largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ ba, 31/05/2022, 16:45 PM
  • Click để copy

Tạm dừng 1-2 năm để đi làm kiếm tiền đóng học phí

Trước thông tin học phí tăng, một số thí sinh, sinh viên suy nghĩ tạm dừng việc học 1-2 năm để đi làm, tích góp tài chính, sau đó mới quay trở lại trường.

Trước ngưỡng cửa đại học, Phương Thảo (18 tuổi, Nghệ An) đắn đo với dự định theo đuổi con đường đại học. Học phí tăng, điều kiện gia đình không cho phép, Thảo nghĩ tới việc nghỉ một năm, tự đi làm lấy vốn, rồi sau đó quay lại học tập.

Phương Thảo không phải người duy nhất có suy nghĩ đó. Nhiều người cảm thấy khi kinh tế gia đình không cho phép, họ cần đi làm để có tài chính trước, sau đó trở lại trường.

Nhiều thí sinh phân vân việc tạm dừng một năm để đi làm kiếm tiền học đại học. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Nhiều thí sinh phân vân việc tạm dừng một năm để đi làm kiếm tiền học đại học. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Lựa chọn đi làm trước, học sau

Chia sẻ với Zing, Thảo cho biết năm nay học phí các trường đều tăng, điều kiện kinh tế của gia đình lại hạn hẹp. Cùng với đó, tâm lý sợ ra trường không có việc làm của phụ huynh là rào cản khiến cô phân vân việc học lên.

Yêu thích ngôn ngữ Trung, Phương Thảo đặt nguyện vọng 1 vào ĐH Hà Nội. Cô cho biết mức phí áp dụng với hệ chính quy là gần 74 triệu đồng cho 4 năm học. Bên cạnh đó, nếu theo học chương trình chất lượng cao, gia đình phải bỏ ra 950.000 đồng/tín chỉ. Mức phí khiến Thảo chần chừ.

Thảo cho hay đã tính phương án nghỉ một năm, tạm gác việc học, tập trung đi làm lấy vốn, sau đó trở lại ôn thi vào đại học.

Đây cũng là điều T.L. (Hải Dương) đang cân nhắc. Sức học của nam sinh không tệ. Cậu muốn vào đại học, nhất là ngành liên quan đến kinh tế.

Bên cạnh đó, T.L. thích ra ngoài trải nghiệm, khám phá bên ngoài thay vì chỉ quanh quẩn ở nhà. Tuy nhiên, vấn đề tiền bạc khiến nam sinh đau đầu.

Tìm hiểu học phí ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, T.L. cho biết năm nay, học phí là 4,2 triệu đồng/tháng. Mức thu các năm sau sẽ tăng thêm 200.000 đồng/tháng. Nếu tính toàn khoá, sinh viên nhập học năm 2022 cần nộp khoảng 180 triệu đồng cho 4 năm học. Với T.L. và gia đình, đây là con số quá lớn.

Mẹ làm thuê tự do, thu nhập bấp bênh. Thương mẹ, chàng trai quyết định tạm gác lại giấc mơ học hành để giảm bớt gánh nặng kinh tế.

“Mình đang tính đến việc đi làm 1-2 năm để có thêm kinh phí rồi mới quay lại học tiếp", T.L. cho biết.

Sợ bị cuốn vào công việc, quên mất mục tiêu ban đầu

Quyết định tạm dừng học trước ngưỡng cửa vào đại học không dễ dàng. Phương Thảo tâm sự đang chần chừ vì việc này cần có sự đồng ý của gia đình. