largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ sáu, 01/10/2021, 09:45 AM
  • Click để copy

Khó quản lý giá kit xét nghiệm nếu không đưa vào luật

Theo chuyên gia, để quản lý tình trạng loạn giá như hiện nay cần thiết có văn bản pháp lý điều chỉnh. Nếu chưa thể ban hành luật thì áp dụng kinh nghiệm như một số nước.

Trong khi nhu cầu xét nghiệm Covid-19 ở nhiều tỉnh, thành đang rất lớn để chuẩn bị cho lộ trình nới lỏng bước vào trạng thái bình thường mới, việc “loạn” giá kit xét nghiệm khiến dư luận đặt nhiều nghi ngờ. Bộ Y tế đã giải thích cho tình trạng này, song các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát và siết chặt hơn trong quản lý.

Khó quản lý giá nếu không đưa vào luật

Trao đổi với Zing, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên (phụ trách lĩnh vực y tế) phân tích kit xét nghiệm là loại thiết bị y tế, giá theo cơ chế giá thị trường và được quy định trong Luật Giá. Nghĩa là Nhà nước không quản lý giá đó.

Mới đây, Bộ Y tế mới đưa ra thông tư về minh bạch giá, yêu cầu các công ty, đơn vị nhập thiết bị phải công bố giá nhập, giá bán. Song về pháp lý, Nhà nước muốn đưa giá đó xuống thấp để theo sự kiểm soát của pháp luật là rất khó.

Ông Tiên kể lại trước đây khi xây dựng Luật Dược, có ý kiến đưa một chương về quản lý trang thiết bị y tế vào luật nhưng Bộ Y tế cho rằng chưa phù hợp nên không cho vào, vì vậy giá trang thiết bị y tế (gồm kit xét nghiệm) vẫn được điều chỉnh theo Luật Giá.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên. Ảnh: Đại biểu nhân dân.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên. Ảnh: Đại biểu nhân dân.

“Như vậy, giá kit xét nghiệm không phải do Nhà nước kiểm soát, giá dao động thế nào tùy thuộc vào việc mua sắm và tuân theo các quy định đấu thầu nên việc Bộ Y tế kiểm soát giá kit xét nghiệm là khó và không đúng cơ chế”, ông Tiên phân tích. Theo ông, muốn kiểm soát phải coi kit xét nghiệm là một loại hàng hóa.

Để quản lý tình trạng loạn giá như hiện nay, ông Tiên cho rằng cần thiết có văn bản pháp lý điều chỉnh, nếu chưa thể ban hành luật thì áp dụng kinh nghiệm như một số nước, đó là Nhà nước đưa ra giá trần để các nơi mua, khống chế giá không vọt lên quá cao.

“Đã đến lúc đưa việc quản lý trang thiết bị y tế vào luật vì lượng tiền chi phí cho trang thiết bị y tế rất lớn, chiếm khoảng 30-40% cho tổng chi y tế, còn như hiện nay với thông tư về công khai minh bạch giá thiết bị cũng không quản lý triệt để được”, ông Tiên nêu quan điểm.

Là một đại biểu công tác trong ngành y tế, bà Phạm Khánh Phong Lan (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) nêu bối cảnh chống dịch hiện nay đã khác với giai đoạn trước.

“Đất nước ta còn nghèo, ngân sách còn khó khăn trong khi nhiệm vụ chống dịch là lâu dài nên có 2 vấn đề cần đặt ra. Một là có nên tiếp tục xét nghiệm tràn lan, và hai là nếu cần thiết xét nghiệm thì quản lý thế nào cho chặt chẽ”, nữ đại biểu đặt vấn đề.

Với định hướng đầu tiên, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng việc xét nghiệm để bóc tách F0 và truy vết những trường hợp liên quan chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của dịch khi số ca mắc còn ít. Nhưng nay dịch đã lan rộng, thấm sâu cộng với chủng Delta cực kỳ dễ lây, việc xét nghiệm diện rộng không còn nhiều ý nghĩa.

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng việc xét nghiệm diện rộng không còn nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: Hiếu Duy.

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng việc xét nghiệm diện rộng không còn nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: Hiếu Duy.

“Kinh nghiệm của TP.HCM cho thấy có những trường hợp đang ‘lành lặn’ ở trong nhà thì bắt đi xét nghiệm khiến họ bị lây nhiễm ở điểm xét nghiệm. Vì thế, phải tính toán để tránh xét nghiệm tràn lan”, bà Lan dẫn chứng.

