largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Xu hướng nào cho thị trường bất động sản tương lai?

Vừa qua, cơn “sốt” nhà, đất lan rộng ra các tỉnh, thành trên cả nước khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nhiều nhà đầu tư băn khoăn trong dự đoán xu hướng thị trường bất động sản (BĐS) nửa cuối năm 2022 và năm sau.

Bởi vì, nắm rõ được xu hướng của thị trường, các DN, nhà đầu tư sẽ hạn chế được những rủi ro.

Bởi vì, nắm rõ được xu hướng của thị trường, các DN, nhà đầu tư sẽ hạn chế được những rủi ro.

Bởi vì, nắm rõ được xu hướng của thị trường, các DN, nhà đầu tư sẽ hạn chế được những rủi ro.

Trong nhiều năm qua, thị trường BĐS Việt Nam đã chứng kiến nhiều cơn “sốt” đất từ Bắc vào Nam. Giá nhà, đất tăng cao gây ra những lo ngại cho các tỉnh, thành phố. Do đó, các địa phương đều phải tìm biện pháp để hạ nhiệt giá đất, tránh tạo thành giá “ảo”, gây khó cho các địa phương, DN trong đầu tư các dự án.

Lý giải cơn “sốt” đất

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ cho rằng, các “cơn sốt” đất không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà các nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan… cũng từng xảy ra, nhưng sau đó họ đã có những chính sách kịp thời khống chế để đưa BĐS trở về giá trị thực.

Hiện nay, Chính phủ, Quốc hội đang yêu cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành gấp rút góp ý hoàn thiện nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 để khắc phục những hạn chế trong quản lý đất đai. Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và đề xuất là có chính sách đánh thuế cao những người mua BĐS thứ 2 trở lên nhằm hạn chế dòng tiền chảy quá nhiều vào lĩnh vực này gây ra cơn “sốt” đất. Vì thế, thị trường BĐS trong 1-2 năm tới khó xảy ra tình trạng tăng cao như 2-3 năm vừa qua.

Tại Việt Nam, “cơn sốt” nhà, đất đầu tiên xảy ra vào giai đoạn năm 1993-1994 do nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường nên giá đất các khu vực đô thị trên cả nước tăng cao để tương ứng với những đô thị ở quốc gia lân cận là Thái Lan, Singapore. Giai đoạn này, 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM giá đất tăng gấp 3 lần. Lần biến động thứ 2 bắt đầu từ cuối năm 2000 đến đầu năm 2002, giá nhà đất tăng từ 3-10 lần ở 2 thành phố lớn trên và lan rộng ra các đô thị khác. Trong thời điểm này, giá đất ở Hà Nội và TP.HCM cao hơn giá đất các đô thị lớn trên thế giới như: New York, Tokyo, Bangkok…

Đến năm 2007-2008, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của nhiều DN trên thế giới đã khiến chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư đem tiền đổ vào lĩnh vực BĐS tạo ra “cơn sốt” đất lần thứ 3 trên cả nước. Năm 2009, Chính phủ ban hành gói kích cầu cho nền kinh tế đã giúp thị trường BĐS hạ nhiệt. Cơn “sốt đất” vào năm 2018-2020 là do nguồn cung hạn chế, vì nhiều dự án BĐS vướng mắc về đất đai không thể triển khai, dẫn đến giá nhà đất tăng 1,5-2 lần.

Một số chuyên gia trên lĩnh vực kinh tế cho rằng, người mua BĐS đa số dùng vốn vay để đầu tư, vì thế khi Chính phủ siết lại tín dụng, giá nhà đất tại các tỉnh, thành sẽ giảm do nhà đầu tư phải bán ra để thu hồi vốn thanh toán các khoản nợ. Việc khóa bớt dòng tiền vào BĐS cũng ngăn chặn được tình trạng “cò đất” dùng chiêu trò thổi giá đất lên cao và nhiều nhà đầu tư ồ ạt vay tiền mua đất.

Giá nhà đất có hạ nhiệt?

