largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ sáu, 04/03/2022, 17:15 PM
  • Click để copy

Nữ sinh đến giảng đường bằng đầu gối thực hiện ước mơ đứng trên bục giảng

Suốt 4 năm qua, một nữ sinh viên khuyết tật ngày ngày đến giảng đường bằng đầu gối nhưng quyết tâm trở thành giáo viên ngành giáo dục đặc biệt.

Tuy bị khiếm khuyết về hình thể và phải đến giảng đường bằng đầu gối nhưng Phạm Thị Thu Thủy, sinh viên năm 4 Khoa Giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, luôn duy trì lối sống tích cực và lan tỏa nguồn năng lượng này.

Bị khuyết tật, cha mẹ bỏ rơi

Thủy sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy éo le. Cô bị cha mẹ bỏ rơi ở bệnh viện Từ Dũ ngay từ lúc chào đời. Sau đó, cô được chuyển qua làng Hòa Bình sinh sống đến tận hôm nay.

Trong suốt 4 năm qua, nữ sinh viên Thu Thủy đến trường bằng đầu gối NVCC

Trong suốt 4 năm qua, nữ sinh viên Thu Thủy đến trường bằng đầu gối NVCC

Ở bậc tiểu học, Thủy được cho đi học cùng những trẻ em bình thường khác. Lúc đó, Thủy luôn mặc cảm, tự ti với ngoại hình khác người của mình, Cô bị khuyết tật vận động, với đôi chân co quắp từ đầu gối đến bàn chân, phải di chuyển bằng 2 đầu gối.

“Lúc tôi mới tập đi, thật khủng khiếp. Những bạn khác tập đi với những bước chân. Còn tôi, tôi tập đi bằng đầu gối, tôi té hoài. Đến hiện giờ, tôi đứng một mình cũng không vững”, Thu Thủy chia sẻ.

Sau đó, Thủy được chuyển qua trường chuyên biệt dành cho người khuyết tật, được học cùng những bạn bè đồng cảnh ngộ. Theo Thủy, ngôi trường này giúp cô tự tin hơn và nỗ lực phấn đấu cho tương lai thay vì than vãn.

Người đầu tiên tôi muốn báo tin vui này là ba mẹ, nhưng tôi không có ai để báo. Tôi tin rằng nếu có ba mẹ thì chắc chắn họ sẽ vui lắm

Phạm Thị Thu Thủy

Trong những năm tháng đi học đó, Thủy luôn dành tình cảm đặc biệt với những bạn bị khiếm thính. Dần dần, nữ sinh viên bắt đầu đam mê ngôn ngữ ký hiệu và quyết tâm theo đuổi đến cùng. Thủy tâm sự: “Tôi luôn khát khao đi học để mang kiến thức và năng lượng tích cực đến cho những bạn khiếm khuyết giống mình”.

Thủy trong một lần đi thực tập cùng với bạn bè

Thủy trong một lần đi thực tập cùng với bạn bè

Thế là, Thủy buộc bản thân phải vào ĐH, theo đuổi con đường mình đã chọn. Cô ngày đêm học tập, rèn luyện để mong đủ điểm xét tuyển vào ngành học mình mong muốn. Có lúc, nữ sinh này muốn bỏ cuộc vì đau chân, lo sợ không được cộng đồng chấp nhận vì là người khuyết tật. Nhưng rồi cuối cùng Thủy đã vượt qua tất cả để thực hiện ước mơ của mình.

“Ngày biết kết quả trúng tuyển vào ĐH, tôi rất vui vì được theo đuổi đam mê trở thành giáo viên ngành giáo dục đặc biệt. Người đầu tiên tôi muốn báo tin vui này là ba mẹ, nhưng tôi không có ai để báo. Tôi tin rằng nếu có ba mẹ thì chắc chắn họ sẽ vui lắm”, Thủy nghẹn ngào nói.

Mơ ước làm cô giáo dần hình thành

Vào ĐH, Thủy làm bạn với chiếc xe lăn mỗi ngày đến trường và phải đối mặt những bậc thang. Mỗi ngày, Thủy lê từng bước bằng đầu gối lên những bậc thang ấy để thực hiện ước mơ trở thành giáo viên.

“Đôi lúc tôi cũng buồn, chân bị tái phát và rất đau. May mắn thay, tôi cũng được bạn bè hỗ trợ. Tôi từng nghĩ mình sẽ từ bỏ hành trình học ĐH vì phải mổ chân, nhưng không…”, nữ sinh viên nói.

Mỗi ngày ở giảng đường ĐH với Thủy là một ngày vui, bởi cô luôn nghĩ mình là một người bình thường, không bị khuyết tật. Dù khó khăn đến đâu, Thủy cũng cố gắng vượt qua. Cô luôn nhấn mạnh rằng cô không có khái niệm từ bỏ đam mê và cuộc sống của mình.

Sau 4 năm miệt mài học, Thủy đã trở thành cô giáo dạy cho những học sinh khiếm thính. “Sau này, tôi mong muốn trở thành phiên dịch viên chuyên ngành ngôn ngữ ký hiệu”, Thủy chia sẻ về kế hoạch tương lai.

Tuy bị khiếm khuyết cơ thể nhưng Thu Thủy luôn tỏ ra lạc quan, yêu đời NVCC

Tuy bị khiếm khuyết cơ thể nhưng Thu Thủy luôn tỏ ra lạc quan, yêu đời NVCC

Khi nói về ước mơ dài lâu, cô cho biết mình luôn khao khát được tìm thấy ba mẹ. Cô muốn khoe với ba mẹ những gì đã làm được, muốn được ôm ba mẹ trong lòng. “Tôi nghĩ rằng ngày gặp lại ba mẹ, tôi sẽ khóc rất nhiều”, Thu Thủy bày tỏ.

Ngoài ra, cô cũng muốn từ sự năng động, tự tin và lạc quan của mình có thể truyền tải đi thông điệp cho người khuyết tật khác.

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

01/01/2024 15:54

Bà Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết, đang tiếp tục vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường sinh sống để giáo viên nuôi dưỡng.

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

31/12/2023 20:36

Vụ tai nạn giao thông khiến cô giáo mầm non Trần Thị Trí bị cán dập nát phải cắt bỏ chân phải. Gia đình có 3 người con nhỏ, chồng làm thuê thu nhập bấp bênh và hiện đang ở trọ, nên hoàn cảnh rất khó khăn rất cần sự chung tay, giúp đỡ của toàn xã hội.

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

29/12/2023 08:29

Vừa thấy người lạ, bé Nguyễn Văn Chí Trung (34 tháng tuổi, quê quán ấp Tân Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang - ảnh) đã khóc thét và rúc đầu vào ngực mẹ.

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

27/12/2023 20:46

Một người đàn ông ở xã Hoài Mỹ (TX Hoài Nhơn, Bình Định) có hành động đẹp khi trả lại tiền, vàng trị giá gần 43 triệu đồng nhặt được cho người bị mất.

Thuốc nam từ thiện

Thuốc nam từ thiện

25/12/2023 07:02

Mỗi buổi sáng, khuôn viên điện thờ Phật Mẫu Trường Tây (xã Trường Tây, thị xã Hoà Thành) trở nên nhộn nhịp với các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí. Bệnh nhân ra vào tấp nập, đông đảo người làm từ thiện làm việc không ngơi tay.

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

23/12/2023 12:06

Chiều 22/12, Công ty TPComs (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Bảo Lộc, Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bệnh viện II Lâm Đồng tổ chức chương trình ký kết trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II.

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

22/12/2023 17:36

Sáng 22-12, lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện Bình Định đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật, tặng hoa chúc mừng bà Phạm Thị Lan (mẹ bé gái hiếu thảo Phan Thị Ca) xuất viện trở về nhà.

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

16/12/2023 10:07

Mặc dù đã gần 70 tuổi, nhưng bà Lâm Thị Hà, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khu phố Hải Trung, TT.Phước Hải, huyện Đất Đỏ vẫn xông xáo trong công tác hội và chăm lo cho bà con trong khu phố. Người dân ở đây trìu mến gọi bà là cô Sáu Hà.

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

15/12/2023 09:28

Nhiều năm nay vợ chồng anh Hiếu vẫn sống trong căn nhà tạm được lợp bằng lá, trời nắng thì nóng, mưa thì dột, trong nhà không có một tài sản giá trị.

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

14/12/2023 08:27

Ngày 13-12, Bệnh viện Bình Định đã cử các y, bác sĩ phối hợp với chuyên gia y tế tại TPHCM đến tận nhà, hỗ trợ khám bệnh cho bà Phạm Thị Lan (40 tuổi), mẹ của em Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định).