Khung giá bán lẻ điện bình quân cao nhất 2.444,09 đồng
Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định của Thủ tướng ban hành khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, quyết định quy định cụ thể về mức giá tối đa và tối thiểu của mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 3-2.Cụ thể, khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) quy định mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu 1.826,22 đồng/kWh, mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa 2.444,09 đồng/kWh.
Khi có biến động thông số khung giá bán lẻ điện, trình Thủ tướng xem xétQuyết định của Thủ tướng yêu cầu khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc quy định khung giá cũng là cơ sở để tính toán, đề xuất mức giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 - Ảnh: N.KH.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện, cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.
Quyết định này được ban hành sẽ thay thế cho quyết định 34/2017 của Thủ tướng về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020.
Trước đó, khung giá bán lẻ điện bình quân ở mức tối thiểu là 1.606,19 đồng/kWh và mức tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân đang ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT), vốn được áp dụng kể từ lần điều chỉnh vào hồi tháng 3-2019.
Trong năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay giá thành sản xuất kinh doanh điện đã tăng cao do biến động tăng từ các yếu tố đầu vào, đã làm cho EVN bị lỗ lớn trong năm 2022 và dự kiến tiếp tục lỗ cho năm 2023.
Cụ thể, mức lỗ của EVN năm 2022 lên tới 31.300 tỉ đồng. Các chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí nguyên nhiên liệu tăng mạnh trong năm 2022 đã đẩy chi phí giá thành của EVN tăng cao.
EVN cho biết nếu giá điện giữ nguyên như hiện nay thì đến hết tháng 5-2023, Công ty mẹ EVN sẽ không còn tiền trong tài khoản và số lỗ lũy kế năm 2022 - 2023 sẽ lên tới hơn 93.000 tỉ đồng.
Gần đây nhất, sau cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An chủ trì với đại diện EVN cùng các đơn vị của Bộ Công Thương ngày 1-2, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi EVN yêu cầu tập đoàn này khẩn trương xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
Đồng thời xây dựng lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần điều chỉnh tăng giá điện.
Trong đó, EVN phải hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên.
EVN cũng được yêu cầu làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín để kiểm toán các báo cáo trên theo đúng quy định.
Trên cơ sở báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, báo cáo tài chính năm 2022 của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, EVN khẩn trương báo cáo về Bộ Công Thương để phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan kiểm tra, công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022.
Được biết, hiện nay EVN đang trong quá trình xây dựng báo cáo về phương án giá điện năm 2023 tại quyết định số 24, theo chỉ đạo của Bộ Công Thương.
TIN LIÊN QUAN
Công ty con của Đất Xanh nợ thuế hơn 150 tỷ đồng
Đứng đầu số tiền nợ thuế là Bất động sản Hà An, công ty con của Tập đoàn Đất Xanh nợ thuế hơn 150 tỷ đồng.
Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Sonadezi Long Thành (SZL) bị phạt và truy thu thuế hàng chục tỷ đồng
Tổng số tiền xử phạt và khắc phục hậu quả mà SZL phải chịu là gần 13,39 tỷ đồng.
Phúc Trạch một mình tham gia và trúng gói thầu hơn 3 tỷ tại Hóc Môn
Không phải cạnh tranh, Công ty CP Đầu tư – Xây dựng Phúc Trạch là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu xây lắp hơn 3 tỷ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban QLDA ĐTXD) khu vực huyện Hóc Môn, TP HCM.
Dừa tươi “cháy” hàng
TPHCM đang trải qua những ngày nắng nóng, khô hanh nên các thức uống, trái cây giải nhiệt bán rất chạy và giá tăng cao. Từ cuối tháng 3, giá dừa tươi đã ở mức 15.000 đồng/trái.
TP.HCM miễn phí vé xe buýt trên tất cả các tuyến trong ngày 30/4
Nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), TP.HCM sẽ miễn phí vé xe buýt cho hành khách trong ngày 30/4 trên toàn bộ 133 tuyến đang khai thác, bao gồm cả tuyến nội đô và liên tỉnh.
Tiền Giang: Cty Tấn Lộc trúng gói thầu cải tạo tuyến đò chèo rạch Bà Ngoạn
Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường Tấn Lộc vừa trúng gói thầu số 02 thuộc dự án cải tạo tuyến đường lên xuống đò chèo rạch Bà Ngoạn, với tỷ lệ tiết kiệm khoảng 3,8%, thời gian thực hiện 120 ngày.
TP.HCM chi hàng nghìn tỷ xây các công trình, dự án đón đại lễ 30/4
TP.HCM khởi công, khánh thành loạt dự án, công trình lớn để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiểm tra, thu hồi toàn bộ 12 loại thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả còn trên thị trường.
Biết gì về gói chống thấm thượng lưu đập Đồng Nai 3 hơn 50 tỷ?
Gói thầu thi công xử lý tăng khả năng chống thấm mặt thượng lưu đập Đồng Nai 3 có giá 48,996 tỷ đồng đã thuộc về Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng...