largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ bảy, 11/06/2022, 21:45 PM
  • Click để copy

Vợ chồng 'gàn' nhận nuôi trẻ nghèo Bru - Vân Kiều và đến ngày thu trái ngọt

Những đứa trẻ nghèo người Bru - Vân Kiều đã có tương lai tốt hơn nhờ tấm lòng và việc làm nhân văn của bố mẹ nuôi. Các em tự hứa sẽ luôn cố gắng để dùng tri thức thoát nghèo và sống có ý nghĩa không phụ lòng bố mẹ.

Tìm về xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) và hỏi đường tới nhà người phụ nữ đang nhận nuôi 5 người con là đồng bào Bru – Vân Kiều ai cũng vui vẻ mà nói đó là gia đình chị Ngô Thị Hồng (SN 1983) và anh Nguyễn Đức Anh (SN 1980) ở thôn Phúc Tự Đông.

Có khách đến chơi, anh chị nhiệt tình tiếp đón. Khi nhắc đến chuyện những người con nuôi của mình chị Hồng vui vẻ cho rằng vì tình yêu thương mà đùm bọc các con chứ không có gì quá to tát để được tung hô.

Bữa cơm quây quần của gia đình chị Hồng cùng những đứa con nuôi người Bru - Vân Kiều.

Bữa cơm quây quần của gia đình chị Hồng cùng những đứa con nuôi người Bru - Vân Kiều.

Chị Hồng cho biết, mình là cán bộ văn hóa công tác tại UBND thị trấn Phong Nha (trước đây là xã Sơn Trạch) huyện Bố Trạch từ năm 2012 đến nay. Từ những ngày đó, chị cùng cán bộ địa phương, đội ngũ giáo viên thường xuyên trèo đèo, lội suối vào những thôn bản xa xôi của xã.

Đặc biệt có bản Rào Con là nơi đặc biệt khó khăn. Bản làng nằm heo hút giữa rừng sâu, cách trung tâm xã hơn 8km đường rừng. Con đường độc đạo dẫn vào bản rất khó khăn, lầy lội vào mùa mưa, cư dân nơi đây chủ yếu là đồng bào Bru-Vân Kiều.

Chị Hồng tỉ mẩn hướng dẫn các con các kỹ năng trong sinh hoạt hằng ngày để sau này các con có thể tự chăm sóc bản thân khi rời xa vòng tay bao bọc của bố mẹ nuôi.

Chị Hồng tỉ mẩn hướng dẫn các con các kỹ năng trong sinh hoạt hằng ngày để sau này các con có thể tự chăm sóc bản thân khi rời xa vòng tay bao bọc của bố mẹ nuôi.

Cuộc sống của bà con nơi đây biệt lập với thế giới bên ngoài, trình độ nhận thức chưa cao nên nơi bản nghèo Rào Con, những phong tục lạc hậu vẫn hiện hữu.

Thời điểm đó, trong bản chưa có điểm trường, nên đều đặn hàng tuần, các thầy, cô giáo cùng chính quyền địa phương lại phải vào bản vận động con em ra trường ở xã. Những lần vào bản, thấy hoàn cảnh của những đứa trẻ Vân Kiều đói nghèo, thiếu thốn, chị Hồng luôn mong muốn làm gì đó để những đứa trẻ nghèo có tương lai tốt hơn.

Bận rộn với công việc ở cơ quan và các hoạt động xã hội, chị Hồng vẫn luôn thu xếp để quan tâm cuộc sống và học tập của các con.

Bận rộn với công việc ở cơ quan và các hoạt động xã hội, chị Hồng vẫn luôn thu xếp để quan tâm cuộc sống và học tập của các con.

Sau những đêm trằm trọc suy nghĩ, chị quyết định xin phép bố mẹ của 2 anh em ruột Nguyễn Văn Lửa (SN 2000) và Nguyễn Văn Long (SN 2004) được đón các cháu ra chăm nuôi tại nhà ở trung tâm xã. Vài năm sau đó, điểm trường được thành lập ở Rào Con, các em vào lại bản.

Nhưng ở bản nghèo, phần lớn các em học hết lớp 9 đều bỏ học rồi trở về mưu sinh trên nương rẫy. Không muốn những đứa trẻ mãi sống trong bấp bênh, đói nghèo vì thiếu kiến thức, chị Hồng ngỏ ý với chồng đưa những con em ở Rào Con về ăn ở tại nhà mình và xin cho học trường THPT huyện.

Không phân biệt con ruột hay con nuôi, đại gia đình của chị Hồng luôn yêu thương nhau.

Không phân biệt con ruột hay con nuôi, đại gia đình của chị Hồng luôn yêu thương nhau.

Biết vợ có tình yêu thương con trẻ, việc làm ấy cũng ý nghĩa nhưng anh Đức Anh cũng phải suy nghĩ nhiều mới đưa ra quyết định. Bởi với thu nhập của một kỹ sư xây dựng cộng với lương của vợ, việc chăm lo cuộc sống gia đình 4 người cũng gặp không ít khó khăn.

Hiểu tâm tư của chồng, chị Hồng dẫn anh Đức Anh thực địa một chuyến vào bản Rào Con để anh thấy được những khó khăn của đồng bào và những đứa trẻ chị đang muốn cưu mang.

"Sau khi được vợ dẫn đi một chuyến ở Rào Con, thấy được vòng luẩn quẩn nghèo đói nên tui đã đồng ý dẫn Lửa và Long về nhà mình nuôi dưỡng, cho ăn học kẻo mình không làm là các cháu bỏ học thì cái nghèo cứ bu bám, áy náy lắm", anh Đức Anh chia sẻ.

Người thân, xóm giềng biết chuyện vợ chồng chị Hồng nhận con nuôi, ai cũng lắc đầu khó hiểu. Nhưng rồi họ cũng dần hiểu và đánh giá cao việc làm ý nghĩa của vợ chồng chị Hồng.

Không dừng lại ở việc nhận nuôi hai anh em Long và Lửa, theo thời gian số nhân khẩu trong gia đình chị tăng tới 5 người con nuôi Vân Kiều. Các cháu đã được anh chị đón về nhà nuôi dưỡng, cho học hành. Trong đó, cháu Long, cháu Thừa đang học lớp 12, cháu Hận lớp 11 và Việt, Trường đang theo học lớp 10.

Đón các cháu về, mọi chi phí sinh hoạt trong nhà, sắm sửa quần áo, sách vở, xe đạp... dù thêm khó khăn, nhưng anh chị vẫn cố gắng chu toàn không để các em thua thiệt và coi các em như con đẻ trong nhà.

"Tiền lương tháng của mình coi như phục vụ ăn uống, chi tiêu trong nhà. Nhà đông con nên tốn tải lắm, có tháng bị âm lương. Phải nhờ thêm hỗ trợ thêm từ anh chị em không thì không đủ. Ấy mà nhìn chúng nó mạnh khỏe, học hành chăm chỉ từng ngày vợ chồng tui vui lắm", chị Hồng cười vui cho biết.

Từ những ngày đầu giúp các cháu hòa đồng với nhịp sống miền xuôi, anh chị phải chỉ dạy các cháu từ nấu cơm, giặt đồ, gấp chăn màn, thậm chí cả cách dùng nhà vệ sinh... Vợ chồng chị Hồng cứ từ từ bày dạy cho các cháu, tới bây giờ các cháu đã thành thục mọi chuyện.

"Lúc nhận đám trẻ về nuôi, 2 đứa con trai tôi nhất quyết không chịu đến lớp vì bị bạn bè trêu là ở cùng nhà với "tộc". Phải mất một thời gian dài, với nỗ lực của ba mẹ, các cháu mới hiểu chuyện, biết cách sẻ chia, yêu thương, bao dung hơn. Bây giờ, sau giờ học chúng chơi đùa cùng nhau vui vẻ như anh em ruột trong nhà và không có khoảng cách nữa", chị Hồng bộc bạch.

Ấy vậy mà cũng gần chục năm chị Hồng gắn với lịch trình, ngày đi xe buýt gần 30km từ nhà lên thị trấn làm việc, tối đến nấu ăn, hướng dẫn đám trẻ vệ sinh cá nhân. Rồi anh chị lại cùng nhau kèm cặp các con học bài. Cảm nhận được yêu thương đủ đầy, nên các em luôn nghe lời và chăm chỉ học tập.

Rồi sau những năm dài gắn bó cùng bố mẹ nuôi, các em cũng bước dần vào những năm cuối của cấp 3. Khi đó việc định hướng nghề nghiệp cho các cháu cũng khiến anh chị trăn trở.

Trong thời gian chăm sóc, kèm cặp học tập, chị nhận ra học lực các cháu không thể bằng các bạn cùng lớp, nhất là các môn lý thuyết cơ bản. Tuy nhiên, với các môn thực hành nghề thì rất nhanh nhẹn, sáng tạo. Vợ chồng anh chị cũng định hướng cho các cháu học nghề theo sở thích.

"Tôi luôn động viên các cháu, đừng bận tâm chuyện gì. Cứ cố gắng học thật giỏi, còn sau này làm nghề gì cũng được, miễn là tử tế. Quan trọng nhất là các cháu thay đổi được tư duy, sống có ích cho xã hội này", anh Đức Anh tâm sự.

Cũng nhờ có bố mẹ nuôi động viên, các cháu đã tự tin hơn vào việc chọn lựa lối đi cho mình trong tương lai.

"Học hết THPT em sẽ cố gắng theo học nghề điện lạnh, học thật giỏi để thành nghề, kiếm được tiền nuôi sống gia đình và không phụ lòng kỳ vọng của bố Anh, mẹ Hồng", cháu Long chia sẻ.

Còn Nguyễn Thị Thừa là người con sáng dạ nhất, em mong muốn theo học ngành sư phạm để sau này về dạy con chữ cho con em ở bản Rào Con, giúp các em tiến bộ và dần xóa bỏ được những hủ tục.

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

01/01/2024 15:54

Bà Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết, đang tiếp tục vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường sinh sống để giáo viên nuôi dưỡng.

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

31/12/2023 20:36

Vụ tai nạn giao thông khiến cô giáo mầm non Trần Thị Trí bị cán dập nát phải cắt bỏ chân phải. Gia đình có 3 người con nhỏ, chồng làm thuê thu nhập bấp bênh và hiện đang ở trọ, nên hoàn cảnh rất khó khăn rất cần sự chung tay, giúp đỡ của toàn xã hội.

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

29/12/2023 08:29

Vừa thấy người lạ, bé Nguyễn Văn Chí Trung (34 tháng tuổi, quê quán ấp Tân Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang - ảnh) đã khóc thét và rúc đầu vào ngực mẹ.

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

27/12/2023 20:46

Một người đàn ông ở xã Hoài Mỹ (TX Hoài Nhơn, Bình Định) có hành động đẹp khi trả lại tiền, vàng trị giá gần 43 triệu đồng nhặt được cho người bị mất.

Thuốc nam từ thiện

Thuốc nam từ thiện

25/12/2023 07:02

Mỗi buổi sáng, khuôn viên điện thờ Phật Mẫu Trường Tây (xã Trường Tây, thị xã Hoà Thành) trở nên nhộn nhịp với các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí. Bệnh nhân ra vào tấp nập, đông đảo người làm từ thiện làm việc không ngơi tay.

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

23/12/2023 12:06

Chiều 22/12, Công ty TPComs (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Bảo Lộc, Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bệnh viện II Lâm Đồng tổ chức chương trình ký kết trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II.

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

22/12/2023 17:36

Sáng 22-12, lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện Bình Định đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật, tặng hoa chúc mừng bà Phạm Thị Lan (mẹ bé gái hiếu thảo Phan Thị Ca) xuất viện trở về nhà.

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

16/12/2023 10:07

Mặc dù đã gần 70 tuổi, nhưng bà Lâm Thị Hà, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khu phố Hải Trung, TT.Phước Hải, huyện Đất Đỏ vẫn xông xáo trong công tác hội và chăm lo cho bà con trong khu phố. Người dân ở đây trìu mến gọi bà là cô Sáu Hà.

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

15/12/2023 09:28

Nhiều năm nay vợ chồng anh Hiếu vẫn sống trong căn nhà tạm được lợp bằng lá, trời nắng thì nóng, mưa thì dột, trong nhà không có một tài sản giá trị.

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

14/12/2023 08:27

Ngày 13-12, Bệnh viện Bình Định đã cử các y, bác sĩ phối hợp với chuyên gia y tế tại TPHCM đến tận nhà, hỗ trợ khám bệnh cho bà Phạm Thị Lan (40 tuổi), mẹ của em Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định).