largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ năm, 18/08/2022, 06:35 AM
  • Click để copy

Thiếu thương hiệu: Gạo Việt đánh mất cơ hội tại thị trường EU

Theo các doanh nghiệp (DN), gạo Việt Nam đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, được người tiêu dùng thừa nhận. Tuy nhiên, khi xuất sang thị trường châu Âu (EU), gạo Việt phải “thay tên đổi họ”, không còn giữ được thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ.

Hạn chế về thương hiệu đang khiến gạo Việt phải mang mác gạo nước ngoài, bỏ lỡ cơ hội vào thị trường lớn.

Gạo Việt Nam xuất sang thị trường EU phải lấy tên các nhà nhập khẩu nước ngoài

Gạo Việt Nam xuất sang thị trường EU phải lấy tên các nhà nhập khẩu nước ngoài

“Ðội mác” thương hiệu nước ngoài

Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, so với các nước như Thái Lan, Campuchia…, gạo Việt Nam đang có lợi thế rất lớn để xuất khẩu vào EU từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA). Tuy nhiên, điều đáng tiếc là gạo Việt thua về thương hiệu và ít có tiếng hơn các nước đối thủ, dù chất lượng có thể tốt hơn.

Theo ông Bình, phần lớn gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang EU đều là gạo dạng “gia công”, các DN nhập khẩu sau khi nhập về sẽ đóng bao bì, nhãn mác của họ lên sản phẩm gạo Việt Nam để bán cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, gạo Việt Nam được bán tại Anh quốc với các thương hiệu do nhà phân phối đặt như: Longdan, Golden Lotus, Buffalo (của Longdan Supermarket), Green Dragon (của Westmill UK) và Red Ant (của MediFood).

“Gạo Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới, được người tiêu dùng thừa nhận. Nhưng nếu tìm một sản phẩm được ghi tên, thương hiệu gạo Việt tại EU thì rất khó. Chưa kể, lâu lâu lại xuất hiện vụ rất đáng buồn là gạo Việt Nam bị trả về do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, gây ảnh hưởng tới thương hiệu gạo Việt Nam”, ông Bình nói.

Cũng ông Bình cho biết, thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung A đã ý thức tới việc xây dựng thương hiệu nên yêu cầu các đối tác nhập khẩu từ phía EU nếu muốn mua gạo sạch, gạo thơm của Công ty Trung An phải đóng bao bì gạo Việt Nam, gắn thương hiệu của Việt Nam.

“Ban đầu chúng tôi lo đối tác sẽ giảm lượng mua và bỏ đơn hàng, nhưng không hề, phía đối tác EU vẫn đặt hàng, người tiêu dùng phản hồi những thông tin tích cực. Nhiều sản phẩm gạo và sản phẩm chế biến từ gạo của Việt Nam như phở, bún của công ty sản xuất không kịp để xuất khẩu”, ông Bình nói và cho biết, trong nửa đầu năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang các thị trường cao cấp đã tăng 68% và kim ngạch tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Vũ Thị Huệ, Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đại Dương Xanh đánh giá, nhu cầu gạo của thị trường EU hiện rất cao. Nhiều DN đang mạnh dạn xuất khẩu với số lượng hàng ngàn tấn, thay vì chỉ xuất khẩu nhỏ lẻ vài trăm tấn như trước đây. Giá gạo Việt Nam xuất sang EU cao hơn các thị trường khác. Chẳng hạn, cùng gạo đó nhưng ở thị trường khác giá chỉ 460 - 470 USD/tấn; sang EU giá đến 650 USD/tấn gạo đạt tiêu chuẩn GAP, cao hơn 120 USD.

Theo bà Huệ, điều khó là hiện nay, các DN Việt mới khai thác thị trường EU chủ yếu là bán qua các đại lý, qua DN của EU, còn phân phối trực tiếp trên các kênh bán lẻ để gạo đến được tận tay người tiêu dùng thì còn hạn chế, do chưa tạo được thương hiệu. Đặc biệt, để được hưởng ưu đãi, gạo Việt phải được chứng nhận đảm bảo đúng giống, vượt qua được các quy định nghiêm ngặt về xuất xứ nguồn gốc trong khi chất lượng gạo Việt Nam thường không ổn định. Do đó, việc tận dụng cơ hội từ thị trường EU hiện còn khá khiêm tốn.

 
“Gạo Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới, được người tiêu dùng thừa nhận. Nhưng nếu tìm một sản phẩm được ghi tên, thương hiệu gạo Việt tại EU thì rất khó. Chưa kể, lâu lâu lại xuất hiện vụ rất đáng buồn là gạo Việt Nam bị trả về do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, gây ảnh hưởng tới thương hiệu gạo Việt Nam”.

Ông Phạm Thái Bình

Nguy cơ bỏ lỡ cơ hội

Theo cam kết từ EVFTA, mỗi năm EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo, gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Chưa kể, thị trường này sẽ mở cửa tự do hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm, với thuế suất ưu đãi về 0% sau 3 - 5 năm triển khai hiệp định (từ tháng 8/2020). Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết hạn ngạch ưu đãi thuế quan này. Năm 2021, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu sang EU được khoảng 64.000 tấn, trị giá gần 19 triệu USD.

Ðể xây dựng thương hiệu gạo Việt, các DN ngành gạo cần cùng nhau vào cuộc đầu tư về hình ảnh, marketing

Ðể xây dựng thương hiệu gạo Việt, các DN ngành gạo cần cùng nhau vào cuộc đầu tư về hình ảnh, marketing

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng chỉ ra, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng gạo xuất khẩu sang thị trường EU đạt 50.221 tấn, với giá trị đạt khoảng 36,6 triệu USD (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, thực tế thị phần gạo của Việt Nam tại EU mới chỉ chiếm 3,1% trong tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU. Đặc biệt, lợi thế về thuế quan đến từ hiệp định EVFTA được xem chỉ duy trì trong ngắn - trung hạn, bởi EU có thể sẽ đàm phán với các nước khác, đặc biệt là các nước đối thủ trong ngành gạo như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia. Lúc đó, lợi thế của Việt Nam về xuất khẩu gạo sẽ không còn nữa.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Phạm Thái Bình cho rằng, hiện nay, không ít DN đã bắt đầu lấy bao bì, nhãn mác của mình để đóng gói sản phẩm phân phối tại thị trường EU. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ, các DN ngành gạo cần đồng loạt vào cuộc, cùng nhau đầu tư về hình ảnh và marketing cho thương hiệu gạo Việt Nam. Đồng thời, các DN cần đầu tư về chất lượng vùng trồng, xây dựng vùng nguyên liệu lớn được canh tác theo tiêu chuẩn cao, sản xuất khép kín từ cánh đồng đến bàn ăn...

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam cho rằng, đề xây dựng thương hiệu gạo Việt cần cụ thể hóa chính sách hỗ trợ DN xuất khẩu gạo có thương hiệu và được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam (Vietnam Rice). Nhà nước cần hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá gạo Việt Nam ở các thị trường trọng điểm. Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần xem xét bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, tham gia đấu thầu hợp đồng tập trung và yêu cầu đạt chuẩn đối với nhà máy của các DN xuất khẩu gạo.

Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú, 2 đại gia rớt khỏi bảng xếp hạng giàu bậc nhất hành tinh

Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú, 2 đại gia rớt khỏi bảng xếp hạng giàu bậc nhất hành tinh

17/01/2024 07:15

Trong vòng nửa tháng, khối tài sản các tỉ phú liên tục biến động, Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú trụ lại trong bảng xếp hạng những người giàu bậc nhất hành tinh.

Xăng dầu Dầu khí Phú Yên thoát lỗ nhờ nguồn thu từ trạm sạc Vinfast

Xăng dầu Dầu khí Phú Yên thoát lỗ nhờ nguồn thu từ trạm sạc Vinfast

16/01/2024 19:04

Năm 2023, Xăng dầu Dầu khí Phú Yên đã thu hơn 3 tỷ đồng nhờ cho VinFast đặt trạm sạc, con số này góp phần giúp doanh nghiệp thoát lỗ.

Biwase tặng bò giống cho nông dân nghèo ở huyện Ba Tri (Bến Tre)

Biwase tặng bò giống cho nông dân nghèo ở huyện Ba Tri (Bến Tre)

15/01/2024 21:35

Trong không khí trước thềm xuân mới Giáp Thìn 2024, lãnh đạo Tổng Công ty Nước- Môi trường Bình Dương (Biwase) phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã tổ chức đoàn đến thăm và tặng bò giống cho các hộ nông dân nghèo ở các xã Bảo Thạnh...

Nồng nàn hương tết diệu kỳ

Nồng nàn hương tết diệu kỳ

14/01/2024 08:16

Tại Bình Dương, hình ảnh những bó nhang xòe tròn khoe sắc ở Dĩ An đã trở thành đề tài sáng tác ảnh nghệ thuật của nhiều nhiếp ảnh gia và người đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh khắp nơi. Hương sắc làng nghề truyền thống này cũng theo đó bay đi khắp mọi miền Tổ quốc và nhiều quốc gia.

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa được vinh danh Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa được vinh danh Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam

13/01/2024 13:09

Mới đây, tại lễ trao giải “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam - Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng năm 2023”, Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa được vinh danh Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam.

Biwase đưa vào vận hành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

Biwase đưa vào vận hành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

12/01/2024 13:45

Sáng 12-1, tại Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương (TX.Bến Cát), Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại, tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ ngày.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Một công ty bán gần 22.000 lít dầu (DO) không rõ nguồn gốc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Một công ty bán gần 22.000 lít dầu (DO) không rõ nguồn gốc

12/01/2024 09:49

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trường Thịnh đã bị lập biên bản vi phạm hành chính do liên quan đến việc bán một lượng dầu vượt quá quy định, con số cụ thể là 21.926 lít.

Công ty Cổ phần khoáng sản và xây dựng Tân Thịnh: Chung tay xây dựng phồn thịnh

Công ty Cổ phần khoáng sản và xây dựng Tân Thịnh: Chung tay xây dựng phồn thịnh

11/01/2024 20:52

Qua 14 năm hoạt động và phát triển không ngừng, Công ty Cổ phần Khoáng sản Tân Thịnh - tiền thân là Công ty Tư vấn Tín Vạn đã từng bước vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng...

Ford triệu hồi gần 140.000 xe do nguy cơ hỏng phanh

Ford triệu hồi gần 140.000 xe do nguy cơ hỏng phanh

11/01/2024 09:05

Bộ đai truyền động có nhiệm vụ bơm dầu trên 140.000 chiếc xe bị nghi ngờ có thể sẽ đứt gãy sau thời gian sử dụng, gây chết máy xe và mất trợ lực phanh.

Mì Hảo Hảo đạt Top 8 thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2023

Mì Hảo Hảo đạt Top 8 thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2023

10/01/2024 12:14

Hảo Hảo - thương hiệu ‘mì quốc dân' nổi tiếng của Công ty Acecook Việt Nam vừa được gọi tên trong Top 10 Thương Hiệu Tốt Nhất Việt Nam 2023 do Decision Lab công bố.