Chủ sân golf Phan Thiết 'biến tướng' thành khu đô thị là ai?
Chủ đầu tư sân golf Phan Thiết “biến tướng” thành khu đô thị (KĐT) du lịch biển Phan Thiết với nhiều bất thường là Tập đoàn Rạng Đông (trụ sở tại J45 đường Tôn Đức Thắng, Phường Xuân An, TP Phan Thiết, Bình Thuận).
Tập đoàn được người dân địa phương đánh giá là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Bình Thuận khi sở hữu hàng loạt dự án quy mô khủng, vị trí đắc địa.
Doanh nghiệp “con cưng” của tỉnh?
Như Tiền Phong có nhiều bài viết vừa phản ánh, Tập đoàn Rạng Đông là chủ đầu tư dự án sân golf Phan Thiết “biến” thành KĐT du lịch biển Phan Thiết, ôm trọn 62ha “đất vàng” tại trung tâm TP Phan Thiết. Dự án đang bị Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra khi ông Đinh Trung (nguyên Bí thư tỉnh Bình Thuận) có đơn tố cáo gửi các cơ quan Trung ương chỉ ra nhiều khuất tất, vi phạm, đặc biệt là vấn đề thay đổi quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng, giá đất, hoán đổi quỹ đất xây nhà xã hội...

Trụ sở Tập đoàn Rạng Đông tại TP Phan Thiết. Ảnh www.rangdonggroup.com.vn
Nói đến Tập đoàn Rạng Đông, nhiều người dân và doanh nghiệp địa phương cho rằng, đây là “con cưng” của tỉnh Bình Thuận khi tập đoàn này đang được tỉnh “ưu ái” cho thực hiện rất nhiều dự án bất động sản, BOT, khai khoáng với quy mô rất lớn khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều phải mơ ước.
Trên website chính thức của Tập đoàn Rạng Đông (www.rangdonggroup.com.vn) giới thiệu, công ty được thành lập từ đầu năm 1991, tiền thân là tổ hợp xây dựng số 4. Đến năm 2007, đổi tên thành Công ty CP Rạng Đông và một năm sau có tên gọi mới là Tập đoàn Rạng Đông.Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn này có 15 công ty thành viên, hơn 3.000 nhân viên và hơn 300 dự án đã được hoàn thành.
Cũng theo giới thiệu, Tập đoàn Rạng Đông hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp các loại cơ sở hạ tầng; các công trình BOT; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; đồ gỗ; cơ khí; trồng rừng; trồng rừng cao su; đầu tư các khu dân cư; các khu du lịch phức hợp (resort, khách sạn, sân golf,…). Nhưng trên website của công ty này có rất ít thông tin về lãnh đạo, người điều hành doanh nghiệp.
Theo tìm hiểu của PV trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tập đoàn Rạng Đông chính thức được thành lập vào tháng 9/2007 với 2 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Văn Đông (chiếm 96% vốn) và Huỳnh Tịnh Túy. Người đại diện theo pháp luật của công ty thời điểm đó là ông Nguyễn Văn Đông. Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, tính đến tháng 10/2019, Tập đoàn Rạng Đông có vốn điều lệ 2.435 tỷ đồng, toàn bộ là vốn góp tư nhân. Trước đó, vào năm đầu năm 2018 thì người đại diện theo pháp luật của công ty đã đổi từ ông Nguyễn Văn Đông sang ông Nguyễn Ngọc Lân (giữ chức vụ Tổng giám đốc) cho đến nay.
