Luật sư của ông Nguyễn Đức Chung xin được mang 'vật chứng quan trọng' vào tòa
Đây là lần thứ ba ông Nguyễn Đức Chung bị đưa ra xét xử trong hơn 1 năm qua. Trong vụ án này, cơ quan truy tố cáo buộc ông can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện cho Công ty Nhật Cường trúng thầu.
Sáng nay (27-12), TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung - cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội - bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị cáo ra tòa cùng ông Chung gồm: Nguyễn Văn Tứ - cựu chánh Văn phòng Thành ủy, cựu giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội; Phạm Thị Thu Hường - cựu chánh văn phòng Sở Kế hoạch và đầu tư; Nguyễn Tiến Học - cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư; Phạm Thị Kim Tuyến - cựu trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư; Võ Việt Hùng - giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh và Lê Duy Tuấn - giám đốc kinh doanh Công ty Đông Kinh.

Ông Nguyễn Đức Chung trong một phiên tòa - Ảnh: NAM ANH
Tại phần thủ tục, theo thông báo từ HĐXX, đại diện của UBND Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Công thương cùng đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư), Bộ Nội vụ và người giám định có mặt tại phiên xử.
Bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị cáo Chung), được triệu tập với tư cách nhân chứng, tuy nhiên bà có đơn xin vắng mặt.
Bà Phan Lan Tú, nguyên giám đốc sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội được triệu tập với tư cách nhân chứng cũng có đơn xin xét xử vắng mặt.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho ông Chung), đề nghị tòa triệu tập bà Tú vì theo luật sư, trong quá trình diễn ra vụ án, bà Tú từng đưa ra nhiều ý kiến mâu thuẫn trái chiều kết luận về chủ trương và gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, trực tiếp liên quan đến việc quy kết tội danh cho 7 bị cáo, đặc biệt là với thân chủ của ông.
Luật sư của bị cáo Phạm Thị Thu Hường đề nghị triệu tập tổ chuyên gia chấm thầu.
Đáng chú ý, luật sư Nguyễn Văn Tú (một trong bốn luật sư bào chữa cho ông Chung) xin mang "vật chứng quan trọng" là chiếc ipad của ông Chung vào phòng xử vì có chứa các thư điện tử được trao đổi qua email của bị cáo này trong vụ án.
Sau khi hội ý, HĐXX cho biết việc triệu tập bà Phan Lan Tú và các nhân chứng khác là cần thiết, tuy nhiên đây là phiên tòa dài ngày nên HĐXX sẽ căn cứ vào diễn biến từng ngày để xem xét triệu tập. Vì các nhân chứng đã có đầy đủ lời khai trong quá trình điều tra, nên sự vắng mặt sáng nay không ảnh hưởng.
Phiên tòa dự kiến kéo dài 5 ngày do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa. Có 14 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, trong đó ông Chung có 4 luật sư.
HĐXX triệu tập đại diện Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội với tư cách là nguyên đơn dân sự; triệu tập Công ty Nhật Cường, Công ty Nhật Cường Software, Công ty đầu tư và phát triển Đông Kinh với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tòa cũng triệu tập đại diện UBND TP Hà Nội cùng một số đơn vị của thành phố như Sở Thông tin và truyền thông, Sở Tài chính, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư) và người giám định, người làm chứng...
Chủ mưu vụ án được xác định là Bùi Quang Huy - tổng giám đốc Công ty Nhật Cường. Tuy nhiên bị can này đang bỏ trốn, cơ quan điều tra đã truy nã và tạm đình chỉ điều tra, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Theo cáo trạng, từ 2015 - 2018, Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện 3 gói thầu "số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố".
Tuy nhiên quá trình triển khai 2 gói thầu số hóa do liên danh công ty Nhật Cường - Đông Kinh thực hiện đã xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm về đấu thầu trong việc lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng kinh tế.
Cụ thể, gói thầu số hóa năm 2016 do Sở Kế hoạch và đầu tư làm chủ đầu tư, thẩm quyền quyết định là giám đốc sở. Tuy nhiên, ông Chung với cương vị chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu.
