| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ năm, 09/03/2023, 11:15 AM
  • Click để copy

Người mẹ cưu mang gần 130 sinh viên

Nép mình trong con hẻm 104 trên đường Kim Long (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), có căn nhà nhỏ luôn rộn rã tiếng nói cười của những người trẻ. Chủ nhân ngôi nhà là cụ bà 91 tuổi, người được ví như "bà tiên tóc bạc" giữa đời thường.

Nhà dành cho sinh viên nghèo ở không lấy tiền

Tìm đến đây vào một ngày nắng tháng 3, biết có người ngoài ngõ, đứng từ trên gác, Trần Minh Chiều (23 tuổi, quê Hà Tĩnh) lễ phép cất giọng chào: "Ai đấy ạ?". Chàng trai này là một trong số các sinh viên đang sống cùng cụ bà Huỳnh Thị Diệp (91 tuổi) trong căn nhà nhỏ.

Sinh viên sống trong ngôi nhà của cụ Diệp như một gia đình Lê Hoài Nhân

Sinh viên sống trong ngôi nhà của cụ Diệp như một gia đình Lê Hoài Nhân

Nghe có tiếng người lạ, phía sau nhà, cụ Diệp tắt vội chiếc radio cũ, gượng mình ngồi dậy thỏ thẻ chào khách: "Bọn nhỏ đi học cả rồi, tôi không thấy đường nên ban ngày chỉ nằm nghe radio giải trí thế này thôi".Cụ bà bộc bạch, năm 28 tuổi mắt trái của bà bỗng bị mù vĩnh viễn. Gia đình khó khăn nên bà chọn sống một mình để phụng dưỡng cha mẹ già, khi bố mẹ mất, bà sống thui thủi từ ngày đó.

Đến năm 1991 dù đời sống còn lắm cơ cực nhưng vì thương những sinh viên nghèo từ các tỉnh thành xa đến Huế học tập, cụ Diệp cho họ về ở mà không lấy tiền. Tiếng lành đồn xa, hết thế hệ này nối gót thế hệ khác, ngót nghét hơn 30 năm qua cụ bà đã làm mẹ của gần 130 sinh viên nghèo.

Ngồi trầm ngâm, cụ Diệp nhớ lại, có thời điểm vào mùa thi trong nhà hơn 20 thí sinh. Vì không đủ giường, bà phải trải chiếu cho các con nằm ra nền nhà.

"Tôi nghèo lắm, chả có gì ngoài cái nhà nhỏ cho chúng nó ở. Dù khó khăn nhưng vui vì đứa nào cũng ngoan, học giỏi. Bây giờ thằng Hùng hắn ra làm bác sĩ, Đỗ Mạnh làm luật sư, có đứa thì làm kỹ sư, tụi hắn ở xa nhưng khi mô tụi hắn cũng nhớ gọi về, rồi lâu lâu ra thăm", cụ Diệp nhớ như in từng người.

Đến nay, khi ở cái tuổi gần đất xa trời, mắt của bà cụ đã không còn nhìn thấy, đôi chân cũng yếu dần khiến việc sinh hoạt khó khăn. Nhưng bằng tấm lòng của người mẹ, cụ Diệp vẫn yêu thương, quan tâm các con mỗi ngày theo cách riêng có thể.

"Nhà chật nhưng tấm lòng luôn rộng mở"

Ngồi nâng niu, nhẹ nhàng xoa bóp đôi bàn tay nhăn nheo của bà cụ, cậu con trai Trần Minh Chiều nói: "Bây giờ bà yếu hơn rồi, phải nói lớn thì bà mới nghe, mắt cũng không thấy đường nên mấy đứa em cứ phải để ý nghe bà gọi. Đi thì thôi chứ ở nhà là bà hỏi han, quan tâm đủ thứ. Cuộc sống xa quê nên những tình cảm ấm áp này cũng khiến em vơi đi bớt phần nào nỗi nhớ nhà".

Nghe chàng trai này nói, cụ Diệp xúc động: "Tôi thân già côi cút, ngày ăn chưa hết nửa lon gạo nên cũng không cần tiền bạc chi nhiều, chỉ cần có tụi nó đây là vui. Ở trong nhà, mấy đứa hắn xem nhau như anh em ruột thịt, đùm bọc, giúp đỡ nhau, vậy là tốt rồi". Đến nay, nhà cụ Diệp không chỉ là nơi để bao cô cậu sinh viên an trú, vững vàng học tập, mà tình cảm đặc biệt từ ngôi nhà này còn là "bệ phóng", điểm tựa tinh thần để những người con đi xa tiến bước giữa đời.

