largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Tham vọng tỷ đô từ cây sâm Ngọc Linh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phát triển, nâng cao giá trị của sâm Ngọc Linh là cơ hội để khẳng định niềm tự hào dân tộc nhưng chúng ta chưa làm được.

 Phát triển chưa xứng tầm

Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu quý hiếm được phân bố chủ yếu ở dãy núi Ngọc Linh, trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Với giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, 2 địa phương đã có những cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát triển loại cây này.

Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở dãy núi Ngọc Linh trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Ảnh: L.K.

Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở dãy núi Ngọc Linh trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Ảnh: L.K.

Ông Trần Út, Phó giám đốc sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, hiện nay diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh của tỉnh là 15.576ha; diện tích sản xuất trên 1.000ha. Toàn tỉnh có trên 1.600ha với 20 doanh nghiệp, nhóm hộ và người dân đã thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tiến hành di thực loại cây này ra các huyện miền núi khác.

“Từ khi sâm Ngọc Linh được đầu tư phát triển sản xuất, thu nhập của người dân trong vùng được nâng lên một cách đáng kể, nhiều gia đình đã xây dựng được nhà cửa kiên cố, khang trang, sắm xe ô tô… nhiều nhà có tài sản lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng; góp phần xói đói, giảm nghèo ở địa phương một cách tích cực”, ông Út nói.

Còn tại tỉnh Kon Tum, theo ông Huỳnh Văn Liêm, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích gần 32.000ha. Địa phương này có hơn 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp lớn tham gia trồng và phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã trồng hơn 1.240ha. Tổng sản lượng củ tươi ước đạt khoảng 213 tấn.

Mặc dù việc bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh thời gian qua đã có những bước phát triển tích cực nhưng cả tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đều cho rằng, hiện nay để phát huy được hiệu quả hơn nữa các địa phương vẫn gặp phải không ít tồn tại, hạn chế.

Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư để trồng, chế biến các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh. Ảnh: L.K.

Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư để trồng, chế biến các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh. Ảnh: L.K.

Trong đó có thể kể đến như công tác quản lý sản xuất, kinh doanh sâm Ngọc Linh gặp khó khăn bởi tình trạng buôn bán hạt giống, cây giống không rõ nguồn gốc. Các sản phẩm giả mạo sâm Ngọc Linh đang tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn gen giống gốc, thiệt hại kinh tế đối với người tiêu dùng, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến thương hiệu.

Bên cạnh đó, lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định; công nghệ ứng dụng vào công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc sâm Ngọc Linh chưa phát triển, gây khó khăn trong công tác quản lý. Chưa có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực lớn đầu tư để phát triển và chế biến những sản phẩm từ cây sâm.

“Hiện, quy định của pháp luật chưa cho phép thực hiện trồng và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng. Trong khi tỉnh Kon Tum có hơn 50% diện tích có khả năng phát triển sâm Ngọc Linh được quy hoạch chức năng rừng đặc dụng nên khó thu hút đầu tư.

Các quy trình, quy chuẩn, giám định chất lượng giống và việc trồng, phát triển sâm Ngọc Linh chưa có quy định cụ thể để làm cơ sở tổ chức thực hiện bài bản, thống nhất, đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu, chế biến sâu các sản phẩm có nguồn gốc từ Sâm Ngọc Linh, nhất là trong lĩnh vực y tế chưa được quan tâm đầy đủ…”, đại diện sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum nói.

Cần khẳng định vị thế "quốc bảo"

Để nâng tầm hơn nữa giá trị, thương hiệu của cây sâm Ngọc Linh, các địa phương này đã có những kiến nghị đến các Bộ, ngành cũng như Chính phủ. Trong đó, có việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm sớm ban hành Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng 2045 và Đề án “Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu”.

So với các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc thì sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh ở Việt Nam hiện nay còn rất ít. Ảnh: L.K.

So với các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc thì sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh ở Việt Nam hiện nay còn rất ít. Ảnh: L.K.

Theo ông Vũ Thành Nam, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ (Tổng cục Lâm nghiệp), hiện nay việc phát triển sâm còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, như thiếu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; thiếu nguồn giống cũng như các cơ sở sơ chế biến sâu; công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu còn hạn chế.

Ông Nam cho biết, tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1604/VPCP-NN về việc giao Bộ NN-PTNT chủ trì, xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045". Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng thu nhập cho người dân.

Ngoài việc bảo tồn gen, phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư hạ tầng… thì chương trình còn đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao thương hiệu và phát triển thị trường cho cây sâm Ngọc Linh. Trong đó sẽ hình thành các cơ sở, nhà máy sơ chế và chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi; phát triển khoảng 80 - 100 sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu quốc gia; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Ngoài ra, chương trình cũng sẽ hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm Sâm Việt Nam trong nước và quốc tế; xây dựng 3 trung tâm triển lãm giới thiệu các sản phẩm sâm; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm sâm Việt Nam trong nước và quốc tế; thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm sâm Việt Nam bền vững theo chuỗi giá trị.

“Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến Sâm Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng theo GPP-WHO và GMP-WHO hoặc tương đương đạt 50 %. Đồng thời thành lập được 3 trung tâm kiểm định nguồn gốc, chất lượng sâm Việt Nam tại các vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến sản phẩm sâm”, ông Nam nói.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cây sâm Ngọc Linh chính là hy vọng mới của Việt Nam trong ngành dược liệu, thực phẩm chức năng, cạnh tranh quyết liệt với những quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Kỳ và cả Trung Quốc. Không chỉ nước ta có sâm mà các nước khác cũng có sản lượng sâm rất lớn. Từ cây sâm, các nước đã chế biến ra hàng trăm sản phẩm.

“Đây là cơ hội để khẳng định niềm tự hào dân tộc nhưng chúng ta chưa làm được điều đó. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh với mục tiêu giá trị tỷ USD. Do đó, còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản. Ngoài sự nỗ lực của các địa phương, doanh nghiệp thì cần có sự hậu thuẫn của Chính phủ, các bộ ngành” Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Quy mô, sản lượng sâm của nước ta còn khiêm tốn, chất lượng, giá cả còn nhiều vấn đề. Không những vậy, ngoài rượu ra thì việc đa dạng hóa sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh còn rất ít. Vậy nên, cần phải tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật mạnh mẽ hơn nữa để tạo ra những sản phẩm mới. Việc phát triển sâm Ngọc Linh hiện nay chỉ mới là bước đầu, chưa phải là một sản phẩm hùng mạnh, mang lại lợi ích quốc gia.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.