Nguyên nhân của chỉ đạo trên, theo cơ quan tố tụng, là do Bùi Quang Huy đã gửi email cho ông Chung đề xuất ông chỉ đạo lùi ngày đóng thầu thêm 2 tuần để giới thiệu một công ty tham gia đấu thầu.
Tiếp đó, Bùi Quang Huy lần thứ hai gửi email cho ông Chung đề xuất dừng tất cả gói thầu số hóa trên địa bàn Hà Nội để giao cho Công ty Nhật Cường thực hiện.
Từ sự can thiệp của ông Chung, Công ty Nhật Cường đã được "dọn đường" để thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Khi Sở Kế hoạch và đầu tư mời thầu trở lại, Bùi Quang Huy đã thống nhất với lãnh đạo Công ty Đông Kinh dùng thủ đoạn đưa "quân xanh" vào dự thầu để giúp Nhật Cường trúng thầu.
Tuy nhiên trên thực tế sau khi trúng thầu, Huy đã "bán cái" toàn bộ 2 gói thầu cho Công ty Đông Kinh để hưởng lợi 19 tỉ đồng.
Viện kiểm sát còn cho rằng cựu chủ tịch Hà Nội để cho Công ty Minh Hoa, do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ ông Chung) làm giám đốc, ký hợp đồng với bên Nhật Cường. Liên doanh Nhật Cường - Đông Kinh đã sử dụng hợp đồng này để hợp thức hóa hồ sơ năng lực để dự thầu và trúng gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016.
Đây là vụ án thứ 3 ông Chung bị khởi tố, truy tố và bị đưa ra xét xử.
Vụ án đầu tiên liên quan Nhật Cường, tháng 12-2020, ông Nguyễn Đức Chung bị phạt 5 năm tù về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".
Tòa xác định ông Chung và vợ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến Nhật Cường nên đã móc nối nhờ một cán bộ công an nắm thông tin hướng điều tra và nhận 6 tài liệu mật từ người này.
Mới đây (giữa tháng 12), ông Chung bị tuyên phạt 8 năm tù trong vụ mua chế phẩm làm sạch ao hồ.
Tòa xác định ông Chung đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo việc mua bán chế phẩm Redoxy-3C phải thông qua Công ty Arktic để tạo lợi nhuận cho công ty này, vốn là công ty của gia đình ông. Hiện ông Chung đã gửi kháng cáo kêu oan trong vụ án này.
TIN LIÊN QUAN
TP HCM: Cơ sở Green Skin Center tiêm filler, bottox trái phép
Cơ sở Green Skin Center tại địa chỉ 59 Bạch Đằng, Phường 2, quận Tân Bình, TP HCM bị phát hiện tiêm filler, bottox trái phép .
2 nhóm 14 đối tượng hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn ở miền Tây
Chiều 10/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trà Ôn đã bàn giao các đối tượng giết người cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long tiếp tục điều, xử lý.
Khởi tố vụ sản xuất hàng giả tại công ty xe máy LIFAN Việt Nam
Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN Việt Nam.
Bắt phó giám đốc trung tâm đăng kiểm lớn nhất Đồng Nai
Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm 60-01S đóng chân ở TP Biên Hòa thuộc trung tâm đăng kiểm Đồng Nai.
Triệt phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 121kg ma túy
Lực lượng Biên phòng vừa triệt phá thành công đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, bắt 6 đối tượng, thu giữ 121 kg ma túy tổng hợp.
Phó Chánh án bị đâm: Vì sao đối tượng bị tuyên án vẫn tại ngoại?
Tuân bị cấp tuyên y án 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Tuy nhiên, mới đây, Tuân đã dùng kéo đâm thẩm phán để trả thù.
Vụ 3 quả dứa 500.000 đồng: Đã lập hồ sơ để xử lý
Công an phường Hàng Đào (Hà Nội) đã lập hồ sơ để xử lý bà N.T.T. do có hành vi bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng cho du khách nước ngoài.
Làm rõ trách nhiệm vụ 7 người tử vong tại Xi măng Yên Bái
Sở LĐ,TB&XH được giao thành lập Đoàn điều tra, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân vụ tai nạn lao động 7 người chết tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Vụ Hậu “pháo”: Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước
Ông Nguyễn Văn Khước , Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ từ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo").
Công an tỉnh Yên Bái phải khẩn trương điều tra vụ 7 công nhân tử vong
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.