Gỡ "nút thắt" phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân bằng cách nào?
Đến nay cả nước đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội, với quy mô khoảng 147.000 căn hộ và đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ. Tuy nhiên, kết quả này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu của người dân.
Nhận diện “nút thắt”
Trong buổi toạ đàm “Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân”, diễn ra mới đây, giới chuyên gia đã chỉ ra những hạn chế lớn nhất trong phát triển loại hình này, đó là khó khăn về nguồn vốn, thiếu quỹ đất và cơ chế khuyến khích chủ đầu tư…

Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội trên cả nước cần hơn 290.000 căn
Cụ thể về nguồn vốn. Trên thực tế, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại thực hiện trong giai đoạn 2013-2016 kết thúc, nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020 còn rất hạn chế. Trong khi đó, Ngân hàng chính sách xã hội chỉ được phân bổ 27% ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội, còn các ngân hàng thương mại lại không được phân bổ gói vốn này, dẫn đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân gặp nhiều trở ngại về dòng tiền.
Đối với quỹ đất. Theo ông Luyện Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hà Nội, dù đã có quy định 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại được dành để phát triển nhà ở xã hội, riêng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25%, song hầu như không đạt được yêu cầu.
Bên cạnh đó là cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp. Từ thực tế gần 10 năm tham gia vào đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ở TP. Hồ Chí Minh, ông Lễ Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lê Thành - chia sẻ: Nan giải khi mất 4 - 5 năm vẫn chưa xong thủ tục và vướng mắc nhiều khâu. Trong khi lợi nhuận định mức của nhà ở xã hội tối đa theo quy định là 10%, mức lợi nhuận này còn thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm.
Tháo gỡ bằng cách nào?
Chia sẻ của chuyên gia và doanh nghiệp cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp của hiệp hội bất động sản đều mong muốn được cùng tham gia vào chương trình phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, để loại hình này phát triển cần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc lâu nay.
3 vấn đề doanh nghiệp và chuyên gia khuyến nghị cần phải tháo gỡ: Thứ nhất, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ hai, các địa phương rà soát lại quy hoạch phát triển đô thị của địa phương phải có quỹ đất với địa điểm, diện tích để đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ ba, rà soát và thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, để có quỹ đất cho đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chính sách, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Nghị định đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quy mô dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, hướng dẫn chi tiết việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định nhằm rút ngắn thủ tục hành chính nhưng cũng đảm bảo sự chính xác, công bằng.
Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
Trong đó, có giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo xây dựng lại chung cư theo hai gói hỗ trợ: Đối tượng khách hàng cá nhân thực hiện vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số vốn 15.000 tỷ đồng; gói hỗ trợ thực hiện thông qua các Ngân hàng Chính sách xã hội với mức hỗ trợ lãi suất 2% cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.
Ông Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - tin tưởng, cùng với chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm của Chính phủ trong việc chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách về nhà ở xã hội, trong thời gian ngắn sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu cho công nhân nói riêng và đối tượng có thu nhập thấp nói chung.
Trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội trên cả nước ước tính cần hơn 290.000 căn, với tổng vốn đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%
Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
Ép học sinh không thi vào lớp 10: Lại bệnh thành tích!
Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ép học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm Luật Giáo dục, vi phạm quyền con người. Đây là biểu hiện của bệnh thành tích cần chấn chỉnh.
Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc
Gói thầu thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có giá 14,9 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện; được Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc tổ chức mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ...