largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ năm, 09/09/2021, 11:00 AM
  • Click để copy

Nước lũ về hạ nguồn sông Mekong thấp kỷ lục

Mực nước Biển Hồ đã xuống mức thấp kỷ lục vào cuối tháng trước, đang làm gia tăng thêm các lo ngại về hệ sinh thái cực kỳ quan trọng ở hạ lưu sông Mekong.

“Mực nước đo tại Biển Hồ thấp hơn 80cm so với mức thấp kỷ lục trước đó - được ghi nhận vào năm 2020 - và thấp hơn trung bình 4m. Điều này đồng nghĩa với trái tim đang đập của dòng Mekong đang cần tiếp sức”, ông Eyler nói.Nguyên nhân được cho là do các con đập thủy điện ở phía thượng nguồn sông Mekong, bao gồm Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc tích giữ nước để phục vụ sản xuất điện là một yếu tố góp phần làm giảm lượng dòng chảy về Biển Hồ cũng như vùng hạ lưu.

Biển Hồ (Tonle Sap) vốn là sinh kế quan trọng đối với hàng triệu người ở Campuchia đang đứng trước nhiều nguy cơ rủi ro. Ảnh: Pichayada Promchertchoo

Biển Hồ (Tonle Sap) vốn là sinh kế quan trọng đối với hàng triệu người ở Campuchia đang đứng trước nhiều nguy cơ rủi ro. Ảnh: Pichayada Promchertchoo

Dữ liệu từ mạng lưới Mekong Dam Monitor, một nền tảng trực tuyến theo dõi các chỉ số trên lưu vực sông Mekong, cho thấy hơn 12 tỷ mét khối nước đã được giữ lại bởi 45 đập ở thượng nguồn kể từ đầu tháng Bảy. Theo ước tính của dữ liệu vệ tinh viễn thám Eyes on Earth, tại một số trạm đo dọc sông Mekong, 25% dòng chảy tự nhiên đã bị biến mất.

Brian Eyler, thành viên cấp cao và giám đốc phụ trách Năng lượng, Nước và Bền vững khu vực Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson (tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ) cho biết: Vào cuối tháng 8, mực nước Biển Hồ ghi nhận mức thấp nhất lịch sử, thời điểm mà lẽ ra nước lũ từ thượng nguồn đã đổ về mang theo phù sa và nguồn lợi thủy sản.

Những yếu tố trên kết hợp với lượng mưa dưới mức trung bình đã dẫn đến sự chậm trễ hiện tượng dòng chảy ngược hàng năm độc đáo từ sông Mekong vào Biển Hồ, mang theo một lượng lớn cá tôm chảy vào. Nếu càng nhiều nước được lưu trữ ở thượng nguồn, thì việc đảo ngược dòng chảy ở Biển Hồ càng kéo dài.

Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng đang tạo ra sự tàn phá theo thời gian và cường độ của mùa gió chướng, phá vỡ thêm các hành vi tự nhiên của hệ thống hồ và đe dọa nền nông nghiệp ở Campuchia.

Ủy ban sông Mekong (MRC), một cơ quan liên chính phủ nhằm quản lý nguồn nước chung, cho biết họ đã biết từ lâu rằng các hồ chứa dọc theo sông Mekong sẽ làm gián đoạn thời gian và mạch lũ. Nhưng điều kiện hiện nay đặc biệt đáng lo ngại.

Người phát ngôn MRC cho biết: “Trong vài năm qua, chúng tôi đã chứng kiến nhiều sự bất thường. Điều này, cùng với áp lực đánh bắt cá gia tăng, ô nhiễm, giảm phù sa và các rào cản đối với sự di cư của tôm cá chính là mối đe dọa hiện hữu đối với các hệ sinh thái ở hạ lưu sông Mekong”.

Bên cạnh những tác động đến môi trường và sinh thái, còn có những tác động xã hội đối với hàng triệu người sống dựa vào Biển Hồ để tồn tại. Và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do đại dịch COVID-19 đang đẩy cuộc sống của nhiều ngư dân lâm vào nghèo đói.Oudom Ham, một nhà tư vấn độc lập của Campuchia về biến đổi khí hậu và các vấn đề sông ngòi cho hay, đánh bắt cá không còn là nghề kiếm thu nhập khả thi như trước đây nữa. “Bây giờ họ thậm chí không thể đánh bắt cá để kiếm cơm. Muốn ăn cá họ cần phải mua, điều này thật nực cười vì họ là ngư dân nhưng lại không thể tìm được cá cho mình”, ông Ham nói.

Các thách thức trên đang tiếp tục gây ra những tranh cãi gay gắt về địa chính trị xung quanh việc quản lý nguồn tài nguyên nước chung của sông Mekong.

Trong khi Trung Quốc vẫn không đồng ý với các đánh giá ở phía hạ nguồn rằng, các con đập của họ là nguyên nhân gây ra mực nước giảm, khi đổ lỗi cho "lượng mưa ngắt quãng" là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đang xảy ra.

Theo giới phân tích, việc đưa ra các giải pháp phù hợp với quan điểm của các bên liên quan trong khu vực ngày càng cấp bách hơn. “Các quốc gia ở hạ nguồn cần tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để trả lại các mô hình dòng chảy tự nhiên cho sông Mekong. Việc khôi phục lại dòng chảy tự nhiên sẽ rất khó khăn nhưng không phải là không thể. Bằng chứng là việc chia sẻ dữ liệu thủy văn đã có chuyển biến, và yêu cầu Bắc Kinh cần minh bạch hơn”, ông Eyler cho biết.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.