Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Hương vị từ ký ức
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”. Trong thế giới mì gói những năm 70-90 thế kỷ XX, không ai lại không biết đến thương hiệu mì gói có bao bì in hình “hai con tôm”. Chẳng thế mà cho đến nay, nhiều người vẫn quen gọi mì gói, dù của bất cứ thương hiệu nào, là “mì tôm”.
Tuy nhiên, không nhiều người biết hình ảnh “hai con tôm” trên bao bì được sử dụng đầu tiên là của Công ty Thiên Hương với sản phẩm mì ăn liền Vị Hương do ông Trần Thành, một doanh nhân gốc Hoa, sáng lập. Công ty Thiên Hương còn rất thành công với sản phẩm bột canh Vị Hương Tố lần đầu ra thị trường năm 1964.
Sau đó, công ty tiếp tục giới thiệu sản phẩm mì ăn liền Vị Hương với bao bì in hình hai con tôm và thương hiệu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thương hiệu khác tiếp tục sản xuất mì gói với biểu tượng nhận diện là những con tôm ngộ nghĩnh.
Trong số đó, Xí nghiệp Chế biến Lương thực - Thực phẩm Colusa (thành lập năm 1972, sau này sáp nhập với thương hiệu Miliket) cũng sử dụng hình ảnh hai con tôm trên bao bì. Hiện mì ăn liền Miliket không còn ở thời điểm “vàng son” như những thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước nhưng vẫn giữ thiết kế dung dị trên giấy kraft, mang lại cảm giác quen thuộc với những người tiêu dùng hoài cổ, kết nối hiện tại với ký ức một thời.
Về phần Công ty Thiên Hương, doanh nghiệp này đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm với trụ sở chính đặt tại quận 12, TPHCM. Sản phẩm của công ty khá đa dạng, từ mì ăn liền Vị Hương, bột ngọt, cháo ăn liền, hủ tiếu, phở, đến các loại gia vị… và được phân phối rộng rãi trong nước cũng như xuất khẩu sang nhiều quốc gia.
Vượt cơn bĩ cực
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, Thorakao có lẽ là một trong những thương hiệu “phủ sóng” rộng nhất. Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu khác như Bột Bích Chi, Nước tương Nam Dương, Gạch Đồng Tâm, Bông Bạch Tuyết… đều đã chìm nổi nhiều phen trong suốt nửa thế kỷ qua, để trụ lại và phát triển trên thương trường hiện nay.

Người tiêu dùng mua sản phẩm mang thương hiệu Thorakao tại chi nhánh ở quận 3, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Năm 1957, bà Lan Hảo thành lập một cơ sở chế biến hóa mỹ phẩm mang tên mình, bắt đầu sản xuất các sản phẩm làm đẹp từ nguyên liệu thiên nhiên. Năm 1961, cơ sở này chính thức được đăng ký thành Công ty Lan Hảo, với các dòng sản phẩm mang thương hiệu Thorakao có chất lượng tốt và giá phải chăng. Cộng thêm việc thị trường khi ấy còn ít đối thủ cạnh tranh nên các sản phẩm của hãng nhanh chóng làm mưa làm gió từ Nam ra Bắc.
Đến đầu những năm 1990, các thương hiệu mỹ phẩm ngoại theo nhau vào thị trường Việt Nam, lấn át các công ty mỹ phẩm trong nước. Thorakao chấp nhận gia công cho đối thủ, nhưng ban lãnh đạo công ty quyết tâm giữ thương hiệu này, từ chối lời đề nghị trị giá 30 triệu USD của một số tập đoàn nước ngoài.
“Qua cơn bĩ cực”, Thorakao tiếp tục phát triển với dòng sản phẩm tự nhiên như kem nghệ, dầu gội hoa bưởi, tinh chất dưỡng tóc (kết hợp tinh dầu bưởi, dầu dừa và dầu ô liu…) tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu khắp thế giới.
