largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Mỏ vàng quỹ đất hai bên sông Sài Gòn

Việc phê duyệt triển khai đề án "Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TPHCM, giai đoạn 2020-2045" được đánh giá sẽ tạo hành lang quan trọng hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất ven sông Sài Gòn vốn luôn là sự trăn trở trong nhiều năm qua của lãnh đạo thành phố cũng như giới nghiên cứu...

Vẽ lộ trình cho sông Sài Gòn

Với đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TPHCM giai đoạn 2020-2045” vừa được UBND TPHCM phê duyệt, mục tiêu mà thành phố đề ra là phát triển hành lang sông Sài Gòn và kênh rạch nội thành nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, tạo nét đặc trưng độc đáo của đô thị, sức cuốn hút và tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ cho TPHCM và vùng thành phố sáng tạo.

Định hướng của thành phố là sẽ từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đa chức năng dọc bờ sông Sài Gòn, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối các tiện ích công cộng, tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh tế, dịch vụ liên quan đến sông nước và hạ tầng xanh.

Quy hoạch dọc bờ sông Sài Gòn chỉ còn 5 vị trí “trống” quy hoạch phân khu. Đồ họa: Sở QHKT

Quy hoạch dọc bờ sông Sài Gòn chỉ còn 5 vị trí “trống” quy hoạch phân khu. Đồ họa: Sở QHKT

TPHCM chia sông Sài Gòn ra 2 vùng, gồm vùng thượng lưu từ hồ Dầu Tiếng đến cầu Phú Long (quận 12) và vùng trung - hạ lưu từ cầu Phú Long đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ (ngã ba sông Sài Gòn - sông Soài Rạp - quận 7). Dự án được chia theo lộ trình để thực hiện. Từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ triển khai chương trình hành động cải tạo, chỉnh trang hành lang sông Sài Gòn - khu vực trung tâm thành phố gắn với các đề án phát triển kinh tế, dịch vụ; ban hành và triển khai quy chế, quy định, hướng dẫn quản lý phát triển hành lang sông nước.

Từ năm 2025-2045, triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xanh tích hợp với hoạt động du lịch và kinh tế, dịch vụ giải trí, đồng thời hoàn chỉnh pháp lý về quy hoạch tại khu vực dọc sông... Thành phố định hướng phát triển chuỗi không gian dọc bờ sông Sài Gòn có đặc trưng bản sắc môi trường bản sắc đô thị sông nước. Từng bước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đa chức năng kết nối các tiện ích công cộng. Đồng thời, hoàn chỉnh pháp lý về quy hoạch tại khu vực dọc sông; liên tục rà soát, nghiên cứu, cập nhật và hoàn thiện các pháp lý quản lý khu vực dọc bờ sông theo hướng bảo đảm lợi ích chung của TPHCM, phù hợp với chủ trương, định hướng quy hoạch cấp cao hơn và đáp ứng với thị trường và tốc độ phát triển chung.

Đáng chú ý trong 5 khu vực thuộc vùng trung lưu và hạ lưu, riêng khu vực 4 có bờ Đông từ cầu Sài Gòn đến cầu đảo Kim Cương và bờ Tây từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận (ngã ba Kênh Tẻ - sông Sài Gòn). Đây là khu vực đi qua trung tâm hiện hữu, tập trung các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghệ và có tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ ven sông.

Với khu vực này UBND TPHCM sẽ ưu tiên phát triển khu vực này nhằm xây dựng kết nối và đồng bộ hệ thống hạ tầng, gồm bờ kè sông, cầu cảng bến thủy, các tuyến đi bộ, xe đạp, bến bãi trung chuyển kết nối không gian mở công viên cây xanh và quảng trường đô thị (bao gồm Quảng trường Hồ Chí Minh), triển khai theo mô hình thí điểm ở một số dự án để có kinh nghiệm, nhân rộng cách làm...

Sử dụng thế nào với mỏ vàng quỹ đất?

Vấn đề được dư luận và giới đầu tư quan tâm hiện nay là nguồn lực quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn sẽ được khai thác và sử dụng như thế nào trong thời gian tới đây để hài hòa các lợi ích cộng đồng khi mà các khu vực trung tâm đã trở nên quá chật chội và đắt đỏ. Khi góp ý về quy hoạch và phát triển sông Sài Gòn, kỹ sư Trần Văn Tường nhận định thực trạng xây dựng vi phạm chủ trương định hướng sử dụng quỹ đất ven sông Sài Gòn đã và đang là sự trăn trở trong nhiều năm qua với giới nghiên cứu, chuyên gia cũng như những lãnh đạo tâm quyết. Đến nay, càng lo hơn, người dân rất quan tâm.

"Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có những thời điểm cơ quan chức năng buông lỏng quản lý và chưa có một quy hoạch tổng thể trọn vẹn cho sông Sài Gòn và hai bên bờ nên hệ lụy bây giờ nếu khắc phục triệt để, e rằng sẽ khó khả thi" - kỹ sư Trần Văn Tường đánh giá.

Theo đó, Kỹ sư Trần Văn Tường đề xuất trong bối cảnh không gian trung tâm đã quá tải, hầu hết các quỹ đất đều được xây dựng và nén chặt nhà cao tầng, quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn rất thích hợp làm dự án phục vụ cộng đồng, mở rộng không gian làm cảnh quan đẹp kết nối khu vực trung tâm và lân cận. Thuận lợi hơn, có sẵn nhiều địa điểm lý tưởng để kết nối khu vực trung tâm như phố đi bộ, quảng trường Mê Linh, Thủ Thiêm và các di tích lịch sử văn hóa như các cảng, bến Nhà Rồng, cầu sắt Bình Lợi (đã tháo dỡ nhưng vẫn giữ lại hai bên đầu cầu để bảo tồn và phục vụ du lịch).

Để khai thác hiệu quả sông Sài Gòn cùng quỹ đất hai bên bờ, phải có tiêu chí rõ ràng theo một hệ thống xuyên suốt, cần một quy hoạch tổng thể trọn vẹn trên cơ sở định hướng phát triển bền vững và có đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo lộ trình đề ra, tránh tư duy nhiệm kỳ.

Theo đó, là hành lang pháp lý minh bạch và công bằng để kêu gọi các đối tác tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm năng thực lực tham gia xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cùng với chuỗi giá trị văn hóa, di tích, lịch sử, du lịch song hành phát triển kinh tế bền vững gắn với khai thác sông Sài Gòn cùng quỹ đất hai bên bờ.

Do đó tới đây, trước tiên phải tiến hành rà soát quỹ đất dọc sông Sài Gòn và cần một chủ trương đúng đắn, thích hợp nhất để phát triển bền vững. Đồng thời xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, những vi phạm đã có chứng cứ, thậm chí được lập biên bản và ban hành quyết định cưỡng chế. Bất kỳ người dân, cơ quan, đơn vị nào cũng điều phải tuân thủ pháp luật, kỷ cương, kỷ luật. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu lực pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, lan tỏa những điều tích cực, sự đồng thuận trong nhân dân. Quy định pháp luật phải thực hiện triệt để và công bằng, công trình vi phạm lớn hay nhỏ, buộc cưỡng chế tháo dỡ, tuyệt đối không để tồn tại hay hợp thức hóa bằng hình thức khác.

Cũng theo Kỹ sư Trần Văn Tường, việc xử lý và cưỡng chế tháo dỡ các vi phạm xây dựng lấn hành lang bảo vệ sông Sài Gòn hoàn toàn thuộc vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền cơ quan chức năng tại TPHCM. Vấn đề là có làm đến nơi đến chốn, biện pháp ngăn chặn những vi phạm tiếp theo có thể xảy ra. Nên chăng, ứng dụng công nghệ mà bất cứ người dân nào cũng có thể tải về để theo dõi, góp ý, phản ánh các vi phạm xây dựng ven sông Sài Gòn để báo cơ quan chức năng kịp thời xử lý, không để xảy ra chuyện đã rồi.

Một yêu cầu quan trọng khác là cần dừng ngay và không cấp phép thêm các dự án ven sông, lấn mặt tiền sông. Thậm chí cần xem lại 83 dự án đầu tư nhà ở, khu phức hợp nhà ở thương mại, dịch vụ, khu công viên vui chơi giải trí, với diện tích thống kê chưa đầy đủ đã hơn 454ha. Nếu có quy hoạch cục bộ, xét thấy không phục vụ đa số cộng đồng cũng nên điều chỉnh sao cho mỗi người dân đều được hưởng lợi từ dòng sông.

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, trên toàn tuyến sông Sài Gòn hiện có khoảng 83 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu phức hợp nhà ở kết hợp với thương mại - dịch vụ, khu công viên kết hợp với vui chơi giải trí, với diện tích thống kê chưa đầy đủ khoảng 454,22ha. Các dự án này đều đã có đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, trong đó, một số được phê duyệt quy hoạch chi tiết trước thời điểm TPHCM ban hành quy định về quản lý hành lang bờ sông. Do đó, chiều rộng hành lang bờ sông tại các dự án này chưa thống nhất với quy định hiện nay.

Cần bảo vệ bờ kè cồn Tam Hiệp (Bến Tre) với kinh phí đầu tư hơn 325 tỷ đồng

Cần bảo vệ bờ kè cồn Tam Hiệp (Bến Tre) với kinh phí đầu tư hơn 325 tỷ đồng

28/01/2024 19:31

Để ngăn chặn sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân, tỉnh Bến Tre đã đầu tư nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước rất lớn xây dựng bờ kè xung quanh cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại.

Vận hành thử nghiệm hệ thống lò đốt Nhà máy rác Côn Đảo

Vận hành thử nghiệm hệ thống lò đốt Nhà máy rác Côn Đảo

28/01/2024 08:29

Hệ thống lò đốt Nhà máy rác Côn Đảo dự kiến trong tháng 1/2024 sẽ bắt đầu vận hành thử nghiệm, thời gian thử nghiệm khoảng 30 ngày để kiểm tra hiệu quả hệ thống và lấy mẫu kiểm định.

Huyện Nhơn Trạch:Giữ vững tốp đầu về giải ngân vốn đầu tư công

Huyện Nhơn Trạch:Giữ vững tốp đầu về giải ngân vốn đầu tư công

26/01/2024 20:38

Nhiều năm qua, H.Nhơn Trạch luôn là địa phương nằm trong tốp đầu của tỉnh về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Năm 2024, H.Nhơn Trạch tiếp tục đặt mục tiêu thực hiện đúng cam kết về giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã được giao kế hoạch.

Niềm vui lớn của người lao động 'xông đất' khu nhà ở xã hội ở Đồng Nai

Niềm vui lớn của người lao động 'xông đất' khu nhà ở xã hội ở Đồng Nai

26/01/2024 10:24

Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hơn 100 hộ dân đầu tiên của khu nhà ở xã hội ở thành phố Long Khánh (Đồng Nai) đã "xông đất", chính thức tiếp nhận tổ ấm trong mơ sau nhiều năm phấn đấu làm việc.

Chạy đua tiến độ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Chạy đua tiến độ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

26/01/2024 09:51

Với mục tiêu hoàn thành dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (BH-VT) giai đoạn 1 trong vòng 24 tháng, nhà thầu sẽ thi công xuyên Tết để “đua” tiến độ.

Sẽ chi 8,3 tỷ đồng để bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất toàn tuyến quốc lộ 51

Sẽ chi 8,3 tỷ đồng để bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất toàn tuyến quốc lộ 51

24/01/2024 09:36

Bộ GT-VT đã phê duyệt kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ năm 2024, trong đó có bố trí kinh phí bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ 51.

Chưa có cơ sở cấp phép xây dựng cho tòa nhà Câu lạc bộ Golf

Chưa có cơ sở cấp phép xây dựng cho tòa nhà Câu lạc bộ Golf

24/01/2024 08:06

Sở Xây dựng Lâm Đồng vừa có văn bản trả lời đề nghị việc cấp phép xây dựng công trình tòa nhà Câu lạc bộ Golf của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL.

Bí thư Huyện uỷ Tân Châu Nguyễn Văn Cường: Thăm, động viên công nhân thi công sửa chữa hồ chứa nước Tha La

Bí thư Huyện uỷ Tân Châu Nguyễn Văn Cường: Thăm, động viên công nhân thi công sửa chữa hồ chứa nước Tha La

23/01/2024 20:12

Theo kế hoạch, công trình sửa chữa hồ nước Tha La sẽ hoàn thành vào ngày 20.6.2025.

TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên quy mô lớn

TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên quy mô lớn

23/01/2024 09:27

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên quy mô lớn, bên cạnh 50 dự án công viên công cộng đang chờ vốn để triển khai.

Kim Oanh Group liệu có đủ sức triển khai khu dân cư ngàn tỷ tại Bình Dương?

Kim Oanh Group liệu có đủ sức triển khai khu dân cư ngàn tỷ tại Bình Dương?

23/01/2024 07:16

Tập đoàn Kim Oanh đang thu hút sự chú ý khi UBND tỉnh Bình Dương vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Kim Oanh Group thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Một Thế Giới (còn gọi là dự án Hòa Lân).