là hơn 18 triệu đồng nên em quyết định học.

“Hiện em chưa biết năm sau sẽ thế nào. Em sẽ cố gắng đi làm thêm và tìm cách vay tiền để học nhưng gia đình em không phải hộ nghèo nên rất khó. Nếu không xoay được, em chỉ có cách bảo lưu hoặc nghỉ để tìm hướng khác” - H chia sẻ.

Còn em Minh Tuấn (Bình Dương) cho hay em mới vào học tại ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ban đầu, em chọn học hệ chất lượng cao nhưng khi biết thông tin trường chuyển sang tự chủ và hệ này sẽ có học phí lên đến hơn 60 triệu đồng/năm, em quyết định chuyển sang hệ đại trà, dù học phí vẫn rất cao.

Ở góc độ là trường THPT, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (TP.HCM), cho rằng những năm gần đây, khi các trường ĐH chuyển sang tự chủ với học phí cao, việc chọn ngành, chọn trường của học sinh có sự thay đổi khá nhiều và bị áp lực rất lớn.

“Cùng một ngành, các em có xu hướng tìm những trường có học phí thấp, giảm rõ rệt việc chọn học các chương trình chất lượng cao. Có những em vì học phí nên không dám chọn những ngành học theo mơ ước mà chọn theo kinh tế gia đình. Nhất là trong hai năm nay, khi mọi gia đình bị dịch bệnh ảnh hưởng, như thế rất thiệt thòi” - ông Phú cho hay.

Theo ông Phú, ĐH nếu tự chủ cần huy động các nguồn kinh phí để giảm tải dần tiền học cho SV, có nhiều chính sách hơn cho SV khó khăn, nhất là những em học tốt.

“Không thể nói tăng học phí thì sẽ tăng học bổng, bởi người học quá nhiều mà học bổng chỉ là số ít, mà cũng không phải năm nào cũng được học bổng. Quan trọng là người học đóng tiền nhiều hơn, trường cũng phải cam kết đem đến dịch vụ cao hơn, chất lượng đào tạo tốt hơn, cắt giảm các khoản thu phí khác trong trường để giảm gánh nặng cho SV” - ông Phú nói.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình

12/05/2024 09:05

Ngày và đêm 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá – Quảng Bình chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to.

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?

12/05/2024 08:42

Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10. Theo ghi nhận, năm nay, một số trường có biến động mạnh về tỷ lệ chọi.

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca

11/05/2024 07:58

Không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu nào do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định

10/05/2024 08:13

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT Bình Định cho biết, Sở đang thực hiện các bước để xử lý việc tự ý tổ chức thu quỹ tại Đội bóng ném nữ Bình Định.

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên

09/05/2024 08:09

Tối 8/5, tại tổ 3, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra vụ nổ lớn khiến một nam thanh niên tử vong tại chỗ.

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em

08/05/2024 21:38

Ngày 8/5 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Đỗ Trọng Hưng 44 tuổi (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi “hiếp dâm trẻ em”.

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn

08/05/2024 20:52

Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Lê Văn Minh một mình một ngựa tham gia 3 gói thầu tiền tỷ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hóc Môn, TP HCM.

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?

08/05/2024 14:16

Vụ cháy lớn tại bãi đỗ xe trong Trường CĐ Điện Lực miền Trung làm 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án

08/05/2024 07:59

Dự án Đại Ninh từ chỗ được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương, nay lại trở thành đại án khiến nhiều cán bộ cấp cao của Lâm Đồng vướng vòng lao lý