Nông dân thua lỗ vì giá phân bón tăng cao
Vài tuần nay, phân bón tiếp tục có đợt tăng giá mới. Từ đầu năm đến nay, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng kỷ lục, thậm chí giá nhiều loại tăng gấp đôi, gấp ba so với cùng kỳ năm ngoài.

Nông dân xã Gia Canh, H.Định Quán xịt thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh trên cây lúa. Ảnh: B.Nguyên
Nông dân lao đao vì sản xuất không còn lợi nhuận, thậm chí thua lỗ nặng do vật tư nông nghiệp đầu vào đội giá quá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đầu ra nông sản gặp khó khăn, thậm chí có nguy cơ tồn hàng, rớt giá.
* Giá tăng kỷ lục
Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng giá bán. Tăng cao nhất là các loại phân bón nông dân sử dụng nhiều như: DAP, Urê...
Ông Trần Quang, Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Tiến (xã Xuân Phú, H.Xuân Lộc) so sánh, phân DAP hiện có giá 1,3 triệu đồng/bao 50kg trong khi cùng kỳ năm ngoái giá chỉ có 680 ngàn đồng; Urê trước đây giá chỉ 360 ngàn đồng/bao thì nay đã vượt quá 800 ngàn đồng/bao…
Giá các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng “leo thang” chưa từng có, bình quân ở mức vài chục phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng những loại thuốc nông dân sử dụng nhiều có khi tăng gấp đôi so với trước. Cả vụ sản xuất vất vả nhiều tháng trời nhưng nông dân hầu như không có đồng lời, thậm chí lỗ vốn vì giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao chiếm hết lợi nhuận của nông dân. Nông dân trồng lúa càng lao đao hơn vì ngay đầu vụ thu hoạch, giá lúa đã giảm sâu, hiện dao động từ 4,5-5 ngàn đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 1 ngàn đồng/kg.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, nông dân trồng rau tại xã Suối Cát (H.Xuân Lộc) xót xa, chưa bao giờ nông dân gặp khó khăn như hiện nay vì đầu ra các mặt hàng rau ăn lá rất bấp bênh với giá bán thường thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng quá cao, nhất là giá phân bón tăng cao chưa từng có, nhiều loại phân bón tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không có giải pháp quản lý, kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp, nông dân sẽ khó đảm bảo được hoạt động sản xuất vì càng làm càng thua lỗ.
Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng chưa có điểm dừng trong khi nông sản rơi vào cảnh rớt giá cũng là nỗi lo chung của nông dân trồng cây ăn trái. Bà Nguyễn Thị Oanh, nông dân trồng thanh long ở xã Hưng Thịnh (H.Trảng Bom) lo lắng, suốt những tháng thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, giá thanh long bán tại vườn có lúc chỉ được 1-2 ngàn đồng/kg, thậm chí cho không vì không có thương lái thu mua. Hiện nay, giá thanh long tăng lên hơn 10 ngàn đồng/kg nhưng vẫn thấp hơn giá thành sản xuất đang bị đội lên rất nhiều do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao chưa từng có. Nhiều nông dân hiện chỉ đầu tư cầm chừng vì e ngại thua lỗ.
* Khó kiểm soát
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật “sốt giá” là vấn đề thời sự nóng hổi suốt nhiều tháng qua. Đây là những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân nhưng vấn đề quản lý cả về giá và chất lượng sản phẩm vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết vụ hè thu và triển khai kế hoạch vụ thu đông và vụ mùa năm 2021 ở khu vực Nam bộ diễn ra vào tháng 8, nhiều ý kiến của lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực phía Nam kiến nghị về khó khăn trong quản lý vấn đề giá cả các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dưới góc độ địa phương. Theo đó, ngành Công thương và ngành Nông nghiệp cần kịp thời có giải pháp hiệu quả trong quản lý về giá cả cũng như chất lượng các mặt hàng trên; đặc biệt, cần có chương trình bình ổn giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trong “bão giá” như hiện nay.
Cùng quan điểm, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tính toán, vụ hè thu, chi phí phân bón chiếm 22% trên tổng chi phí sản xuất lúa, chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm khoảng 16%. Như vậy, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khoảng 38% tổng chi phí sản xuất lúa. Chi phí này còn thay đổi tùy vào vụ mùa sản xuất, tùy vào các tỉnh, thành khác nhau. Theo đó, khi giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao khiến chi phí giá thành sản xuất nông nghiệp bị đội lên đáng kể.
