Tổ yến cực bổ nhưng ăn kiểu này vừa mất hết chất vừa hại sức khỏe
Dùng tổ yến để tẩm bổ mà phạm phải những sai lầm này thì thậm chí còn khiến cơ thể ốm yếu hơn.
Tổ yến chưng đường phèn, táo đỏ... là thực phẩm cao cấp và rất bổ dưỡng, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể khi mệt mỏi, hoặc khi cần tăng cường sức đề kháng để chống lại dịch bệnh. Trong thời điểm COVID-19 trở lại, các bệnh cúm mùa, cúm A, thủy đậu... hoành hành thì tổ yến càng là sản phẩm được nhiều người tìm mua.
Tổ yến đại bổ nhưng không phải là có thể dùng một cách tùy tiện. Dưới đây là một số sai lầm khi tiêu thụ tổ yến được các chuyên gia khuyến cáo. Đã có nhiều trường hợp do ăn tổ yến không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe.

6 sai lầm khi ăn tổ yến gây mất chất, hại sức khỏe
1. Ăn quá nhiều tổ yến trong một ngày
Khi trong gia đình có người bị ốm, tổ yến là món ăn có tác dụng bồi bổ. Thậm chí, nhiều gia đình còn cho người bệnh, cho trẻ nhỏ dùng nhiều lần trong ngày để khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều những món ăn bổ dưỡng như tổ yến sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng vì phải tham gia xử lý chúng liên tục. Điển hình nhất là đường ruột, ăn nhiều yến sẽ gây ra cảm giác khó chịu, chướng bụng.Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), mỗi một đối tượng sẽ có thể xác định liều lượng cho phép khác nhau.

Với trẻ em 1- 4 tuổi, có thể dùng 1-2g tổ yến tinh/ngày. Trẻ em 4 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, và thanh niên có thể dùng 2-3g yến tinh/ngày. Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới ốm dậy…) dùng 3-4g yến tinh/ngày.
2. Lạm dụng yến sào để chữa bệnh
Nhiều người coi yến sào như một phương thuốc và lầm tưởng rằng có thể sử dụng để chữa bệnh. Thậm chí có người khi mắc bệnh còn từ chối việc thăm khám bác sĩ, tin rằng chỉ cần dùng yến là sẽ khỏi "bách bệnh".
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo yến sào chỉ đơn thuần là thực phẩm bổ dưỡng, được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng mà thôi. Yến sào có tác dụng trong việc tăng sức đề kháng, khi ốm cơ thể sẽ tự phục hồi nhanh chóng hơn, giúp cơ thể dẻo dai và bền bỉ hơn... chứ không thể dùng để điều trị bệnh. Do đó, khi cơ thể có những dấu hiệu của bệnh tật, mọi người nên đến bệnh viện để được thăm khám chi tiết.

3. Vận động mạnh sau khi ăn yến
Tập thể dục là thói quen tốt được các chuyên gia khuyến khích để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn vận động không hợp lý, hơn nữa còn vận động mạnh ngay sau khi ăn tổ yến sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị tổn thương, có thể gây đau dạ dày.
Thêm vào đó, việc đổ mồ hôi quá nhiều khi tập luyện không chỉ giúp đào thải độc tố của cơ thể mà còn vô tình khiến cho dinh dưỡng của yến sào bị "bay hơi". Tốt nhất sau khi ăn yến bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi mới nghĩ đến việc tập luyện.
4. Cho người cao tuổi ăn quá nhiều tổ yến
Người cao tuổi không nên ăn tổ yến quá nhiều. Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm họ cảm thấy khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa

5. Để trẻ sơ sinh dùng tổ yến
Các bố mẹ cho rằng để con dùng tổ yến thì bé sẽ mau lớn, nặng cân hơn. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo không nên cho trẻ em dưới 7 tháng tuổi dùng yến vì lúc này hệ tiêu hóa hấp thụ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để hấp thụ loại thực phẩm quá bổ dưỡng này.
6. Chưng yến quá lâu
Khi mua yến về, bạn chỉ nên chưng yến trong khoảng 25-30 phút. Đây là thời điểm lý tưởng để sợi yến chín tới, mềm dai, lưu giữ dinh dưỡng. Ngược lại, việc chưng yến quá lâu sẽ khiến các sợi yến bị nhão, làm thay đổi các chất bổ trong yến, gây lãng phí nguồn dinh dưỡng quý báu.
TIN LIÊN QUAN
Tạm giữ hơn 23.000 lọ yến chưng của Yến sào Tuấn Dương & TKT
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa kiểm tra, tạm giữ hơn 23.000 lọ yến chưng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT nghi không đạt chất lượng.
Xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết để bán
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết bán ra thị trường. Đồng thời, buộc tiêu hủy 45 kg tôm hùm là tang vật vi phạm.
Thu hồi giấy công bố sản phẩm Berocca Performance Mango
Cục An toàn thực phẩm vừa ban hành 3 quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở 3 công ty.
Dầu xả Keratin Conditioner nhiễm vi sinh vật, nguy hại sao?
ThS.DS Lê Quốc Thịnh cho biết, khi có vi sinh vật trong hóa mỹ phẩm mà sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường như dị ứng, nổi mẩn ngứa, gây nhiễm trùng da...
BR-VT: Nhà thầu nào trúng gói thầu cải tạo đường Cô Giang?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP Vũng Tàu vừa phê duyệt KQLCNT gói thầu Cải tạo, nâng cấp đường Cô Giang.
BR-VT: Ai trúng gói thầu sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Xuyên Mộc vừa phê duyệt KQLCNT của gói thầu Nâng cấp, sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp.
Phát hiện 3 loại thuốc y học cổ truyền giả bán tại cửa hàng ở TPHCM
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền vừa phát hiện 3 loại thuốc giả gồm dầu xoa bóp, dầu phong thấp trật đả và dầu khu phong tại cửa hàng Phùng Hưng, quận 5, TPHCM.
Một doanh nghiệp tại Đồng Nai tự xin rút giấy phép công bố 17 sản phẩm dinh dưỡng
Ngày 5-6, thông tin từ Sở Y tế cho hay, sở đã có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm dinh dưỡng công thức của một doanh nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu theo đề nghị của chính doanh nghiệp.
Thu hồi lô thuốc nhỏ mắt, tai lấy tại trung tâm phân phối dược phẩm lớn nhất Hà Nội
Một lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops (Ofloxacin 0,3%) do Công ty cổ phần dược Medipharco sản xuất bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên phải thu hồi.
TPHCM: Xử phạt nhiều công ty, nhà thuốc vi phạm
Ngày 4-6, Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa có quyết định xử phạt nhiều công ty, nhà thuốc vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dược.