largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ tư, 18/05/2022, 13:00 PM
  • Click để copy

Để đất lành chim không bay đi (Bài 1)

Đồng Nai là tỉnh công nghiệp tập trung khoảng 1,2 triệu lao động làm việc tại các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp. Đây là lực lượng lao động quan trọng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để giữ chân đội ngũ lao động này cũng như thu hút lao động từ các tỉnh đến làm việc, gắn bó lâu dài, rất cần nhiều chính sách chăm lo phúc lợi dài hạn từ các cấp chính quyền, tổ chức Công đoàn và cộng đồng DN.

Bài 1: Đời sống người lao động còn nhiều khó khăn

Thu nhập thấp, phải sống trong những khu nhà trọ nhỏ giá rẻ, môi trường chưa đảm bảo… là tình cảnh chung của nhiều người lao động (NLĐ) xa quê làm việc tại các DN trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy, cuộc sống của NLĐ đang rất thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần; điều kiện ăn ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, học tập vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Chủ nhà trọ Nguyễn Thị Minh (P.An Bình, TP.Biên Hòa) tặng quà, hỗ trợ công nhân khó khăn. Ảnh: Lan Mai

Chủ nhà trọ Nguyễn Thị Minh (P.An Bình, TP.Biên Hòa) tặng quà, hỗ trợ công nhân khó khăn. Ảnh: Lan Mai

Tằn tiện chi tiêu

Theo chân nữ công nhân Lê Thị Phương (làm việc tại Công ty TNHH Minh Thành) sau giờ tan ca về phòng trọ tại ấp 2, xã Thạnh Phú (H.Vĩnh Cửu), đập vào mắt chúng tôi là căn phòng nhỏ khoảng 12m2 đã xuống cấp trầm trọng. Trong phòng chỉ có vỏn vẹn một số đồ dùng đơn giản và chiếc nệm nhỏ được chị Phương sử dụng cho cả 4 người trong gia đình. Nói về nơi ở của mình, ánh mắt chị Phương đượm buồn: “Phòng trọ của công nhân chỉ đơn giản có góc bếp nấu nướng và phòng ngủ vừa sử dụng chung như phòng ăn, phòng khách. Dù ở 4 người nóng bức, chật chội nhưng nếu muốn thuê phòng rộng hơn thì thu nhập không đủ”.

Hiện tại, ngoài bất cập về nơi ở, thu nhập thấp, NLĐ còn lo lắng bị mất quyền lợi khi tình trạng DN nợ bảo hiểm xã hội, ép NLĐ làm thêm giờ, tìm lý do cắt giảm các chế độ phúc lợi… vẫn còn nhiều. Chưa kể, tình trạng người sử dụng lao động lợi dụng tình hình dịch bệnh trốn đóng bảo hiểm xã hội đối với nhóm NLĐ thiếu kiến thức, hiểu biết vẫn diễn ra. Từ đó cho thấy, NLĐ vốn đã khó khăn lại thêm phần khó khăn hơn.Hoàn cảnh của chị Phương cũng là thực trạng chung của nhiều lao động khi thu nhập còn thấp, phải chọn sống trong những phòng trọ xuống cấp, ẩm thấp, thiếu ánh sáng và an ninh trật tự không đảm bảo.

Công nhân Trần Thị Bảo, ở trọ tại xã An Phước (H.Long Thành), cho hay đầu năm 2020, chị rời Hà Tĩnh vào Đồng Nai làm công nhân. Khi công việc và nơi ở mới bắt đầu ổn định thì dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, công ty cắt giảm lao động và chị là người nằm trong số những lao động phải nghỉ việc. Thời điểm đó, chị Bảo đang phải thuê trọ với giá 1 triệu đồng/phòng, chưa kể tiền điện, nước. Chồng chị do nhiều tuổi nên chỉ xin được nghề chăm sóc cây xanh trong cùng công ty nhưng cũng phải nghỉ việc để phòng dịch. Cùng lúc 2 vợ chồng đều thất nghiệp, chị Bảo phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Chị Bảo kể, lúc quyết định vào Đồng Nai lập nghiệp, chị phải gửi con cho ông bà nội chăm sóc với mong muốn đi xa kiếm thu nhập lo việc học tập cho các con, tránh cảnh thất nghiệp ở quê. Tuy nhiên, mọi dự định đã thay đổi khi dịch bệnh xuất hiện. Suốt những tháng thất nghiệp tại phòng trọ, vợ chồng chị phải nhờ đến sự hỗ trợ thực phẩm của địa phương và chủ nhà trọ. “Tôi và các đồng nghiệp cùng dãy trọ gồm 16 người thấp thỏm trông đợi dịch bệnh qua nhanh để được đi làm. Nhiều người không trụ nổi đã đăng ký với cán bộ xã được hỗ trợ về quê. Số còn lại cố bám trụ, góp gạo thổi cơm chung, ai có gì góp cái đó để cùng nhau vượt qua khó khăn” - chị Bảo bày tỏ.

Hiện chị Bảo cũng như nhiều lao động đã tìm được công việc mới, song nhiều NLĐ cho biết, mức lương cơ bản còn thấp, trong khi giá cả thị trường leo thang khiến họ phải tằn tiện chi tiêu mới đảm bảo cuộc sống.

Anh Lê Văn Duy, làm việc tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 cho hay, lương anh cả tăng ca được trên 6,7 triệu đồng/tháng. Ngoài chi trả tiền trọ và các khoản chi phí phát sinh khác, anh cũng chi tiêu tiết kiệm mới đủ trang trải. “Công nhân đa số là những người từ nơi khác đến phải thuê trọ và hàng loạt chi phí phải bỏ ra, nhưng lương của công nhân thì bèo bọt nên chỉ có thiếu và thiếu chứ không thể đủ, nói gì đến dư” - anh Bảo ngậm ngùi cho hay.

Thiếu không gian sinh hoạt

Trong căn phòng trọ nhỏ tại P.Long Bình (TP.Biên Hòa), chị Trần Thị Lệ, quê tỉnh Bình Định, đang tất bật ngồi dán thủ công những hộp quà tặng, một trong những công việc làm thêm vào buổi tối để kiếm thu nhập. “2 năm qua, dịch bệnh phức tạp nên số tiền tích lũy có được đã tiêu hết. Mỗi tối, tôi nhận làm thêm công việc này cũng kiếm thêm được 50 ngàn đồng/tối để trang trải cuộc sống. Công việc cũng phù hợp nên tôi nhận về làm, nhưng tiền công thì thấp, mình có sức thức khuya làm mới có thu nhập cao” - chị Lệ nói.

Cạnh phòng trọ chị Lệ là phòng của vợ chồng anh Thịnh (quê tỉnh Vĩnh Phúc) đang gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe các con. Anh Thịnh cho hay, cả 2 vợ chồng không được ở gần con nên rất nhớ, nhiều hôm cuối tuần được nghỉ muốn về thăm con cũng không thể do khoảng cách địa lý quá xa. Vợ chồng anh chỉ mong vài năm tới, công việc ổn định, thu nhập tăng lên và đủ tiền thuê được căn hộ giá rẻ sẽ đón các con vào ở cùng. Song đây cũng là ước mơ còn mong manh vì hiện tại nơi ở, điều kiện sinh hoạt chưa đảm bảo. Chấp nhận xa các con để làm công nhân, vừa có thời gian tăng ca, tăng thu nhập là lựa chọn duy nhất của gia đình anh Thịnh lúc này.

Hiện nhiều lao động có thâm niên làm việc lâu năm đều có ước mơ giống anh Thịnh, đó là có chỗ gửi trẻ an toàn gần khu công nghiệp, có căn hộ giá rẻ thuê và có nơi giải trí sau giờ tan ca… Song những ước mong trên nhiều năm nay vẫn chưa thành hiện thực. Nhiều lao động do không có nơi trông trẻ an toàn buộc phải ngậm ngùi gửi con ở quê; nhiều lao động lương thấp phải chấp nhận ở các khu nhà trọ ẩm thấp. Đa số NLĐ cho biết, họ chỉ mong sao một ngày đi làm của họ trở nên có giá trị, đồng lương sẽ xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, để cuộc sống sẽ không còn cảnh thiếu trước hụt sau.

Theo các cán bộ Công đoàn, ảnh hưởng của đại dịch đến nay vẫn khiến đời sống nhiều NLĐ gặp khó khăn, nhất là lao động xa quê. Do đó, để NLĐ làm việc tốt, gắn bó với các công ty, DN nên có nhiều chính sách chăm lo tốt hơn cho NLĐ. Trong đó, quan tâm đến bữa ăn giữa ca, hỗ trợ tiền xăng xe, đi lại, nhà ở và chuyên cần để chia sẻ bớt khó khăn với NLĐ. Đặc biệt, các DN cần thanh toán lương và các chế độ đúng ngày như cam kết để NLĐ không phải lo lắng, tính toán các khoản tiền trọ, tiền gửi con hằng tháng. Khi được chăm lo tốt, chắc chắn NLĐ sẽ gắn bó và DN sẽ không thiếu nguồn lực có tay nghề, tận tâm với công việc.

Mới đây, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã quyết định chọn phương án thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7-2022. Chính sách này được đông đảo NLĐ mong đợi, bởi nó sẽ giúp họ giảm bớt khó khăn và đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài như hiện nay cùng với giá cả leo thang. Đây cũng là chính sách hợp lý trong thời điểm này để thu hút NLĐ nhanh chóng trở lại thị trường lao động.

Theo Liên đoàn Lao động tỉnh, hiện nay thu nhập trung bình của NLĐ trên địa bàn tỉnh tính cả làm thêm giờ là trên 9 triệu đồng/người/tháng; nếu không làm thêm giờ thì thu nhập trung bình giảm xuống còn trên 7,8 triệu đồng/người/tháng. Đối với thu nhập trung bình có tính làm thêm giờ của hộ gia đình 2 vợ chồng NLĐ đạt gần 15 triệu đồng/tháng; thu nhập trung bình không tính làm thêm giờ đạt trên 11 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để đạt được mức thu nhập nêu trên, bản thân NLĐ phải làm thêm giờ khá nhiều cùng các khoản trợ cấp khác mới đảm bảo cuộc sống.

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

14/05/2024 14:56

Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

14/05/2024 14:44

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

14/05/2024 06:57

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

13/05/2024 15:43

CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

13/05/2024 13:55

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

13/05/2024 08:36

CTCP Thủy Điện Nậm La công bố tình hình thanh toán lãi trái phiếu năm 2023. Mặc thanh toán đúng hạn, công ty vẫn bị xử phạt hành chính vì vi phạm lỗi không công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

13/05/2024 08:08

Quý 1/2024, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 3 năm 2022 với mức lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng.

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

13/05/2024 00:17

Gói thầu xây lắm thuộc dự án Nâng cấp BTNN tuyến đường từ đường Chà Vi (cao su bà Triên) - nhà bà Tư Lan, khu phố 5, phường Mỹ Phước đã có đơn vị trúng thầu.

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

13/05/2024 00:13

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày.