largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Xây dựng doanh nghiệp “sếu đầu đàn”

Trong năm 2022, xuất nhập khẩu đã ghi nhận nhiều cột mốc lịch sử khi lần đầu tổng kim ngạch thương mại vượt 700 tỷ USD,bên cạnh đó là con số xuất siêu khoảng 10 tỷ USD, nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”. Trong đó, 85% các mặt hàng được xuất khẩu từ ngành công nghiệp.

 Tuy nhiên, giá trị gia tăng hay sự tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu của Việt Nam tương đối thấp, nhất là về công nghệ. Doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam đã cam kết là hoạt động đầu tư có hỗ trợ, nhưng tỷ lệ còn rất thấp. Các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng các “sếu đầu đàn” là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, để dẫn dắt và làm chủ thì mới phát triển bền vững.

Một doanh nghiệp đầu đàn trong ngành ô-tô. Ảnh: NGUYỆT ANH

Một doanh nghiệp đầu đàn trong ngành ô-tô. Ảnh: NGUYỆT ANH

“Sếu đầu đàn” có vai trò dẫn dắt

Báo cáo từ Bộ Công thương cho thấy, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân hơn 8,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030. Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6-8%/năm; tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 13-13,5%/năm.

Đánh giá kết quả này, TS Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Nghiên cứu chiến lược chính sách công thương (Bộ Công thương) chia sẻ, thành tựu đạt được 10 năm qua quan trọng nhất là đưa nền công nghiệp lên tầm cao mới, phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh 8-9%/năm. Tất cả các ngành công nghiệp, mặt hàng công nghiệp đã đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Công nghiệp đã thật sự trở thành trụ cột của nền kinh tế, trong đó có đóng góp lớn nhất cho ngân sách và GDP cả nước.

Trong năm 2022, xuất nhập khẩu đã ghi nhận nhiều cột mốc lịch sử khi lần đầu tổng kim ngạch thương mại vượt 700 tỷ USD, bên cạnh đó là con số xuất siêu khoảng 10 tỷ USD, nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”. Theo TS Nguyễn Văn Hội, tuy xuất khẩu con số tương đối lớn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro vì trong số các mặt hàng xuất khẩu nhiều mặt hàng từ doanh nghiệp FDI. Giá trị gia tăng hay sự tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu của Việt Nam tương đối thấp, nhất là về công nghệ. Doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam cam kết và hoạt động đầu tư có hỗ trợ nhưng tỷ lệ còn rất thấp. Chính vì vậy, lãnh đạo Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công thương cho rằng, cần xây dựng quy định ràng buộc hơn nữa trong chuyển giao công nghệ và thực hiện các cam kết.

Dẫn chứng thực tế, từ năm 2022 đến tháng 4/2023 nhìn rõ tác động, sự suy giảm của khối doanh nghiệp FDI đã góp phần kéo giảm xuất khẩu của cả nước. Trong quá trình tái cơ cấu cái gì khó khăn, chưa đạt phải điều chỉnh để phù hợp với tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại… TS Nguyễn Văn Hội cho rằng, “đã đến lúc nhìn vào con số thực tế kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu đó, cần tập trung vào mặt hàng Việt Nam có giá trị cao, như: Mặt hàng công nghiệp chế biến, những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế”.

TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lưu ý, cần hiểu tái cơ cấu là một trong nhiều cách thức tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của các doanh nghiệp “sếu đầu đàn” trong quá trình tái cơ cấu rất quan trọng.

Ông Nam nhấn mạnh, những năm gần đây xuất hiện nhiều doanh nghiệp đầu đàn trong ngành ô-tô, thủy sản, dệt may,... chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân nhờ nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. “Tôi tin rằng trong tương lai gần, nếu chúng ta duy trì được điều này sẽ xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt”, ông nói.

