largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ bảy, 03/07/2021, 13:45 PM
  • Click để copy

Thách thức nào cho ngành dệt may trong những tháng cuối năm?

6 tháng đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp dệt may liên tục nhận đơn hàng mới.

Nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, nguy cơ thiếu hụt lao động và chậm tiến độ giao trả hàng, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong những tháng nửa cuối năm.

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội - một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội - một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Để kịp trả đơn hàng cho đối tác, nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải chạy hết công suất, đồng thời đảm bảo an toàn phòng dịch cho người lao động.

Đây là giải pháp ngành dệt may thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Nhiều tín hiệu khởi sắc

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may có nhiều tín hiệu khởi sắc. Chỉ số sản xuất của ngành dệt tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục tăng tăng 9,1%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%.

Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng khá như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 261,5 triệu m, tăng 9,3%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 482,5 triệu m, tăng 8,8%; quần áo mặc thường ước đạt 1.882,9 triệu cái, tăng 9,7%...

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15%; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may thời gian qua có sự phục hồi mạnh mẽ. Hầu hết các doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng, đến quý III và hết năm. Để có được sự phục hồi này nhờ chính sách thúc đẩy đẩy thương mại, tìm kiếm thị trường của Chính phủ và Bộ Công Thương và cùng đó là nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành.

"Từ nay đến cuối năm, về cơ bản các doanh nghiệp sẽ không phải lo việc thiếu hụt, không có đơn hàng. Cùng với đó là các Hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề dịch COVID-19 vẫn sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp", ông Vũ Đức Giang cho hay.

Theo đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2021, trước tình hình thị trường dệt may thế giới vẫn chưa ổn định do còn bị ảnh hưởng và tác động mạnh bởi dịch bệnh và chiến tranh thương mại, Vinatex đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 17.365.000 triệu đồng tăng khoảng 17% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 700 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với năm 2020.

Nỗ lực vượt khó

Để kịp trả đơn hàng cho đối tác, nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải chạy hết công suất. Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 (May 10), đơn vị vừa phải lo sản xuất kinh doanh, vừa phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, với mục tiêu không để dịch COVID-19 xuất hiện ở May 10 và không để ai bị bỏ lại phía sau. Hiện, May 10 tăng cường công suất sản xuất và cơ cấu lại các nhóm, ca làm việc để tăng năng suất lao động... kịp trả hàng cho đối tác theo hợp đồng, tránh chuyện bị phạt vì trễ hẹn.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, thời điểm này, tại nhiều địa phương, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ cần khu công nghiệp, doanh nghiệp bị dừng sản xuất từ 2-3 tuần thì đã có nguy cơ chậm tiến độ giao hàng và bị phạt.

Cụ thể, các doanh nghiệp làm gia công theo đơn đặt hàng của đối tác sẽ bị phạt, mất tiền gia công. Còn doanh nghiệp làm theo phương thức FOB sẽ bị thiệt hại lớn hơn, nếu đối tác từ chối nhận hàng do giao chậm. Đó là chưa kể, khi sản xuất bị chậm, doanh nghiệp phải đổi từ giao hàng đường thủy sang hàng không, chi phí sẽ tăng lên nhiều. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thua lỗ.

Ngoài ra, ông Vũ Đức Giang cho rằng, thiếu hụt lao động cũng là mối lo lớn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó thu hút lao động, trong khi chi phí ngày càng tăng.

Thông tin mới đây của Công ty May Nhà Bè cũng cho biết, dịch COVID-19 chưa được kiểm soát, ngành dệt may tiếp tục đối diện với sự thiếu hụt lao động, chi phí nhân công tăng cao. Ngoài ra, việc sản xuất ổn định còn phụ thuộc nhiều vào việc doanh nghiệp có “thu xếp” đủ vaccine để tiêm cho người lao động và người thân của họ hay không. Mới đây, Công ty May Nhà Bè đã có 3.000 công nhân được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Công ty May Hưng Yên cho biết, doanh nghiệp liên tục nhận đơn hàng từ châu Âu, Hoa Kỳ… Nhưng, để ổn định sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giao hàng, người lao động cần được tiêm vaccine phòng COVID-19. Nếu có thể nhanh chóng tiêm vaccine cho người lao động thì ngành dệt may có thể tạo đà phát triển và bứt phá.

Trong bối cảnh hiện nay, tuyển dụng đủ lao động và người lao động được tiêm vaccine sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kịp thời giao hàng, trả hàng trong thời gian đến cuối năm. Điều này không chỉ giúp nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam hiện nay mà cũng tạo nguồn lợi nhuận, tạo tiền đề cho sự bứt phá trở lại những năm tới…

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

14/05/2024 14:56

Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

14/05/2024 14:44

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

14/05/2024 06:57

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

13/05/2024 15:43

CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

13/05/2024 13:55

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

13/05/2024 08:36

CTCP Thủy Điện Nậm La công bố tình hình thanh toán lãi trái phiếu năm 2023. Mặc thanh toán đúng hạn, công ty vẫn bị xử phạt hành chính vì vi phạm lỗi không công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

13/05/2024 08:08

Quý 1/2024, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 3 năm 2022 với mức lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng.

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

13/05/2024 00:17

Gói thầu xây lắm thuộc dự án Nâng cấp BTNN tuyến đường từ đường Chà Vi (cao su bà Triên) - nhà bà Tư Lan, khu phố 5, phường Mỹ Phước đã có đơn vị trúng thầu.

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

13/05/2024 00:13

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày.