Trồng mai vàng ở Hóc Môn - mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả
Nhờ có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố, nhiều người dân huyện ngoại thành đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng mai với mong ước đổi đời.
Nhờ có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố, nhiều người dân huyện ngoại thành đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng mai với mong ước đổi đời.
Nhờ có chính sách hỗ trợ, bà Nguyễn Thu Hà (xã Xuân Thới Sơn, Hóc Môn) đầu tư mở rộng vườn mai đem về thu nhập ổn định cho gia đình.

Hóc Môn vốn là huyện có truyền thống trồng mai khá lâu đời. Theo thống kê, tính đến năm 2018, diện tích trồng mai của huyện có hơn 28 ha (trong đó mai ghép 12 ha, mai nguyên liệu 16 ha). Một số xã có nhiều hộ dân trồng mai như Nhị Bình, Bà Điểm, Tân Hiệp, Đông Thạnh… Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng vốn để đầu tư khá lớn và cần kỹ thuật chăm sóc nên không phải ai cũng làm được mô hình này.
Nhận thấy thị trường tiêu thụ cho cây mai ở TP.HCM là rất lớn, đầu ra ổn định nên bà Hà đã quyết định đầu tư trồng mai. Nhưng muốn trồng mai thì phải có số vốn lớn và am hiểu về kỹ thuật chăm sóc mới đạt hiệu quả. Lúc đó, bà Thu và người cháu là anh Nguyễn Minh Thành (đã có gần 7 năm kinh nghiệm) cùng kết hợp trồng và chăm sóc mai. Năm 2016, cả vườn mai chỉ khoảng gần 60 gốc, vì chưa đủ chi phí để nhập gốc mai nguyên liệu.
Bà Hà chia sẻ: “Muốn trồng được mai và mở rộng diện tích thì phải có nguồn vốn, đây cũng là vấn đề khó khăn nhất cần giải quyết. Đến năm 2018, qua hội nông dân, tôi biết đến chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố, có hỗ trợ chi phí cho người trồng mai đầu tư mở rộng diện tích, đây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Sau đó, tôi được hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn phát triển mô hình của mình”. Có vốn, bà Hà cùng vợ chồng anh Thành tiến hành tìm và nhập thêm gốc mai, gia tăng diện tích vườn. Đến nay, vườn mai có khoảng hơn 200 gốc với diện tích gần 3.000 m2, bao gồm cả gốc mai nguyên thủy và gốc mai ghép.
Tại vườn hiện có các loại mai như mai tứ quý, mai Thủ Đức, mai Bến Tre, mai nguyên thủy. Những gốc mai nguyên liệu được tuyển chọn về vườn thường có mức giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, cây ghép tại vườn có tuổi đời khoảng 3 - 10 năm. Mỗi năm đều nhập gốc mai nguyên liệu mới để thực hiện ghép, khi mua về phải mất một năm để nuôi, năm thứ hai thực hiện ghép và năm thứ tư trở đi (từ thời điểm nhập gốc là 3 năm) bắt đầu có thể cho thuê cây. Thị trường mai nhộn nhịp nhất là vào dịp tết Nguyên đán, thường những ngày cận tết, bà Hà sẽ thuê một vài nhân công để tỉa lá cho kịp thời vụ.
Việc vô phân, tưới nước, thay chậu và xử lý bệnh phát sinh là phải chăm sóc theo dõi mỗi ngày. Những cây mai ghép tại vườn cho thuê với mức giá trung bình từ 2 - 10 triệu đồng, những cây đẹp sẽ có mức giá cao hơn. Nhờ có vườn mai mà bà Hà cùng vợ chồng anh Thành có thu nhập mỗi tháng hơn 10 triệu đồng, cuộc sống gia đình khấm khá hơn trước.
“Để có vườn mai đẹp thì khó nhất ở công đoạn tạo dáng cho cây, hoa ra đúng kỳ. Nếu thời tiết ủng hộ, người trồng mai sẽ được mùa, đem lại thu nhập cao. Giá của cây mai vô chừng lắm, có khi còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và “từng con mắt” của khách hàng. Đối với mỗi người trồng mai sẽ có những bí quyết chăm sóc riêng, được đúc rút qua quá trình trồng, chăm sóc, “sát cánh” cùng với mai”, bà Hà chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, người chơi mai ngày càng khó tính lại có nhiều cơ sở trồng mai ở địa bàn TP.HCM, bởi vậy thị trường cạnh tranh cao đòi hỏi người trồng phải cho ra những sản phẩm cây mai đẹp, nụ vừa tết Nguyên đán nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nguồn: http://www.khoahocphothong.com.vn/trong-mai-vang-mo-hinh-nong-nghiep-do-thi-hieu-qua-54766.html
Theo Khoa học Phổ thông
Nông dân Hậu Giang phấn khởi vì vụ mía được giá
Giá mía ở mức cao nên người trồng mía và thương lái đều phấn khởi. Nhiều bà con trồng mía cho biết, đây là vụ mía được nhà máy đường thu mua cao nhất từ trước đến nay.
Trúng đậm vì ý tưởng trồng khoai lang màu sặc sỡ
THỔ NHỸ KỲ - Anh nông dân tên là Şerafettin Baba đã thu hoạch vụ khoai lang sặc sỡ đầu tiên của mình ở huyện Torbalı, phía tây tỉnh Izmir như một dự án kinh doanh béo bở.
'Vua tôm' Cần Đước
Với thâm niên 24 năm nuôi tôm, kinh nghiệm đầy mình, từ chỗ không có mảnh ruộng, nay ông Khải đã thành tỷ phú. Ông Khải còn được mệnh danh là 'vua tôm' Cần Đước.
Tiềm năng lớn từ bã bia, bã đậu nành
Bù Đốp là thủ phủ nuôi dê của Bình Phước. Trước thực trạng thức ăn khan hiếm vì 'bão' Covid-19, bã bia, bã đậu nành đã trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi quan trọng.
Nhà nông chế tạo thành công máy bơm mủ cao su
Là tỉnh có hơn 230 ngàn ha cao su, sản lượng đạt khoảng 270 ngàn tấn/năm, do đó Bình Phước xác định ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất là tất yếu. Mới đây, anh Nguyễn Văn Lĩnh ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy bơm mủ cao su.
Đưa lục bình ra thế giới
Từ một cơ sở đan nhỏ, sau 20 năm, ông Lê Văn Đạt, KP. Hải Hòa, TT. Long Hải (Long Điền, Bình Phước) đã mang sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ lục bình vươn ra thế giới. Ông Đạt là một trong 63 nông dân được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021”.
Làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng hợp lý
Thay vì độc canh cây mía, ông Trần Văn Luyện (làng Sơ Rơn, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Hướng đi này đã mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng/năm.
Nữ giáo viên 9X 'hô biến' đất sét thành 'món ăn' thu chục triệu đồng/tháng
Với ý tưởng độc đáo, sáng tạo, chị Phạm Thùy Thanh Thảo (Ninh Kiều, Cần Thơ) đã "hô biến" đất sét thành những "món ăn" mini dưới dạng mô hình.
Tạo một hệ sinh thái nông nghiệp 'Cà Mau xanh'
Đó là mong muốn của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau và các sở ngành, doanh nghiệp trong tỉnh, sáng 24/9.
Ngư dân Bà Rịa Vũng Tàu đồng thuận với phương án đi biển đánh bắt hải sản
Ngày 18.9, lãnh đạo huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cùng chính quyền thị trấn Phước Hải đã tổ chức đối thoại trao đổi với đại diện các khu phố và ngư dân để lắng nghe góp ý, giải đáp thắc mắc cho ngư dân hoạt động đò nang, thúng máy trên địa bàn về việc ra biển đánh bắt ngày 19.9.