Bòn bon 2 ngàn/kg, mít Thái 4 ngàn/kg, trái cây chưa bao giờ rẻ thế
Trái cây đua nhau giảm giá kỷ lục, nhiều loại giá bán tại vườn giảm còn 2.000-7.000 đồng/kg, rẻ hơn rau ngoài chợ khiến nhiều nhà vườn khóc ròng vì thua lỗ nặng.
Những ngày này, vựa trái cây miền Tây đang vào mùa thua hoạch rộ. Thế nhưng, thay vì niềm vui được mùa thì nhiều nhà vườn lại đang đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng vì giá trái cây giảm thê thảm.
Dù vườn dâu trái sai trĩu cành nhưng các nhà vườn trồng loại cây ăn trái này tại huyện Phong Điền (Cần Thơ) lại không mấy mặn mà thu hái vì giá dâu bòn bon giảm xuống mức thấp, hàng khó tiêu thụ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thị trường chính là Campuchia không còn "ăn hàng" như trước.

Dâu bòn bon, dâu xanh miền Tây được mùa nhưng giá giảm mạnh
Theo đó, thay vì xuất bán với giá 30.000-40.000 đồng/kg như vụ thu hoạch năm 2019 thì nay dâu bòn bon giá giảm còn 2.000-4.000 đồng/kg tuỳ loại, giá dâu xanh cũng chỉ bán được ở mức 4.000-5.000 đồng/kg.
Cùng cảnh ngộ, các nhà vườn trồng mít Thái ở Long An, An Giang, Đồng Tháp cũng ngán ngẩm bởi chỉ khoảng 1 tuần trở lại đây, giá loại trái cây đặc sản này đã giảm khoảng 50% xuống còn 4.000-8.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá rau ngoài chợ.
Anh Bùi Văn Tâm - một thương lái chuyên thu mua mít tại Đồng Tháp thừa nhận, mít Thái loại 1 hiện giá thu mua tại vườn chỉ ở mức 6.000-8.000 đồng/kg, mít loại 2 giảm còn 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi trước đó giá vẫn 15.000-18.000 đồng/kg.
Theo anh, đang mùa hè nên lượng mít tiêu thụ tại thị trường nội địa khá thấp, hàng xuất khẩu cũng hạn chế. Do đó, những ngày này anh đang phải thu mua cầm chừng, khách sỉ đặt hàng anh mới dám tới các nhà vườn cắt mít.
Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, với giá mít giảm chỉ còn vài ngàn đồng mỗi cân như hiện nay thì các nhà vườn đang đối diện với tình trạng thua lỗ.
Hiện nhiều nhà vườn trồng mít Thái phải cắt bỏ những trái mít non bởi giá mít xuống quá thấp, mặt khác là để phục hồi cây và chờ khi giá mít tăng mới cho ra trái.

Giá mít Thái ở miền Tây cũng rớt thảm hại, còn vài ngàn đồng mỗi cân
Tại Đồng Nai, người nông dân trồng sầu riêng cũng đang thua lỗ nặng bởi đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng hầu như không có thương lái tới đặt cọc mua hàng khiến giá giảm đột ngột. Chưa kể, các đợt mưa lớn gần đây làm nhiều diện tích sầu riêng bị bật gốc, rụng trái gây thiệt hại lớn.
Ông Trần Văn Bách, một nhà vườn trồng sầu riêng ở huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), than thở, đầu vụ thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua sầu riêng Thái với giá 65.000 đồng/kg, sầu Ri6 55.000 đồng/kg. Nhưng hiện tại, hai loại sầu riêng này giá lần lượt giảm còn khoảng 30.000-35.0000 đồng/kg, tức mất khoảng một nửa giá so với thời điểm cách đây 2 tuần.
Thê thảm hơn, nhà vườn trồng sầu riêng tại Bến Tre không những phải đối diện với tình trạng hạn mặn làm cho sầu riêng rụng lá, năng suất giảm mà giá còn giảm kỷ lục.
Người trồng sầu tại huyện Châu Thành (Bến Tre) cho biết, chưa năm nào giá sầu lại giảm xuống thấp như năm nay. Vào chính vụ sầu năm ngoái, các nhà vườn xuất bán với giá khoảng 50.000 đồng/kg, thu được vài trăm triệu đồng mỗi ha. Năm nay, giá sầu giảm còn 15.000-30.000 đồng/kg khiến nhà vườn thua lỗ nặng.
Cách đây khoảng 1 tháng, các nhà vườn trồng xoài miền Tây cũng xoài rớt giá thảm, xuống còn 1.000-4.500 đồng/kg. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 khiến loại trái cây này gặp khó trong xuất khẩu.
Theo ông Hồ Văn Hữu - Phó giám đốc HTX Xoài Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh), do có ký kết hợp tác nên giá mua xoài của HTX khoảng 5.000-5.500 đồng/kg, cao hơn các thương lái 1.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Nhiều nhà vườn chia sẻ, với mức giá chỉ 1.000-4.500 đồng, mỗi công xoài sau khi thu hoạch xong họ lỗ khoảng 6 triệu đồng. Thậm chí, số tiền lỗ còn nhiều hơn khi một số nhà vườn phải đổ bỏ xoài do ế ẩm.
TIN LIÊN QUAN
VAECO tiết kiệm 24,67% ngân sách: 'Hạt sạn' nào trong hồ sơ nhà thầu quen mặt?
Một gói thầu tại VAECO có tới 3 nhà thầu tham gia, giúp tiết kiệm hơn 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhà thầu trúng thầu là Công ty AVPM lại bị Tổ chuyên gia "tuýt còi" vì sai sót lặp lại trong hồ sơ dự thầu
Cao đẳng Y tế Đồng Tháp: Đông Hải trúng liền 2 gói thầu sát giá
Một nhà thầu duy nhất trúng cả hai gói, trong đó có gói không có đối thủ cạnh tranh. Tổng mức tiết kiệm ngân sách sau đấu thầu chỉ ở mức dưới 2%.
Vì sao gói thầu thiết bị Trường THPT Mỹ Xuân bị kiến nghị?
Nhiều dấu hiệu bất thường về "khóa thầu", tiêu chí "ép sân" trong gói thiết bị Trường THPT Mỹ Xuân bị kiến nghị làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch.
Hai gói thầu hơn 14 tỷ rơi vào tay Minh Mẫn trong một ngày
Cùng ngày 27/6/2025, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Minh Mẫn được phê duyệt trúng hai gói xây lắp tại Đồng Tháp với tổng giá trị hơn 14 tỷ đồng.
Đại Cát thắng gói thiết bị hơn 11 tỷ tại trường THPT Mỹ Xuân
Ba nhà thầu dự thầu, chỉ Đại Cát đạt yêu cầu kỹ thuật, trúng gói 619 mặt hàng thiết bị học tập và văn phòng cho Trường THPT Mỹ Xuân, giá hơn 11,4 tỷ đồng.
Đường Hồng Thập Tự Long Khánh: Gói thầu hơn 13 tỷ đã có chủ
Liên danh Phi Nhân Phát – Phú Hoàng Danh là nhà thầu duy nhất dự thầu và trúng gói làm đường Hồng Thập Tự hơn 13 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 0,44%.
43/54 gói thầu đã trúng của Hiệp Ninh đến từ Dương Hoàng Nam và Đại Hưng
Công ty Hiệp Ninh trúng tổng cộng 43 gói thầu do hai công ty tư vấn là Dương Hoàng Nam và Đại Hưng mời thầu, nhiều gói chỉ có Công ty Hiệp Ninh tham dự và trúng thầu.
Gói thầu hàng không: Một nhà thầu 'về đích', tiết kiệm 0,47%
Công ty AVPM liên tiếp trúng hai gói thầu lớn của VIAGS và Petrolimex Aviation với tư cách là nhà thầu duy nhất tham gia. Đáng nói, tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu chỉ đạt lần lượt 0,47% và 2,83%, một con số khiêm tốn so với giá trị gói thầu.
Gói thầu hơn 14 tỷ tại TP HCM có về tay Công ty Đạt Hiệp Thành?
Với giá dự thầu hơn 13,66 tỷ đồng (tiết kiệm sau đấu thầu hơn 400 triệu), liệu rằng Công ty Đạt Hiệp Thành sẽ giành được gói thầu tại TP Thủ Đức, TP HCM (cũ).
2 nhà thầu muốn cải tạo khối hội trường tại Cao đẳng Long An
Theo biên bản mở thầu đã công bố ngày 1/7, gói thầu cải tạo khối hội trường hàng rào nhà bảo vệ Trường Cao đẳng Long An - Cơ sở Đức Hòa đã thu hút 2 nhà thầu.