Doanh nghiệp từ chối, hơn 3.800 tấn lúa ST24, ST25 ở Cà Mau bí đầu ra
Cà Mau - Hàng ngàn tấn lúa ST24, ST25 lên mầm, bán không ai mua. Sự việc do doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm từ chối thu mua vì chê lúa ST24, ST25 của nông dân làm ra kém chất lượng.
Trước tình trạng này, ngày 30.11, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử có công văn “hoả tốc” về việc khẩn trương tháo gỡ khó khăn hỗ trợ nông dân huyện Thới Bình tiêu thụ lúa.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, việc giải quyết khó khăn trong tiêu thụ lúa tại huyện Thới Bình đã được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo trực tiếp trong những ngày qua. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm, những bất đồng giữa doanh nghiệp và các hộ dân chưa được giải quyết kịp thời.

Người dân huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau thu hoạch lúa ST24, ST25 nhưng doanh nghiệp không mua. Ảnh: Tâm Trần
Bên cạnh đó, việc thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn nhưng chưa có biện pháp hỗ trợ, gây bức xúc trong nhân dân.
Do đó, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị UBND huyện Thới Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương làm việc trực tiếp với lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long cùng đại diện các hợp tác xã và hộ dân có liên quan để trao đổi, thống nhất giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn trước mắt.

Lúa ST25 thương lái không mua, gặp phải trời mưa dầm nên đã lên mầm. Ảnh Tâm Trần
Về lâu dài, lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ đạo cần lưu ý phân tích, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tác nhân liên quan trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ lúa gạo (UBND huyện, xã; vai trò của hợp tác xã trong đại diện thương thảo hợp đồng, trong thực hiện thu mua, tiêu thụ lúa gạo tập trung; các thành viên hợp tác xã và các hộ dân liên kết thực hiện các nghĩa vụ liên quan; biện pháp xử lý các vấn đề bất cập liên quan đến giao thông, vận chuyển, kho bãi, lò sấy...).
Những ngày qua, tại vùng lúa - tôm của huyện Thới Bình, nhà nông thu hoạch lúa sớm, gặp thời tiết bất lợi nên còn tồn đọng hơn 3.800 tấn lúa ST24, ST25.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình, nguyên nhân khiến lúa bị tồn đọng là do mưa nhiều, liên tục ảnh hưởng đến chất lượng lúa thu hoạch như lúa có độ ẩm cao, không đạt tiêu chuẩn thu mua theo hợp đồng ký kết giữa Công ty cổ phần lương thực A An và các hợp tác xã.
A An là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Long và đây cũng là năm đầu tiên đơn vị này liên kết chuỗi tiêu thụ lúa tại Thới Bình, chủ yếu với giống ST24, ST25 tại địa bàn xã Tân Bằng và Biển Bạch Đông.
Ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Bằng, huyện Thới Bình cho biết thêm, xã có gần 50% diện tích lúa được bao tiêu, tuy nhiên, doanh nghiệp đưa ra tiêu chuẩn cao nên người dân chưa bán được lúa. Hiện còn khoảng 600ha lúa ST24, ST25 chưa có đầu ra.
TIN LIÊN QUAN
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh
Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).
Thấp thỏm thanh long vụ tết
Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.