| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ sáu, 27/05/2022, 15:45 PM
  • Click để copy

Giá sách giáo khoa đắt gấp 2-3 lần: Kiến nghị đưa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa

Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định.

Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 28/11/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Nghị quyết 88 quy định: "Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học"; "Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông".

Tại thời điểm thảo luận Nghị quyết 88, đa số các đại biểu Quốc hội cũng như dư luận trong xã hội đều mong muốn thực hiện chủ trương "một chương trình nhiều bộ SGK", xã hội hóa trong biên soạn SGK và tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các bộ sách, giao quyền chủ động lựa chọn SGK cho các trường (theo đúng xu thế quốc tế).

Sách giáo khoa lớp 10, chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sách giáo khoa lớp 10, chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo điều 5, Luật Xuất Bản, có 7 nhà xuất bản đăng ký bổ sung chức năng xuất bản SGK (trong đó có Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

Với việc thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, các doanh nghiệp (nhà xuất bản) khác nhau sẽ được tham gia in ấn, phát hành… đồng thời, cơ chế tài chính của bộ sách mới và bộ sách hiện hành khác nhau, các NXB tự bỏ tiền chi cho khâu biên soạn sách nên giá sách chịu các yếu tố tác động của thị trường, giống các sản phẩm khác của thị trường.

Theo quy định của Luật Giá, giá SGK do doanh nghiệp (các nhà xuất bản) tự xây dựng, quyết định giá bán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá SGK và thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài chính trước khi đưa ra thị trường; đồng thời thực hiện niêm yết, công khai đầy đủ thông tin về giá sách.

Bộ GD&ĐT đã rà soát, sửa đổi, ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK. Trong đó đã quy định cấu trúc và nội dung SGK phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm (khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng, quy định về kênh hình trong các trang SGK theo Tiêu chuẩn quốc gia về sách TCVN 8694:2011).

Bộ GD&ĐT đã đề nghị các nhà xuất bản: Kê khai giá SGK; rà soát tiết giảm tối đa chi phí sản xuất để giảm giá sách SGK; phối hợp với các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ cung cấp SGK cho học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hỗ trợ thư viện trường học để có đủ SGK; truyền thông rộng rãi đến phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đủ thông tin về SGK theo chương trình mới.

Với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (doanh nghiệp do Bộ GD&ĐT quản lý), Bộ chỉ đạo đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phân phối... để giảm chi phí phát hành, hạ giá bán sách giáo khoa. Thực tế, giá các bộ sách mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam những năm qua thường thấp hơn giá của các đơn vị khác trên thị trường.

Đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ các em về chi phí mua SGK, đồ dùng học tập. Ngoài các chế độ chính sách chung, hàng năm Bộ GD&ĐT đều phối hợp, đề nghị các địa phương quan tâm, có chính sách đặc thù hỗ trợ SGK cho các học sinh thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… trên địa bàn.

Việc triển khai đổi mới SGK phổ thông thực hiện quy định của Nghị quyết 88 đã thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức, nhà giáo, chuyên gia giỏi tham gia; vì được nhiều Nhà xuất bản tham gia nên việc in ấn, phát hành diễn ra trong môi trường cạnh tranh theo đúng Luật Cạnh tranh năm 2018. Không còn độc quyền trong xuất bản SGK như trước đây.

Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, cơ chế kê khai giá như hiện nay sẽ có thể dẫn đến hiện tượng mức giá cao, thấp khác nhau tạo tâm lý bất ổn cho phụ huynh và học sinh, trong khi đó SGK thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh; ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn nên Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá. Bộ GD&ĐT đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát tổng thể quá trình triển khai, thực hiện Luật Giá, trong đó sẽ tiếp tục đánh giá, báo cáo Quốc hội xem xét bổ sung SGK vào danh mục Nhà nước định giá.

Thông tin về vấn đề giá SGK, dư luận xã hội mấy ngày qua nói nhiều đến việc tăng 2 - 3 lần, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi so sánh giá sách thì chúng ta so sánh giá sách tương đồng. Tức là so sánh giá các bộ sách được biên soạn mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau. Ví dụ sách mới cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, tức là một hệ thống biên soạn mới, theo chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa nhiều bộ sách. Các loại sách này biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành là các doanh nghiệp hoàn toàn đảm nhiệm việc đó và kê khai giá với Bộ Tài chính.

Như giá thành các bộ sách lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo dục năm nay là giảm được từ 10 - 15% so với các sách tương ứng mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng lên.

Còn nếu so với các bộ sách cũ thuộc chương trình 2016 thì đấy là các sách mà Nhà nước đã bỏ tiền cho rất nhiều các khâu từ biên soạn, thẩm định. Tức là những phần đã được Nhà nước tổ chức trước đây theo hệ thống cũ, khổ nhỏ hơn, giấy xấu. Bộ sách cũ, giá thành dao động từ 50.000 đến hơn 100.000 đồng. Còn giá thành bộ sách mới dao động từ 200.000 - 300.000 đồng tùy từng loại sách.

Nếu như so với sách của hệ thống cũ thì chúng ta thấy khác nhau. Nhưng nếu so với sách của chương trình mới thì đồng đẳng, nên hợp lý hơn. So với các bộ sách Nhà nước tổ chức trước đây mà chúng ta nói tăng thì sự so sánh đấy không tương đồng.

Bến Tre: Tuấn Kiệt vượt đối thủ, thắng gói thầu hơn 5 tỷ tại Thạnh Phú

Bến Tre: Tuấn Kiệt vượt đối thủ, thắng gói thầu hơn 5 tỷ tại Thạnh Phú

26/06/2025 15:23

Khá “non trẻ” trong lĩnh vực đấu thầu, dự thầu với giá cao hơn, nhưng Cty Tuấn Kiệt đã xuất sắc vượt đối thủ “thâm niên” thắng gói thầu hơn 5,4 tỷ tại Thạnh Phú

Trà Vinh: Nhà thầu Lợi Phát trúng 2 gói trong ngày, năng lực ra sao?

Trà Vinh: Nhà thầu Lợi Phát trúng 2 gói trong ngày, năng lực ra sao?

26/06/2025 15:22

Trong ngày 23/6/2025, Công ty TNHH Tư vấn XD Lợi Phát đã được BQL các dự án ĐTXD TP Trà Vinh phê duyệt trúng liên tiếp 02 gói thầu với tổng giá trị hơn 11 tỷ.

Sau năm lỗ kỷ lục, Danh Khôi đổi tên và tham vọng đa ngành

Sau năm lỗ kỷ lục, Danh Khôi đổi tên và tham vọng đa ngành

26/06/2025 09:50

Sau khoản lỗ kỷ lục hơn 137 tỷ đồng năm 2024, Danh Khôi đổi tên với tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành.

TP HCM: Gói thầu tại Đa Phước được trao cho Công ty Hoàng Trung

TP HCM: Gói thầu tại Đa Phước được trao cho Công ty Hoàng Trung

25/06/2025 14:40

Ngày 24/6, UBND xã Đa Phước huyện Bình Chánh (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Hoàng Trung trúng gói xây lắp hơn 387 triệu đồng.

TP HCM: Gói thầu gần 26 tỷ tại An Thới Đông đã tìm được nhà thầu

TP HCM: Gói thầu gần 26 tỷ tại An Thới Đông đã tìm được nhà thầu

25/06/2025 14:35

Ngày 24/6, UBND xã An Thới Đông huyện Cần Giờ (TP HCM) đã phê duyệt cho liên danh 2 thành viên trúng gói thầu thi công xây dựng gần 26 tỷ đồng.

Vốn 25 tỷ, Thiết bị Y tế IMED trúng đậm gói 106 tỷ tại BV Chợ Rẫy

Vốn 25 tỷ, Thiết bị Y tế IMED trúng đậm gói 106 tỷ tại BV Chợ Rẫy

25/06/2025 08:50

Gói thầu mua sắm hệ thống chụp cắt lớp vi tính trị giá hơn 106 tỷ đồng tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có duy nhất Công ty TNHH Thiết bị Y tế IMED tham dự và trúng.

Vụ Dakwaco trả lại 24 công trình cấp nước: Lãi 2024 đột biến, “ông lớn” nào chi phối vốn?

Vụ Dakwaco trả lại 24 công trình cấp nước: Lãi 2024 đột biến, “ông lớn” nào chi phối vốn?

25/06/2025 08:47

UBND tỉnh Đắk Lắk đang nắm giữ 36% vốn của Dakwaco, tương ứng hơn 113,47 tỷ đồng, còn cả gia đình Chủ tịch Đỗ Hoàng Phúc chiếm hơn 59,17% vốn.

Cà Mau: Gói thầu xây kè chống sạt lở 265 tỷ có về tay Thới Bình?

Cà Mau: Gói thầu xây kè chống sạt lở 265 tỷ có về tay Thới Bình?

24/06/2025 19:19

Một mình tham dự, Cty CP XDTM Thới Bình có về đích Gói thầu số 24: XD tuyến kè chống sạt lở bờ biển hơn 265 tỷ do BQL các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau làm CĐT

Công ty Song Linh - nhà thầu quen trong các gói của Vietsovpetro

Công ty Song Linh - nhà thầu quen trong các gói của Vietsovpetro

24/06/2025 11:49

Tính từ đầu năm 2025 đến nay, Công ty Song Linh đã tham dự 54 gói thầu của Vietsovpetro, trong đó trúng 5 gói, trượt 15 gói, còn lại là chưa có kết quả…

Những khoản đầu tư thua lỗ của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Những khoản đầu tư thua lỗ của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

24/06/2025 11:45

Donaruco đã góp hơn 150,85 tỷ đồng (49,06%) vào CTCP Chỉ sợi Cao su V.R.G Sado, tuy nhiên khoản đầu tư này khá thất bại khi phải trích dự phòng hoàn toàn 100% số tiền trên.