largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ tư, 15/12/2021, 12:30 PM
  • Click để copy

Thu nhập tiền tỉ/năm từ mô hình làm vườn đa canh của nữ nông dân

Với diện tích đất hơn 6ha mà nông dân Võ Thị Hằng (ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng cây đa canh "lấy ngắn nuôi dài", điển hình cho việc dám nghĩ dám làm, mạnh dạn trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất.

Mô hình "lấy ngắn nuôi dài" thu tiền tỉ/năm

Theo như bà Hằng chia sẻ, trước kia gia đình canh tác lúa, nhưng thu nhập không cao mà công lao động lại vất vả, lại thêm chi phí lo cho con cái ăn học khiến gia đình thêm trăn trở. Nhưng với tính chăm chỉ, chịu thương chịu khó, bà Hằng quyết định lên liếp trồng tiêu để góp phần cải thiện đời sống.

Nông dân Võ Thị Hằng (ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Bạch Cúc

Nông dân Võ Thị Hằng (ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Bạch Cúc

"Năm 2015, sau khi học hỏi kỹ thuật trồng tiêu leo trên thân cây tràm từ nhà vườn ở Kiên Giang, tôi quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích ruộng sang trồng tiêu. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, giống cây này bắt đầu bấp bênh về kinh tế, vợ chồng tôi mạnh dạn chuyển đổi mô hình trồng tiêu sang trồng cây ăn trái, chủ lực là cây sầu riêng và trồng xen các loại cây ngắn ngày, chủ yếu "lấy ngắn nuôi dài" để trong thời gian 4 năm sầu riêng phát triển và cho trái" - bà Hằng cho biết.

Mô hình trồng cây đa canh

Mô hình trồng cây đa canh "lấy ngắn nuôi dài" của bà Hằng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Bạch Cúc

Mít thái là giống cây ngắn ngày đầu tiên bà chọn để trồng tại vườn nhà mình, vì đây là giống cây cho thu nhập ổn định. Bà Hằng trồng 1.000 cây mít chạy dài hai bên liếp trái sầu riêng, đan xen ở giữa là 350 mãng cầu xiêm và hạnh; giữa các cây sầu riêng bà còn trồng thêm 300 cây bơ sáp Cái Mơn. Mỗi loại bà trồng theo khoảng cách để các cây không cạnh tranh chất dinh dưỡng của nhau.

Theo bà Hằng, sầu riêng sẽ cho trái vụ đầu năm 2022. Ảnh: Bạch Cúc

Theo bà Hằng, sầu riêng sẽ cho trái vụ đầu năm 2022. Ảnh: Bạch Cúc

"Mỗi loại cây ngắn ngày trồng khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch, số tiền lãi kiếm được tôi mua phân bón chăm sóc các cây chủ lực. Đối với các loại cây chủ lực, tôi chỉ bón phân hữu cơ để cây phát triển tốt, cứng cáp, còn cây ngắn ngày tôi bón phân vô cơ để mau thu hoạch" - bà Hằng nói thêm.

Nhờ cách làm hay mà toàn bộ số cây trong vườn của bà phát triển tốt. Trong khoảng 2 năm nay mít thái thu hoạch khá ổn định, cứ nửa tháng bà có thể thu hoạch với giá dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Mô hình "lấy ngắn nuôi dài" của bà Hằng đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm gia đình bà có thể "bỏ túi" cả tỉ đồng từ mô hình này.

Mục tiêu đưa sản phẩm lên "sàn thương mại điện tử"

Trong 10 năm qua, bà Hằng luôn đạt thành tích nông dân giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2021 bà vinh dự được chọn đại diện nông dân toàn tỉnh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021".

Với bà Hằng, lao động không chỉ để tạo ra kinh tế mà đó còn là niềm đam mê, nghiên cứu phát triển giống cây trồng tại địa phương, mục tiêu hướng đến đưa sản phẩm lên "sàn thương mại điện tử". Theo đó, hướng đi mới này sẽ giúp người nông dân chủ động hơn trong việc tiêu thụ nông sản, từng bước chuyển đổi, thích ứng với môi trường số.

Bà Võ Thị Hằng là nông dân duy nhất của tỉnh Hậu Giang được tặng danh hiệu

Bà Võ Thị Hằng là nông dân duy nhất của tỉnh Hậu Giang được tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021". Ảnh: Bạch Cúc

"Nói đến thành công thì không hẳn, bởi đó là quá trình học hỏi và tích lũy dần kinh nghiệm, trước khi chuyển đổi giống cây trồng nào tôi cũng đều đến nơi đó để học hỏi, tham quan nhiều mô hình, ngay cả được sự tư vấn của kỹ sư để canh tác được hiệu quả. Và mục tiêu sắp tới đây mà tôi hướng tới là đưa cây ăn trái lên sàn thương mại điện tử cũng như phát triển du lịch tại địa phương, mở cửa đón khách tham quan khi cây ăn trái thu hoạch ổn định" - bà Hằng chia sẻ.

Mục tiêu của bà Hằng là đưa nông sản lên

Mục tiêu của bà Hằng là đưa nông sản lên "sàn thương mại điện tử". Ảnh: Bạch Cúc

Nói về cách làm hay của nữ nông dân tỉnh Hậu Giang, ông Châu Minh Tiến - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Hậu Giang - cho biết: "Nông dân Võ Thị Hằng là tấm gương lao động tiêu biểu của hội viên nông dân trong tỉnh. Đặc biệt, với cách làm hay, mô hình thông minh đã góp phần xây dựng đời sống kinh tế gia đình ổn định. Bên cạnh đó, mục tiêu đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách nhìn tiến bộ và đây cũng là định hướng chung của tỉnh".

Cũng theo ông Tiến, về lâu dài bà con tại địa phương sẽ tham gia vào tổ hợp tác xã, tham gia các buổi tập huấn về kỹ năng và công nghệ trong sản xuất. Từ đó, nông dân có thể áp dụng đối với mô hình của mình trong thời gian tới.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.