Nữ đại biểu nhấn mạnh giai đoạn hiện nay đã xác định “sống chung với dịch”, “sống chung với virus” nên việc xét nghiệm rộng không còn ý nghĩa.

Hơn nữa, nguồn lực y tế ở nhiều nơi không đáp ứng được việc này, vì thực tế nhiều người dân tự xét nghiệm bằng test nhanh ở nhà và phát hiện F0, họ gọi báo lực lượng y tế nhưng không ai đến hỗ trợ. “Xét nghiệm xong mà kết quả xét nghiệm không được sử dụng thì tại sao phải làm cho tốn kém”, đại biểu Lan đặt vấn đề.

Phải quản lý chặt chẽ về giá cả

Từ thực tế mấy tháng dịch vừa qua, bà nhận định việc xét nghiệm rộng rãi là một sự lãng phí. Chưa cần bàn chuyện giá kit xét nghiệm đúng hay sai, bà Lan cho rằng chỉ cần nhân số tiền mua kit với số lần thực hiện xét nghiệm sẽ thấy con số lớn chừng nào.

“Chúng ta là nhà nghèo, chi tiêu gì phải tính toán kỹ. Nếu số tiền mua kit xét nghiệm dành đầu tư mua vaccine, thuốc điều trị hay hoàn thiện hệ thống y tế để có cơ hội nhập máy móc, cứu chữa cho nhiều người. Còn đổ tiền vào để mua kit xét nghiệm tràn lan là đổ sông đổ biển, vung tay quá trán”, nữ đại biểu nêu quan điểm.

Với quan điểm này, bà Lan cũng thể hiện quan điểm không đồng tình với việc nhiều địa phương đến nay vẫn yêu cầu người dân phải có giấy xét nghiệm âm tính mới có thể đi lại, giao thương.

Vừa qua, Hà Nội và TP.HCM cùng nhiều địa phương đã tiến hành xét nghiệm toàn dân với mong muốn bóc tách F0 khỏi cộng đồng. Ảnh: Việt Linh.

Vừa qua, Hà Nội và TP.HCM cùng nhiều địa phương đã tiến hành xét nghiệm toàn dân với mong muốn bóc tách F0 khỏi cộng đồng. Ảnh: Việt Linh.

Vấn đề thứ hai được đại biểu Phong Lan đặt ra là nếu xác định xét nghiệm quan trọng, cần thiết thì bắt buộc phải có sự quản lý, đặc biệt về giá cả để tránh loạn giá, mỗi nơi một kiểu.

Bà góp ý Bộ Y tế có thể tổng hợp tất cả nhà cung cấp, phân phối kit xét nghiệm với những thông tin giá gốc, giá chào bán ở Việt Nam, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm… để công khai lên trang của Bộ. Hoặc xác minh giá gốc của sản phẩm và công khai mức lãi cho phép khi cung cấp các sản phẩm đó để các đơn vị tự đối chiếu, điều chỉnh.

Khi trả lời về tình trạng loạn giá kit xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay giá của mặt hàng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Bộ đã yêu cầu các đơn vị sản xuất, phân phối, nhập khẩu và kinh doanh test xét nghiệm thực hiện công khai, cập nhật giá để người dân dễ tra cứu; đồng thời, nghiêm cấm việc tăng giá tùy tiện hoặc đầu cơ, tích trữ.

Các đơn vị cũng cần nghiêm túc thực hiện việc cập nhật, rà soát, công khai minh bạch về giá trang thiết bị y tế trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế.

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

14/05/2024 14:56

Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

14/05/2024 14:44

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

14/05/2024 06:57

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

13/05/2024 15:43

CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

13/05/2024 13:55

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

13/05/2024 08:36

CTCP Thủy Điện Nậm La công bố tình hình thanh toán lãi trái phiếu năm 2023. Mặc thanh toán đúng hạn, công ty vẫn bị xử phạt hành chính vì vi phạm lỗi không công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

13/05/2024 08:08

Quý 1/2024, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 3 năm 2022 với mức lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng.

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

13/05/2024 00:17

Gói thầu xây lắm thuộc dự án Nâng cấp BTNN tuyến đường từ đường Chà Vi (cao su bà Triên) - nhà bà Tư Lan, khu phố 5, phường Mỹ Phước đã có đơn vị trúng thầu.

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

13/05/2024 00:13

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày.