Thi công đường cao tốc, băm nát đường dân sinh
Kể từ khi triển khai thi công xây dựng các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Bình Thuận, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công cao tốc đã làm biến dạng, hư hỏng hàng loạt tuyến đường dân sinh.
Không chỉ vậy, việc tổ chức khai thác khoáng sản để phục vụ cho dự án cũng làm biến đổi cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Những ngày giữa tháng 11-2022, ghi nhận trên những tuyến đường dân sinh hàng ngày “cõng” nhiều phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Bình Thuận, hình ảnh những con đường trải nhựa thẳng tắp ngày nào nay đã lởm chởm “ổ voi”, “ổ gà”.
Có mặt trên tuyến đường từ Km14 (quốc lộ 1A) đi qua thôn Dân Bình, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) tới Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, phóng viên ghi nhận các phương tiện giao thông ì ạch nối đuôi nhau để “bò” qua đoạn đường đang bị hư hỏng nặng.
Ông Nguyễn Cần (người dân sinh sống trên tuyến đường) bày tỏ: “Con đường này ngày trước được trải nhựa rất đẹp, nhưng từ khi xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công cao tốc đi qua đã phá nát đường, người dân chúng tôi rất cực khổ vì bụi bặm, đường sá lồi lõm, đi lại rất nguy hiểm. Gia đình tôi bán hàng ăn nhưng phải đóng cửa nhiều tháng nay vì không ai ghé nữa”.
Theo tìm hiểu, tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), khoảng gần 10 tuyến đường được các đơn vị thi công dự án cao tốc đăng ký “mượn” để vận chuyển vật liệu, sau đó những con đường này bị hư hỏng nhưng chưa được khắc phục.

Tuyến đường từ Km14 (quốc lộ 1A) qua xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị “băm nát”
Đại diện Sở GTVT tỉnh Bình Thuận thông tin, các dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn khi triển khai thi công đã để xảy ra tình trạng các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu làm hư hỏng nhiều tuyến đường do đơn vị quản lý. Trong đó, các tuyến đường bị hư hỏng nặng nhất gồm: đường Liên Hương - Phan Dũng - quốc lộ 1A - Phan Sơn (huyện Tuy Phong và Bắc Bình), Sông Lũy - Phan Tiến, quốc lộ 28B (huyện Bắc Bình), ĐT.711 (huyện Hàm Thuận Bắc), ĐT.718, Phú Hội - Cẩm Hang - Sông Quao, tuyến quốc lộ 1A - Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) và hàng loạt các tuyến đường dân sinh do huyện, xã quản lý.
Sau khi phát hiện các tuyến đường dân sinh bị hư hỏng, Sở GTVT tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều cuộc họp, gửi nhiều văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long và Ban QLDA 7 tổ chức sửa chữa các tuyến đường hư hỏng như cam kết, nhưng nhà thầu thi công chưa tích cực phối hợp.
“Có nhiều tuyến đường bị hư hỏng, khi người dân bức xúc chặn xe không cho chạy thì đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thi công cao tốc mới sửa, nhưng nhằm đối phó là chính. Đến thời điểm hiện tại, trên tất cả tuyến đường bị hư hỏng, các đơn vị thi công cao tốc chưa thực hiện việc sửa, hoàn trả lại hiện trạng đường ban đầu cho người dân như đã cam kết”, ông Huỳnh Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, thông tin.
Không chỉ gây hư hỏng đường, quá trình khai thác khoáng sản của một số doanh nghiệp phục vụ thi công cao tốc đoạn qua tỉnh Bình Thuận cũng đang khiến cảnh quan môi trường bị biến đổi và gây mất an toàn giao thông.
Đáng chú ý, việc tổ chức khai thác đất, đá lộ thiên tại khu vực núi Ếch, thuộc xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) của Công ty Trung Nguyên và Công ty Sa Phát đã khiến 3 ngọn đồi nơi đây bị cạo trọc nham nhở, cây xanh trên đồi đang dần biến mất.
Ông N.V.B. (người dân sống dưới chân núi Ếch) lo ngại: “Các quả đồi bị khai thác đất, đá theo kiểu hình xoắn ốc nên rất dễ gây ra sạt lở khi mùa mưa đến. Ngoài ra, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe vận chuyển đất, đá ra vào khu vực này. Xe vận chuyển băng ngang đường cắt qua quốc lộ 1A nên rất nguy hiểm về an toàn giao thông”… Đại diện UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, sẽ tổ chức kiểm tra, ghi nhận sự việc để có hướng xử lý dứt điểm.
Ông Đào Việt Cường, Phó Văn phòng điều hành Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (thuộc Ban QLDA Thăng Long, chủ đầu tư đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây), khẳng định: “Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và nhà thầu đã làm việc với chính quyền địa phương, khảo sát tất cả tuyến đường vận chuyển vật liệu, ghi lại hiện trạng từng con đường. Chúng tôi cũng đã cam kết sau này khi hoàn thành dự án sẽ trả lại đường cho dân bằng hoặc tốt hơn lúc ban đầu. Song song với quá trình thi công dự án, chúng tôi cũng liên tục khắc phục các đoạn đường bị hư hỏng nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân”.
TIN LIÊN QUAN
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%
Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
Ép học sinh không thi vào lớp 10: Lại bệnh thành tích!
Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ép học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm Luật Giáo dục, vi phạm quyền con người. Đây là biểu hiện của bệnh thành tích cần chấn chỉnh.
Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc
Gói thầu thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có giá 14,9 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện; được Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc tổ chức mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ...