| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ tư, 15/11/2023, 14:22 PM
  • Click để copy

Mắc ca OCOP vùng sâu lên sàn thương mại điện tử

Một gia đình nông dân vùng sâu Di Linh đã chuyển từ một nông hộ chuyên trồng, bán sản phẩm tươi sang nông hộ sản xuất, chế biến nông sản. Và hạt mắc ca từ vùng sâu ấy đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao, đã lên sàn thương mai điện tử, từ đồng ruộng đến tận tay người tiêu dùng khắp đất nước.

Gia đình chị Phạm Thị Vóc, anh Đỗ Văn Thanh vốn là nông dân thuần phác ở Thôn 8, xã Tân Lâm, huyện Di Linh. Anh chị đã sống từ nhỏ trên mảnh đất cà phê, quen với việc chăm cây, tới mùa hái trái và bán cho thương lái. Dịch COVID-19 là một thời gian khó khăn, từ đó anh chị quyết định chuyển hướng trong sản xuất.

Chị Phạm Thị Vóc chia sẻ, như hầu hết nông dân xung quanh, gia đình chị cũng trồng cà phê là cây trồng chính. Được sự vận động của xã, của cán bộ nông nghiệp, anh chị và bà con trồng xen mắc ca, thứ cây lấy hạt vào vườn cà phê để vừa làm cây che bóng, tạo cảnh quan, vừa có thêm trái cải thiện thu nhập. Đất Tân Lâm màu mỡ, bà con lại chọn giống cây từ nguồn cung cấp tốt, mau có trái nên từ vài năm nay, nguồn thu từ mắc ca cũng mang lại cho bà con điều kiện cải thiện kinh tế gia đình. Như mọi người, nhà chị Vóc cũng tới mùa thu hái, bán cho thương lái cả vỏ xanh hoặc bóc vỏ xanh tuỳ yêu cầu. Cho tới dịch COVID-19, mọi hoạt động giao thương kinh tế đều đình trệ khiến hạt mắc ca “ế”, xuống giá thấp, có lúc không có thương lái vào vườn thu. Nghĩ đi nghĩ lại, chị Vóc quyết định tự chế biến tại nhà, ban đầu là để giải quyết hơn tấn hạt mắc ca của gia đình.

“Tôi cũng lên mạng, học hỏi nhiều người cách chế biến hạt mắc ca sao cho ngon. Rồi cứ mày mò làm thử, dần dần cũng hoàn thành quy trình từ sơ chế cho tới thành phẩm. Ban đầu chỉ là muốn rang chín để bảo quản được lâu hơn, bán được hết hạt của vườn nhà. Không ngờ càng làm càng được bà con ủng hộ, mở rộng dần quy mô sản xuất”, chị Phạm Thị Vóc bộc bạch. Quy trình chế biến hạt mắc ca của chị Vóc cũng rất cẩn thận. Hạt tươi được bóc vỏ, sau đó rửa sạch, hong khô trong nhà kính. Sau khi hạt khô, chị hạ ẩm và đưa vào sấy; rồi tới công đoạn tách vỏ và cuối cùng là phân loại. Chị Vóc cho biết, vì hạt mắc ca nhiều dầu, dễ lên mùi nên muốn hàng đạt chất lượng, cần chú ý từng khâu, nhất là khi phân loại phải kỹ càng, nhặt sạch 100% hạt hư, biến màu, biến mùi.

Chị Phạm Thị Vóc kiểm tra mắc ca phơi trong nhà kính

Chị Phạm Thị Vóc kiểm tra mắc ca phơi trong nhà kính

Ban đầu chỉ bán loanh quanh trong thôn, trong xã, bán để các hộ mua về làm quà, ai ngờ hàng hết nhanh, chị Vóc và anh Thanh quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất, mua thêm hàng của nông dân xung quanh. Bà con thu hoạch tới đâu, anh chị thu mua ngay tại lúc đó, tiến hành tách vỏ, rửa sạch, hong khô và hạ ẩm, bảo quản trong kho. Hàng mỗi ngày mỗi nhiều, anh chị tiến hành đăng ký thương hiệu, xây dựng sản phẩm OCOP của huyện Di Linh. May mắn đã đến với tâm huyết của hai vợ chồng, năm 2023, hạt mắc ca của cơ sở Phạm Thị Vóc được chứng nhận đạt 3 sao. Và dựa trên nền tảng ấy, anh chị đưa sản phẩm mắc ca sấy nứt lên các sàn thương mại điện tử như tiktok, shopee, lazada… để cung cấp tới tận tay khách hàng. “Điểm mạnh của hạt mắc ca các cơ sở nhỏ, đặt tại vùng nguyên liệu như chúng tôi là hạt tươi, mua trực tiếp từ nông dân trong vùng, bởi vậy chất lượng đầu vào rất bảo đảm cùng với giá thu mua ổn định”. Năm 2023, chị thu mua 20 tấn mắc ca tươi cả vỏ xanh, sau chế biến còn 10 tấn nhân, cũng là một đầu mối thu mua hạt với giá tốt cho nông dân trong xã. Để phục vụ cho việc phơi mắc ca đạt chuẩn, anh chị còn làm một nhà kính với dàn phơi 3 tầng nhằm đảm bảo chất lượng hạt tốt nhất.

Chị Trần Thị Bính, khuyến nông viên xã Tân Lâm, huyện Di Linh nhận xét, hộ gia đình anh chị Phạm Thị Vóc, Đỗ Văn Thanh là gia đình trẻ làm ăn giỏi. Hạt mắc ca của cơ sở Phạm Thị Vóc đã đạt OCOP 3 sao, được đưa lên bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử, là cơ sở thu mua hạt cho nông dân xung quanh với giá cả tốt, thủ tục nhanh chóng, gọn gàng. Đây là mô hình sản xuất - chế biến trong nông nghiệp hiệu quả, giúp nông dân nâng cao giá trị của nông sản do bản thân cũng như bà con lân cận trực tiếp canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế của người nông dân và xây dựng thương hiệu nông sản địa phương.

Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết

Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết

18/01/2024 19:14

Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.

Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính

Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính

16/01/2024 20:10

Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.