Chủ sở hữu nhiều dự án lớn ở Bình Thuận
Theo ông Đinh Trung- nguyên Bí thư tỉnh Bình Thuận, hiện Tập đoàn Rạng Đông đang là chủ sở hữu nhiều dự án quy mô nhất tỉnh Bình Thuận gồm: Khu dân cư Rạng Đông (diện tích 8ha, vốn đầu tư 33 tỷ đồng); Dự án sân bay Phan Thiết (diện tích 146ha, vốn đầu tư 3.640 tỷ đồng); Khu công nghiệp, nhà máy chế biến sa khoáng titan, nhà ở xã hội Sông Bình (337ha, vốn đầu tư 2.579 tỷ đồng); Khai thác khoáng sản cát nồi nền Hàm Kiệm 4 (diện tích 3ha, vốn đầu tư 3 tỷ đồng); Khai thác, chế biến đá xây dựng mỏ Núi Dây (diện tích 46ha, vốn đầu tư 117 tỷ đồng); Sân Golf Sea Link Phan Thiết (diện tích 167ha, vốn đầu tư 906 tỷ đồng); Khu đô thị biển Phan Thiết (diện tích 62ha, vốn đầu tư 2.554 tỷ đồng)...

Nhiều biệt thự đang được xây dựng tại KĐT du lịch biển Phan Thiết nằm ở vị trí đắc địa.
Ngoài ra, hiện công ty con và công ty thành viên của Tập đoàn Rạng Đông cũng đang là chủ đầu tư, nhà thầu triển khai rất nhiều dự án có vị trí đắc địa nhất tỉnh Bình Thuận. “Không hiểu sao, trong thời gian qua thì Tập đoàn Rạng Đông cũng tổ chức cho cán bộ, lãnh đạo tỉnh đi du lịch nước ngoài nhiều một cách bất thường”, ông Đinh Trung cho hay.
Tập đoàn Rạng Đông từng xây hàng chục ngôi biệt thự trên khu phức hợp có sân golf Sealinks ở phường Phú Hài, TP Phan Thiết. Sai phạm tại dự án này đã bị Thanh tra Chính phủ phát hiện đó là việc tập đoàn này xây xong phần thô 63/65 căn biệt thự trên diện tích đất 26.000m2 chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và chưa nộp nghĩa vụ tài chính 16,9 tỷ đồng. Nhưng tại Quyết định số 1818/QĐ-UBND, UBND tỉnh Bình Thuận lại cho Tập đoàn Rạng Đông chuyển đổi 26.000m2 từ đất nông nghiệp trồng cây lâu năm sang đất đô thị vào năm 2008. Sau đó, Tập đoàn Rạng Đông lại có văn bản xin không chuyển đổi mục đích sử dụng đất với lý do gặp khó khăn về tài chính.
Ông chủ Công ty Rạng Đông là ai?
Được biết, Nguyễn Văn Đông - Sở hữu Tập đoàn Rạng Đông (quê ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) có hành trình đi từ “nhà thầu” xây cống dẫn nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận). Năm 1994, ông Đông thành lập Xí nghiệp Xây lắp Rạng Đông.Bước ngoặt lớn nhất thay đổi diện mạo Tập đoàn Rạng Đông là khi ông Đông thực hiện dự án Trồng rừng chắn cát ở bãi biển Mũi Né (TP Phan Thiết) vào năm 1997.

Ông Nguyễn Văn Đông. Ảnh Ngọc Tuấn/báo điện tử Đầu Tư
Dự án này biến vùng đồi cát hoang sơ, cằn cỗi trở thành những cánh rừng xanh ngút ngàn. Một phần dự án trên được Tập đoàn Rạng Đông đầu tư phát triển, hình thành Sea Links City diện tích 154 ha. Khu phức hợp này bao gồm khu resort sang trọng, sân golf Sea Links 18 lỗ thử thách nhất châu Á, Khách sạn Sea Links Beach 5 sao tiêu chuẩn quốc tế và 300 căn biệt thự trên đồi golf độc đáo. Ngoài ra, Sea Links City còn có khu căn hộ nghỉ dưỡng cạnh biển Ocean Vista, khu biệt thự trên đồi Royal Hill, Lâu đài rượu vang Rạng Đông.