Vẫn còn chật vật để tìm lại chỗ đứng, nhưng câu chuyện về Xà bông Cô Ba có lẽ là một trong những câu chuyện thú vị nhất. Thương hiệu này ra đời vào năm 1932, do ông Trương Văn Bền, một doanh nhân gốc Hoa nổi tiếng khởi nghiệp.
Thời điểm đó, thị trường xà bông tại Việt Nam bị thống trị bởi các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp, nhưng ông Bền đã dũng cảm cạnh tranh bằng cách tạo ra một loại xà bông phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt; lại sử dụng nhiều chiêu thức khôn khéo để quảng bá, tiếp cận người tiêu dùng. Xà bông Cô Ba nhanh chóng trở thành “thương hiệu quốc dân”, không chỉ cạnh tranh sòng phẳng với hàng Pháp, mà thậm chí từng đánh bật sản phẩm nhập ngoại khỏi thị trường trong nước.
Tuy nhiên, sau năm 1975, Xà bông Cô Ba gần như biến mất khỏi thị trường. Gần đây, một số đơn vị đã cố gắng phục hồi thương hiệu này, đưa sản phẩm trở lại với hình ảnh truyền thống và cải tiến công thức để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng hiện đại.
Dầu xả Keratin Conditioner nhiễm vi sinh vật, nguy hại sao?
ThS.DS Lê Quốc Thịnh cho biết, khi có vi sinh vật trong hóa mỹ phẩm mà sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường như dị ứng, nổi mẩn ngứa, gây nhiễm trùng da...
BR-VT: Nhà thầu nào trúng gói thầu cải tạo đường Cô Giang?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP Vũng Tàu vừa phê duyệt KQLCNT gói thầu Cải tạo, nâng cấp đường Cô Giang.
BR-VT: Ai trúng gói thầu sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Xuyên Mộc vừa phê duyệt KQLCNT của gói thầu Nâng cấp, sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp.
Phát hiện 3 loại thuốc y học cổ truyền giả bán tại cửa hàng ở TPHCM
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền vừa phát hiện 3 loại thuốc giả gồm dầu xoa bóp, dầu phong thấp trật đả và dầu khu phong tại cửa hàng Phùng Hưng, quận 5, TPHCM.
Một doanh nghiệp tại Đồng Nai tự xin rút giấy phép công bố 17 sản phẩm dinh dưỡng
Ngày 5-6, thông tin từ Sở Y tế cho hay, sở đã có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm dinh dưỡng công thức của một doanh nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu theo đề nghị của chính doanh nghiệp.
Thu hồi lô thuốc nhỏ mắt, tai lấy tại trung tâm phân phối dược phẩm lớn nhất Hà Nội
Một lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops (Ofloxacin 0,3%) do Công ty cổ phần dược Medipharco sản xuất bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên phải thu hồi.
TPHCM: Xử phạt nhiều công ty, nhà thuốc vi phạm
Ngày 4-6, Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa có quyết định xử phạt nhiều công ty, nhà thuốc vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dược.
Sở Y tế Đồng Nai cảnh báo 8 loại thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc
Sở Y tế Đồng Nai vừa ban hành văn bản số 2998/SYT-NV ngày 4-6-2025 thông báo thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc và xử lý vi phạm.
Trà Vinh: Hơn 7 tỷ làm đường GTNT ấp Bùng Binh, xã Long Hòa
Duy nhất Liên danh gồm Công ty TNHH MTV Hồng Anh Vĩnh Long - Công ty TNHH XD Đạt Đạt Thành tham gia và trúng gói thầu hơn 7 tỷ tại xã Long Hòa, H. Châu Thành
Ai sẽ thi công mở rộng đường vào khu di tích Ao Bà Om?
Dự thầu cao nhất, nhưng LD Cty Trung Nhân Hậu - Hồng Hà đã trúng gói Thi công xây dựng thuộc DA Nâng cấp, mở rộng đường vào khu di tích Ao Bà Om, TP Trà Vinh