Thời gian qua, ngoài đất nền, nhà ở tại các dự án tăng cao thì đất nông nghiệp ở nhiều địa phương trên cả nước cũng đua nhau tăng giá. Người mua đất chủ yếu là đầu cơ, chờ giá tăng sẽ bán ra kiếm lời.

Phối cảnh một dự án khu đô thị ở H.Long Thành được thiết kế, chú trọng đến không gian xanh theo xu hướng chung thế giới. Ảnh: HƯƠNG GIANG

Phối cảnh một dự án khu đô thị ở H.Long Thành được thiết kế, chú trọng đến không gian xanh theo xu hướng chung thế giới. Ảnh: HƯƠNG GIANG

Tuy nhiên, những người mua đất vào thời điểm giá đã bị đẩy lên cao hiện rất khó bán ra, đặc biệt Nhà nước đang hạn chế dòng tiền vào lĩnh vực BĐS sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư phải bán tháo sản phẩm. Tìm hiểu tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận…, đất nông nghiệp rao bán rất nhiều, nhưng người mua rất ít. Nhà đầu tư đã trót mua đất giá cao nên rất khó hạ giá sâu sản phẩm vì sẽ bị thua lỗ do vốn đầu tư chủ yếu vay từ các ngân hàng.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương (thuộc Tập đoàn Savills của Anh, chuyên cung cấp dịch vụ BĐS hàng đầu thế giới), chia sẻ: “Trong những năm gần đây, khu vực TP.HCM không có nhiều dự án BĐS mới được triển khai nhưng nhu cầu về BĐS lưu trú, thương mại bán lẻ, văn phòng vẫn không ngừng gia tăng. Vì vậy, trong tương lai, thị trường có thể ghi nhận mức chênh lệch cung cầu ngày càng lớn hơn, các DN sẽ chuyển qua đầu tư những dự án BĐS tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để tăng thêm nguồn cung cho khách hàng”.

Cũng theo ông Mauro Gasparotti, Chính phủ đang siết chặt các hoạt động cho vay phát triển dự án, có thể sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thị trường phát triển quá “nóng” và nguy cơ bong bóng BĐS trong tương lai. Điều này giúp thị trường BĐS có thể phát triển theo hướng ổn định, bền vững hơn và đem đến những giá trị trong dài hạn. Nhìn chung triển vọng thị trường BĐS của Việt Nam từ nay đến cuối năm và năm sau vẫn khá tích cực.

Tại Đồng Nai, cơn “sốt” đất nông nghiệp có vẻ đã hạ nhiệt, song thị trường thiết lập mặt bằng giá mới khá cao, chưa có dấu hiệu giảm sâu vì nhiều người mua sau chịu giá cao nên vẫn đang lưỡng lự và chờ đợi. Với các sản phẩm đất nền, nhà ở tại các dự án giá vẫn có xu hướng tăng nhẹ so với đầu quý I-2022.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB BĐS Việt Nam, cho biết: “Thời gian qua, giá vật liệu xây dựng, giá đất tăng cao, chi phí đầu tư nhà ở, đất nền cũng bị đội lên. Do đó, giá BĐS các DN bán ra tới đây có thể sẽ tăng nhẹ, nhưng sẽ không tăng phi mã như thời gian qua. Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là những nơi tiếp tục thu hút nhiều DN đầu tư vào BĐS vì hạ tầng giao thông đang được hoàn thiện và kết nối thuận lợi, việc di chuyển từ TP.HCM đến Đồng Nai và chiều ngược lại sẽ được rút ngắn thời gian”.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT ĐẶNG HÙNG VÕ, ước tính từ năm 1990 đến nay, thị trường Việt Nam đã ghi nhận 4 cơn “sốt” giá đất trên diện rộng vào năm 1993-1994, năm 2000-2002, năm 2007-2008 và năm 2018-2020. Bên cạnh đó, một số khu vực như: Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… còn xảy ra những đợt “sốt” giá đất cục bộ do Chính phủ triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng.

