largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Nông dân muốn nói 'zero' với trồng mía vì phân chia lợi nhuận không đều

Mức lợi nhuận người trồng mía Việt Nam thu được hiện tại thấp hơn nhiều so với lợi nhuận mà người trồng mía tại các nước khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines thu được (ở mức 60-70%) khi họ tham gia chuỗi. Điều này không tạo được động lực cho người trồng mía tại Việt Nam tham gia sản xuất.

Ông Nguyễn Vinh Quang, Tổ chức Forest Trends, cho biết diện tích trồng mía hiện tại khoảng 151.000 ha, tương ứng sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía và 0,77 triệu tấn đường. Tuy nhiên, lượng đường sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng. Bởi vậy, trong giai đoạn 2017-2020, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 1,2- 1,8 triệu tấn đường.

Lợi nhuận nông dân Việt thấp hơn Thái Lan, tiền vào túi ai?

Ngành mía đường Việt Nam đang có xu hướng co hẹp. Diện tích trồng mía giảm từ hơn 274 nghìn ha trong vụ 2016-2017 xuống còn gần 151 nghìn ha hiện nay, tương đương mức giảm trên 45%. Sản lượng đường giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 0,77 triệu tấn, tương đương mức giảm 38%.

Hộ trồng mía chỉ nhận được dưới 11% trong tổng lợi nhuận từ chuỗi.

Hộ trồng mía chỉ nhận được dưới 11% trong tổng lợi nhuận từ chuỗi.

Với khoảng trên 126.000 hộ nông dân tham gia liên kết, cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tuy nhiên trong liên kết này, "các nhà máy luôn ở thế "cửa trên", là người đưa ra quyết định về chất lượng mía và giá mía nguyên liệu. Hộ nông dân hầu như không có tiếng nói trong việc hình thành các quyết định này. Khâu thu mua mía nguyên liệu đang có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy, thường là có sự cấu kết với các thương lái mía", ông Vinh đánh giá.

Đáng chú ý, ông Vinh cũng chỉ ra, chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi cung hiện đang mất cân đối nghiêm trọng, với người trồng mía có vai trò quan trọng nhưng lợi ích nhận được ít nhất. Cụ thể, nhóm hộ trồng mía chỉ nhận được dưới 11% trong tổng lợi nhuận từ chuỗi. Trong khi, lợi nhuận mà người trồng mía tại các nước khác như: Thái Lan, Indonesia và Philippines thu được ở mức từ 60-70% khi họ tham gia chuỗi.

Ông Hồ Thành Biên, hộ nông dân trồng mía ở Tây Ninh than phiền rằng người trồng mía đường chỉ được hưởng lợi nhuận 11% trong chuỗi giá trị, vậy 89% rơi vào tay ai. Rõ ràng đây là sự bất hợp lý. Người nông dân chịu nhiều thiệt thòi, đầu ra của họ cũng không có quyền gì, đây là bức tranh rất tối cho sự phát triển của ngành đường.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của người trồng mía là không biết được trữ đường thật. Ông Biên nhắc tới việc phân chia lợi nhuận rất nan giải, nếu nhà máy cứ tham lam, đặt lợi nhuận lên hàng đầu thì ngành không phát triển được. "Hiện có nhà máy thu mua mía nguyên liệu chưa đến 1 triệu đồng/tấn. Một tấn mía đem đi đơn vị khác phân tích chênh lệch tới 4-5 trữ đường. Trong khi mía Tây Ninh mà vẫn chỉ được 7 trữ đường", ông Hồ Thành Biên bức xúc cho biết không chỉ ông mà nhiều nông dân muốn "zero" với diện tích mía bởi không còn lòng tin, không còn mặn mà với mía đường.

Ông Hồ Thành Biên cho rằng, các nhà máy tính giá thu mua mía chỉ dựa theo trữ lượng đường. Sản phẩm đường được bao nhiêu thì các doanh nghiệp không công khai mà nông dân lại không biết được. Nếu các nhà máy cứ lấy lợi nhuận của mình đặt lên hàng đầu thì ngành mía đường sẽ không thể phát triển bền vững.

Để ngành mía tồn tại bền vững, ông Hồ Thành Biên cho rằng, các nhà máy nên minh bạch, chia sẻ lợi nhuận rõ ràng, minh bạch trữ đường để nông dân có niềm tin vào cây mía.

Cần đảm bảo lợi ích của người nông dân ở mức 60 - 70%

Nhóm hộ trồng mía chỉ nhận được dưới 11% trong tổng lợi nhuận từ chuỗi. Trong khi, lợi nhuận mà người trồng mía tại các nước khác như: Thái Lan, Indonesia và Philippines thu được ở mức từ 60-70% khi họ tham gia chuỗi.