Ngoài ra, thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sốt giá là cơ hội kiếm lợi nhuận khủng cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc giả, kém chất lượng.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam từng nhiều lần cảnh báo, thị trường hiện có hàng ngàn loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác nhau nên rất khó kiểm soát về chất lượng. Tuy hằng năm, nông dân đều được tham gia tập huấn về sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật, nhưng họ vẫn thường dựa vào các đại lý bán thuốc để chọn loại thuốc cũng như cách sử dụng. Và điều đáng báo động hiện nay là người bán thuốc bảo vệ thực vật lại rất thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và họ cũng chỉ chạy theo lợi nhuận. Nông dân đang phải đối mặt với “ma trận” thuốc giả, phân bón giả vì các hình thức chế tài quản lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này chưa đủ mạnh nên thị trường đang tràn lan phân bón giả và kém chất lượng.
Xây dựng 43 đảm nhận xây mới hai cống thủy lợi tại An Thới Đông
Công ty Xây dựng 43 tiếp tục khẳng định năng lực khi một mình tham gia và trúng gói thầu hơn 10 tỷ tại huyện Cần Giờ, TP HCM (cũ).
Tân Liên Phát Tân Cảng: Lỗ 397 tỷ năm 2024, kiểm toán có ý kiến ngoại trừ
Bức tranh tài chính đáng lo ngại với khoản lỗ lớn và ý kiến ngoại trừ từ đơn vị kiểm toán tại Báo cáo tài chính 2024 của Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng.
PGBank bị Thanh tra NHNN phạt 370 triệu đồng, chuyển thông tin 15 cổ đông sang cơ quan chức năng
PGBank bị xử phạt về 3 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm: Không ban hành một hoặc một số quy định nội bộ theo quy định của pháp luật; Lập hợp đồng ủy thác không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; Không thành lập Hội đồng mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.
Bình Trang được giao duy tu các tuyến đường tại Tân Hưng
Với giá dự thầu thấp hơn, công ty Bình Trang đã giành được gói thầu hơn 1 tỷ tại huyện Tân Hưng, Long An (cũ).
Hậu Giang: Liên danh Bội Thu – Khải Linh thắng gói thầu 6,8 tỷ
Gói “Hỗ trợ mua sắm phân hữu cơ (dạng viên)” tại Long Mỹ có kết quả trúng thầu ngày 20/6/2025, liên danh Bội Thu – Khải Linh trúng với giá 6,8 tỷ đồng
Everland: Liên tục không đạt kế hoạch lợi nhuận, dòng tiền kinh doanh âm kéo dài
Tập đoàn Everland nhiều năm liên tiếp đặt các kế hoạch lợi nhuận đầy kỳ vọng, nhưng kết quả thực tế không đạt. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm hàng trăm tỷ đồng. Dù quý 1/2025 có tín hiệu phục hồi nhẹ, bài toán dòng tiền vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Hậu Giang: Trương Thành Căn trúng gói vật tư VietGAP tại Vị Thủy
Dù vướng kiến nghị cho rằng hồ sơ mời thầu hạn chế cạnh tranh, gói VietGAP tại huyện Vị Thủy vẫn được trao cho Hộ kinh doanh Trương Thành Căn với giá hơn 1,4 tỷ đồng
Gói bảo dưỡng chợ Tam Hải gọi tên nhà thầu Duy Sơn
Loại 2 đối thủ, Công ty Duy Sơn được UBND phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP HCM (cũ) phê duyệt trúng gói thầu hơn 1 tỷ đồng.
Tân Thành trúng gói thầu làm đường Lai Uyên 95 gần 11 tỷ
Vượt qua hai nhà thầu khác, Công ty Tân Thành trúng gói thi công BTNN đường Lai Uyên 95 với giá gần 11 tỷ đồng
Liên danh 2 thành viên thắng gói xây cầu Lính Năm hơn 6 tỷ
Ngày 21/06/2025,UBND huyện Đầm Dơi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu xây cầu Lính Năm hơn 6 tỷ về tay liên danh Thành Thọ - Như Thịnh