Theo Báo Đồng Nai

Cần bảo vệ bờ kè cồn Tam Hiệp (Bến Tre) với kinh phí đầu tư hơn 325 tỷ đồng

Cần bảo vệ bờ kè cồn Tam Hiệp (Bến Tre) với kinh phí đầu tư hơn 325 tỷ đồng

28/01/2024 19:31

Để ngăn chặn sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân, tỉnh Bến Tre đã đầu tư nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước rất lớn xây dựng bờ kè xung quanh cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại.

Vận hành thử nghiệm hệ thống lò đốt Nhà máy rác Côn Đảo

Vận hành thử nghiệm hệ thống lò đốt Nhà máy rác Côn Đảo

28/01/2024 08:29

Hệ thống lò đốt Nhà máy rác Côn Đảo dự kiến trong tháng 1/2024 sẽ bắt đầu vận hành thử nghiệm, thời gian thử nghiệm khoảng 30 ngày để kiểm tra hiệu quả hệ thống và lấy mẫu kiểm định.

Huyện Nhơn Trạch:Giữ vững tốp đầu về giải ngân vốn đầu tư công

Huyện Nhơn Trạch:Giữ vững tốp đầu về giải ngân vốn đầu tư công

26/01/2024 20:38

Nhiều năm qua, H.Nhơn Trạch luôn là địa phương nằm trong tốp đầu của tỉnh về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Năm 2024, H.Nhơn Trạch tiếp tục đặt mục tiêu thực hiện đúng cam kết về giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã được giao kế hoạch.

Niềm vui lớn của người lao động 'xông đất' khu nhà ở xã hội ở Đồng Nai

Niềm vui lớn của người lao động 'xông đất' khu nhà ở xã hội ở Đồng Nai

26/01/2024 10:24

Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hơn 100 hộ dân đầu tiên của khu nhà ở xã hội ở thành phố Long Khánh (Đồng Nai) đã "xông đất", chính thức tiếp nhận tổ ấm trong mơ sau nhiều năm phấn đấu làm việc.

Chạy đua tiến độ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Chạy đua tiến độ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

26/01/2024 09:51

Với mục tiêu hoàn thành dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (BH-VT) giai đoạn 1 trong vòng 24 tháng, nhà thầu sẽ thi công xuyên Tết để “đua” tiến độ.

Sẽ chi 8,3 tỷ đồng để bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất toàn tuyến quốc lộ 51

Sẽ chi 8,3 tỷ đồng để bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất toàn tuyến quốc lộ 51

24/01/2024 09:36

Bộ GT-VT đã phê duyệt kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ năm 2024, trong đó có bố trí kinh phí bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ 51.

Chưa có cơ sở cấp phép xây dựng cho tòa nhà Câu lạc bộ Golf

Chưa có cơ sở cấp phép xây dựng cho tòa nhà Câu lạc bộ Golf

24/01/2024 08:06

Sở Xây dựng Lâm Đồng vừa có văn bản trả lời đề nghị việc cấp phép xây dựng công trình tòa nhà Câu lạc bộ Golf của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL.

Bí thư Huyện uỷ Tân Châu Nguyễn Văn Cường: Thăm, động viên công nhân thi công sửa chữa hồ chứa nước Tha La

Bí thư Huyện uỷ Tân Châu Nguyễn Văn Cường: Thăm, động viên công nhân thi công sửa chữa hồ chứa nước Tha La

23/01/2024 20:12

Theo kế hoạch, công trình sửa chữa hồ nước Tha La sẽ hoàn thành vào ngày 20.6.2025.

TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên quy mô lớn

TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên quy mô lớn

23/01/2024 09:27

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên quy mô lớn, bên cạnh 50 dự án công viên công cộng đang chờ vốn để triển khai.

Kim Oanh Group liệu có đủ sức triển khai khu dân cư ngàn tỷ tại Bình Dương?

Kim Oanh Group liệu có đủ sức triển khai khu dân cư ngàn tỷ tại Bình Dương?

23/01/2024 07:16

Tập đoàn Kim Oanh đang thu hút sự chú ý khi UBND tỉnh Bình Dương vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Kim Oanh Group thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Một Thế Giới (còn gọi là dự án Hòa Lân).