Mọi người bắt đầu tò mò về ông Nguyễn Văn Đông khi Tập đoàn Rạng Đông có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin được đầu tư hạng mục hàng không dân dụng tại dự án Sân bay Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng theo hình thức BOT vào giữa năm 2013. Đến năm 2014, tập đoàn này thâu tóm sân golf 18 lỗ của tỷ phú Mỹ Larry Hillblom và hiện nay đã được chuyển đổi công năng để phân lô bán nền với giá thị trường cao chưa từng thấy ở TP Phan Thiết.
TIN LIÊN QUAN
Long An: 7 chủ đầu tư giải ngân thấp, dưới 20% kế hoạch vốn
Thông tin từ UBND tỉnh Long An, trong 25 chủ đầu tư, có 7 chủ đầu tư giải ngân đạt thấp, dưới 20% kế hoạch vốn được giao, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình triển khai đầu tư cũng như giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Dự án tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột: Giải ngân thấp do vướng giải phóng mặt bằng
Dự án tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nằm trên địa phận tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 31,5km, do UBND tỉnh này làm cơ quan chủ quản (dự án thành phần 1). Trong đó, 20km đầu tuyến (thuộc đoạn từ Km0 - Km22 kết nối quốc lộ 1 đến quốc lộ 26) hiện còn vướng mặt bằng 2 hộ dân ở phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa.
TP HCM: 2 nhà thầu cạnh tranh gói bảo dưỡng hạ tầng giao thông tại xã Nhị Bình
Gói thầu bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước trên địa bàn xã Nhị Bình huyện Hóc Môn (TP HCM) đã thu hút 2 nhà thầu tham gia.
Lâm Đồng: Liên danh Mai Thanh Tân- Thành Duy trúng gói thầu làm đường Tôn Thất Tùng
Vượt qua 3 đối thủ liên danh Công ty TNHH Mai Thanh Tân - Công ty CP Xây lắp điện Thành Duy đã dành được gói thầu Thi công xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Tôn Thất Tùng, phường 8, thành phố Đà Lạt
TP HCM: Một ngày trúng 3 gói thầu tại phường Linh Đông, Cty Nhật Quang Minh có năng lực thế nào?
Chỉ trong ngày 20/5/2025, UBND phường Linh Đông, TP Thủ Đức (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Nhật Quang Minh trúng liền 3 gói thầu xây lắp.
Cà Mau: Một mình dự thầu, Minh Kha trúng liền 2 gói xây lắp
Không có đối thủ cạnh tranh, Công ty Minh Kha dễ dàng trúng 2 gói xây lắp gần 4,9 tỷ đồng tại huyện Trần Văn Thời chỉ trong ngày 09/05/2025.
TP HCM: Cty Đông Lai trúng gói thầu tại phường Linh Chiểu
Gói thầu thuộc dự án Nâng cấp liên Hẻm 100 và 108 đường Chương Dương, phường Linh Chiểu do UBND phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức (TP HCM) làm chủ đầu tư.
Long An: Thiên Lộc Kiến Tường thi công cống Rạch Gốc
Dự thầu với giá thấp hơn đối thủ, Công ty TNHH Xây dựng Thiên Lộc Kiến Tường đã giành được gói xây lắp hơn 1,4 tỷ của Ban QLDA huyện Mộc Hóa, Long An.
Cẩn trọng khi giao dịch tại DA Khu đô thị đường 3/2 Vũng Tàu
Mặc dù DA Khu đô thị đường 3/2 Vũng Tàu mới khởi công xây dựng. Nhưng các doanh nghiệp đã ồ ạt rao bán, thu tiền của khách dưới danh nghĩa “booking”, “đặt chỗ”.
Long An: Đơn vị nào thi công trường THCS Võ Văn Tần?
Ban QLDA huyện Đức Hòa đã phê duyệt cho liên danh Quảng Thuận Long An – Việt An – An Toàn trúng gói xây lắp hơn 50 tỷ đồng tại trường THCS Võ Văn Tần.