TS Nguyễn Văn Hội bày tỏ đồng tình: Trong quá trình phát triển, phải dựa vào kinh tế tư nhân, tự hình thành con sếu đầu đàn. Dựa vào sếu đầu đàn FDI là không khả thi. Chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng điều này để thấy trong quá trình tái cơ cấu, cần xây dựng doanh nghiệp tư nhân trong nước thật sự trở thành sếu đầu đàn nắm bắt khoa học - công nghệ để dẫn dắt. “Quan điểm của tôi là cần xây dựng các con sếu đầu đàn là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam - có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài. Tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để mang lại sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới”, TS Nguyễn Văn Hội chia sẻ.

Các doanh nghiệp lớn cần đầu tư nhiều hơn cho khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất. Ảnh: BẮC SƠN

Các doanh nghiệp lớn cần đầu tư nhiều hơn cho khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất. Ảnh: BẮC SƠN

Những giải pháp cần thiết

Theo TS Tô Hoài Nam, không tái cơ cấu một ngành nói chung và từng doanh nghiệp riêng lẻ nói riêng, mà cần phải thực hiện đồng bộ. Ông cũng chỉ ra những điểm yếu cần phải được tái cơ cấu. Thứ nhất, về mặt tư duy, tư duy phát triển doanh nghiệp và tư duy phát triển ngành phải linh hoạt, vấn đề ở chỗ người làm chính sách vẫn chưa thể hiện tính phù hợp và lệch nhịp giữa chính sách và thực lực cũng như thực tế. Thứ hai, điểm yếu nhất là quá trình thực thi, mục tiêu rõ, chính sách tốt nhưng thực thi kém. Thứ ba, về phát triển khoa học - công nghệ đã có nhiều thay đổi tiến bộ, nhưng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu tiên tiến để hàm lượng khoa học - công nghệ chiếm lĩnh tỷ trọng nhất định trong quá trình tái cơ cấu - đây là điều kiện cần thiết quan trọng. Thứ tư, nỗi lo của doanh nghiệp là tiếp cận vốn và tiếp cận mặt bằng sản xuất vẫn còn muôn vàn khó khăn, khiến cho chúng ta không thể tập trung vào tái cơ cấu. “Nếu khắc phục được khó khăn này nó mới là điều kiện cần để chúng ta thực hiện tái cơ cấu”, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khẳng định.

Còn theo TS Nguyễn Minh Phong, quá trình tái cơ cấu cũng cần phải được nhìn nhận trong một tổng thể đồng bộ, vừa đồng thời thể hiện sự trọng tâm, trọng điểm, đặc thù và phải gắn kết với tính thực tiễn và tính hiệu quả của sự phát triển bền vững.

“Bên cạnh đó, sự phát triển đòi hỏi sự đồng bộ, sự toàn diện trong cơ cấu chính sách, bao gồm cả chính sách công nghiệp, chính sách kinh tế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách thị trường, con người, chính sách hạ tầng. Tất cả phải dựa trên thực tế, bao gồm cả bề rộng, cả chiều sâu và bám sát vào thực tiễn cũng như lấy hiệu quả làm thước đo, làm mục tiêu để tạo ra sự bền vững trong quá trình tái cơ cấu, tránh những rủi ro”, TS Nguyễn Minh Phong thông tin thêm.

Ông Phong cũng cho rằng, chúng ta phải thể chế hóa tất cả những mục tiêu, những biện pháp, những nhiệm vụ mang tính pháp lý cao cả về mặt luật pháp, chương trình hành động, nhiệm vụ giao cho tất cả các bộ, ngành, địa phương các cấp có liên quan. Thậm chí phải thể hiện trong quy hoạch, trong chiến lược, trong dự án,… để trở thành công cụ vừa chỉ đạo, vừa hành động.

Trong quá trình đó, phải cụ thể hóa hơn nữa những nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời điểm nhưng phải gắn trong một sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương; đồng bộ giữa các giải pháp, lĩnh vực, các khía cạnh; đồng bộ trong từng đơn vị hành động.