Bà Võ Thị Lý, đại diện Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), cho biết Hiệp hội Mía đường Việt Nam đang thiếu vắng đại diện người trồng mía, chủ yếu là doanh nghiệp mía đường. Do vậy, Hiệp hội cần có cơ chế, sửa đổi điều lệ cho hộ nông dân tham gia nhiều hơn.

Theo bà Lý, thời gian qua, giá thu mua mía đã tăng nhưng chưa làm yên lòng người nông dân bởi còn bấp bênh. Ngay thời điểm này, Cục cũng đang giải quyết đơn "kêu cứu" của người nông dân trồng mía ở Tây Ninh về giá mía bấp bênh. Do vậy, cần có cái nhìn của các bên để sản xuất bền vững, lâu dài.

Về quy chuẩn mía đường, hiện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đang được giao sửa đổi. Dự thảo của quy chuẩn là sẽ thành lập những đơn vị độc lập để giám sát, đánh giá về trữ đường để nông dân yên tâm cũng như minh oan được cho các doanh nghiệp hoạt động chân chính.

Theo ông Nguyễn Vinh Quang, ngành mía đường trong nước đang đứng trước sức ép vô cùng lớn, đòi hỏi cần có những thay đổi mang tính chất tổng thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành. Thay đổi tổng thể bao gồm các cơ chế, chính sách; có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với nguồn đường nhập lậu đang diễn ra hiện nay; đánh giá đúng vai trò của người nông dân trong chuỗi giá trị mía đường và chia sẻ lợi ích với họ...

Hình thành liên kết chuỗi không chỉ đơn giản là nhà máy đường và hộ dân trồng mía tự nguyện tham gia vào liên kết mà còn đòi hỏi vai trò quan trọng của Nhà nước. Chính sách này cũng cần quy định rõ ràng về tỷ lệ phân chia lợi ích giữa người trồng mía và các bên tham gia chuỗi cung, đặc biệt là các nhà máy. Cần đảm bảo lợi ích của người dân ở mức 60 - 70%. Mô hình về tỷ lệ phân chia này đã thành công tại các quốc gia như Thái Lan, Philippines và Indonesia.

Nhà nước có tiềm năng trong việc xây dựng lòng tin giữa các bên, đóng vai trò trọng tài trong các cơ chế phân chia trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Điều này giúp giảm thiểu được các rủi ro trong khâu thực hiện hợp đồng. Xây dựng chính sách đặc thù về liên kết cần đặc biệt quan tâm tới thực trạng và tâm tư nguyện vọng của các hộ dân tham gia trồng mía, bởi đây là nhóm yếu thế khi tham gia liên kết. Chính sách đặc thù về liên kết chuỗi cũng nên quy định thúc đẩy liên kết chuỗi là nhiệm vụ của chính quyền và các tổ chức xã hội địa phương.

Dưới góc nhìn của chuyên gia phân tích độc lập, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhấn mạnh tới câu chuyện hiệu quả, thiếu bền vững của chuỗi giá trị ngành mía đường. Ngành mía đường đang gặp nhiều khó khăn trước tác động của hội nhập, với đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan. Giá mía đường Việt Nam thấp hơn Philippines, Thái Lan, rồi lại chịu sự cạnh tranh với đường nhập lậu. Có thể nói là khó khăn trăm bề.

"Trong bối cảnh người nông dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp, hiệp hội nên ngồi lại và có kiến nghị với Chính phủ như tăng cường kiểm soát đường nhập lậu bởi doanh nghiệp chết, người nông dân cũng chết", ông Thắng khuyến nghị.

Ông Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng ngành mía đường khó nhưng không phải đã hết cửa, còn nhiều cơ hội để cạnh tranh, thậm chí vượt lên Thái Lan. Để đạt được điều này thì vai trò của chính sách rất quan trọng. Nông dân Thái Lan thường tham gia vào hiệp hội, hợp tác xã chứ không hoạt động tự do. Vậy nên cần rà soát lại vùng mía đường của mình, vùng nào hiệu quả cần thúc đẩy, giờ có chính sách hỗ trợ HTX rất mạnh, khuyến khích hộ trồng mía tham gia HTX, ứng dụng được cơ giới hóa.

"Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đa giá trị, ngành mía đường không chỉ làm đường mà còn có thể nhiều sản phẩm khác, trong đó có vai trò của HTX. Chính sách hỗ trợ của địa phương cho HTX rất mạnh, tại sao ngành đường không thể đẩy mạnh phát triển. Như ở Thái Lan, giá đường và trữ lượng đường do Nhà nước là trọng tài can thiệp", ông Thế Anh nêu quan điểm.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.