Kể về khoảng thời gian sống cùng cụ Diệp, anh Trần Văn Hân (42 tuổi, hiện là giám đốc một trung tâm âm nhạc tại TP.HCM) không khỏi bồi hồi. Anh Hân nhớ nhất là khoảng thời gian sinh viên chật vật, nhờ có sự yêu thương giúp đỡ của cụ Diệp, anh đã vượt qua những lúc khó khăn nhất của cuộc đời. Tốt nghiệp đại học, anh chia tay mẹ Diệp vào TP.HCM lập nghiệp, đến nay người con này đã có sự nghiệp vững vàng.

"Cứ có chuyện gì cần tâm sự hay nhớ mẹ là tôi gọi về để hỏi han, kể lể. Có dịp công tác về Huế, nơi tôi muốn đến đầu tiên là nhà mẹ. Bởi nơi đó với tôi như ngôi nhà thứ hai và bà là người mẹ đã cưu mang, giúp đỡ tôi suốt khoảng thời gian sinh viên khó khăn", anh Hân nói.

Không chỉ với sinh viên, tình yêu bao la từ ngôi nhà cụ Diệp còn lan tỏa khắp cả xóm nhỏ. Kể về người mẹ đặc biệt này, nhiều người sống quanh đó vui tính ví bà như "bà tiên tóc bạc" giữa đời thường. Bởi cụ Diệp với nụ cười hiền từ, luôn tâm niệm: "Nhà bà chật nhưng tấm lòng luôn rộng mở! Lúc nào còn khỏe bà còn giúp sinh viên nghèo".

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

01/01/2024 15:54

Bà Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết, đang tiếp tục vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường sinh sống để giáo viên nuôi dưỡng.

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

31/12/2023 20:36

Vụ tai nạn giao thông khiến cô giáo mầm non Trần Thị Trí bị cán dập nát phải cắt bỏ chân phải. Gia đình có 3 người con nhỏ, chồng làm thuê thu nhập bấp bênh và hiện đang ở trọ, nên hoàn cảnh rất khó khăn rất cần sự chung tay, giúp đỡ của toàn xã hội.

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

29/12/2023 08:29

Vừa thấy người lạ, bé Nguyễn Văn Chí Trung (34 tháng tuổi, quê quán ấp Tân Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang - ảnh) đã khóc thét và rúc đầu vào ngực mẹ.

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

27/12/2023 20:46

Một người đàn ông ở xã Hoài Mỹ (TX Hoài Nhơn, Bình Định) có hành động đẹp khi trả lại tiền, vàng trị giá gần 43 triệu đồng nhặt được cho người bị mất.

Thuốc nam từ thiện

Thuốc nam từ thiện

25/12/2023 07:02

Mỗi buổi sáng, khuôn viên điện thờ Phật Mẫu Trường Tây (xã Trường Tây, thị xã Hoà Thành) trở nên nhộn nhịp với các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí. Bệnh nhân ra vào tấp nập, đông đảo người làm từ thiện làm việc không ngơi tay.

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

23/12/2023 12:06

Chiều 22/12, Công ty TPComs (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Bảo Lộc, Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bệnh viện II Lâm Đồng tổ chức chương trình ký kết trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II.

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

22/12/2023 17:36

Sáng 22-12, lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện Bình Định đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật, tặng hoa chúc mừng bà Phạm Thị Lan (mẹ bé gái hiếu thảo Phan Thị Ca) xuất viện trở về nhà.

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

16/12/2023 10:07

Mặc dù đã gần 70 tuổi, nhưng bà Lâm Thị Hà, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khu phố Hải Trung, TT.Phước Hải, huyện Đất Đỏ vẫn xông xáo trong công tác hội và chăm lo cho bà con trong khu phố. Người dân ở đây trìu mến gọi bà là cô Sáu Hà.

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

15/12/2023 09:28

Nhiều năm nay vợ chồng anh Hiếu vẫn sống trong căn nhà tạm được lợp bằng lá, trời nắng thì nóng, mưa thì dột, trong nhà không có một tài sản giá trị.

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

14/12/2023 08:27

Ngày 13-12, Bệnh viện Bình Định đã cử các y, bác sĩ phối hợp với chuyên gia y tế tại TPHCM đến tận nhà, hỗ trợ khám bệnh cho bà Phạm Thị Lan (40 tuổi), mẹ của em Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định).