Về phía Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công thương, TS Nguyễn Văn Hội nhấn mạnh, quan trọng nhất trong thời gian tới là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Đầu tiên, sớm xây dựng và ban hành luật phát triển công nghiệp. Trong đó quan tâm đến các đối tượng, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù cơ chế rõ rồi nhưng trong luật phải rõ hơn để triển khai được.

Tiếp đến, Luật Thương mại 2005 cần nghiên cứu thay thế và bổ sung bởi bối cảnh phát triển thương mại đã khác nhiều. Đồng thời, xây dựng, sớm triển khai các quy hoạch và phải phù hợp với tất cả các quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia và phù hợp các luật hiện nay. Ngoài ra, cũng cần có chiến lược cụ thể với ngành hàng cụ thể, đồng thời phù hợp với tổng thể của nền kinh tế để triển khai cơ chế chính sách và hỗ trợ cụ thể. 

Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng

22/04/2024 11:11

Sáng 22/4, NHNN thông báo hoãn phiên đấu thầu vàng miếng diễn ra vào ngày hôm nay do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc theo quy định.

Hồ sơ Đại Đông Á và Rồng Việt muốn làm dự án 400 tỷ

Hồ sơ Đại Đông Á và Rồng Việt muốn làm dự án 400 tỷ

22/04/2024 09:42

Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Đại Đông Á - Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Rồng Việt là đơn vị duy nhất nộp hồ sơ làm dự án khu dân cư mới hơn 400 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

Vốn chủ sở hữu của 'anh cả' ngành ngân hàng tăng 21,6%, nợ xấu cũng tăng

22/04/2024 09:38

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công BCTC năm 2023 với vốn chủ sở hữu tăng 29.366 tỷ đồng, tương đương 21,6% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức 33.054 tỷ đồng.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

Giá vé tàu Tết Giáp Thìn tăng 10%, hầu hết các chuyến đã kín chỗ.

01/02/2024 13:37

Thời điểm hiện tại, những chuyến tàu Bắc - Nam trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cơ bản đã kín chỗ dù giá vé tăng 3 - 10% so với thường ngày.

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023

01/02/2024 09:30

Thị trường thương mại điện tử năm 2023 tại Việt Nam có doanh thu lên đến gần 500.000 tỉ đồng, trong đó 5 ông lớn gồm: Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng.

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?

31/01/2024 19:22

Liệu có nhất thiết năm nào cũng đưa cả nhà về quê ăn Tết khi chi phí tương đương 4-5 tháng lương; thu xếp để về dịp khác trong năm cũng được mà.

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

Ứng lời bầu Đức “làm gì còn ruột mà rút”: lỗ lũy kế HAGL Agrico (HNG) lên hơn 8.000 tỷ sau 12 quý lỗ liên tiếp, đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết bắt buộc

31/01/2024 11:01

Tính đến cuối năm 2023, số lỗ lũy kế theo đó đã tăng lên 8.054 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu 11.085 tỷ đồng; tổng nợ vay ghi nhận hơn 8.200 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (2.306 tỷ).

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

Bình Dương: DN Lê Quang có trúng gói thầu trang trí đèn hơn 7 tỷ?

31/01/2024 08:49

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TP. Tân Uyên đã hoàn thành mở thầu gói trang trí đèn giăng đường ĐT746, đèn hoa đường Nguyễn Văn Linh và đường Phan Đình Phùng mừng Đảng, mừng Xuân năm 2024, trị giá hơn 7 tỷ đồng…

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

Masan đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

30/01/2024 15:28

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) đã công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Quý 4/2023 và cả năm 2023.

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

30/01/2024 13:31

Có tới 30% lượng thịt lợn tiêu thụ tại Việt Nam đến từ nguồn nhập lậu, 6.000 - 7.000 con lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán trái phép vào Việt Nam mỗi ngày.