Khan hiếm nguồn cung, tôm hùm tăng giá
Sau thời gian xuống thấp, hiện nay, giá tôm hùm tại các vùng nuôi trọng điểm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã tăng trở lại, đạt mức từ 1,2 triệu đồng/kg trở lên đối với tôm hùm xanh (loại 2 - 3 con/kg); 2,5 triệu đồng/kg trở lên đối với tôm hùm sao.
Các loại cá biển nuôi cũng tăng giá hơn so với thời điểm cuối năm ngoái.

Thu hoạch tôm hùm nuôi. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN
Theo nhiều hộ nuôi, giá tôm hùm tăng chủ yếu do thị trường tiêu thụ nội địa trong những ngày qua hút hàng. Trong khi đó, sức tiêu thụ đối với thị trường xuất khẩu hầu như vẫn đứng im. Đối với giá các loại cá bớp, cá mú tăng nhẹ; giá cá mú hiện tại 160.000 đồng/kg, cá bớp 155.000 đồng/kg.
Riêng với giá tôm hùm, loại nuôi biển chủ lực của Khánh Hòa, hiện ở huyện Vạn Ninh, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và tỉnh Phú Yên, tôm hùm thương phẩm được thu mua với giá cao nhưng rất khan hiếm hàng.
Cụ thể, tôm hùm xanh được thu mua tại bè có giá 1,3 triệu đồng/kg (loại 3 con/kg - tôm hùm baby) và 1,2 triệu đồng/kg đối với loại tôm có trọng lượng nhỏ hơn, giá tôm hùm bông loại 1 (1 - 1,2 kg/con) thương lái thu mua giá 2,7 - 2,8 triệu/kg, loại kích cỡ nhỏ hơn 1 kg có giá bán 2,5 triệu đồng.
Trước đó, phần lớn thời gian trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thị trường xuất khẩu tôm hùm chững lại, giá tôm hùm xanh liên tục lao dốc. Có thời điểm, giá tôm hùm xanh loại xô (người nuôi bán nguyên lồng tôm cả con lớn và nhỏ) chỉ đạt 400.000 - 450.000 đồng/kg, tôm hùm bông loại trên 1 kg/con, giảm còn 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Như vậy, giá tôm hiện nay đã tăng gấp 2 - 3 lần so với thời điểm lao dốc. Tuy nhiên, giá tôm thu mua cao nhưng nguồn tôm còn lại ít, khan hiếm hàng hơn mọi năm do người nuôi đã xuất bán để tránh những cơn bão hồi cuối năm 2020.
Ông Lê Minh Quyền, hộ nuôi tôm hùm trên Vịnh Nha Trang lý giải, thủy sản tăng giá nhưng hầu hết các hộ nuôi đã bị đứt hàng do một thời gian do dịch COVID -19 nên bị gián đoạn nguồn giống: nguồn tôm hùm giống khai thác trong tỉnh chỉ cung cấp được 25 - 30% nhu cầu thả nuôi, số còn lại người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận và từ nước ngoài về. Mặc khác, do tâm lý tôm hùm rớt giá như thời gian vừa qua nên các hộ nuôi không mạnh dạn thả giống sớm, dẫn đến tình trạng giá cao mà vẫn khan hàng tôm hùm các loại.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 60.647 ô lồng nuôi tôm hùm, với sản lượng hàng năm hơn 1.500 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông, tôm hùm xanh. Dự báo, đến tháng 3 - 4/2021 mới có hải sản thương phẩm xuất ra thị trường.
EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát
Lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh
Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).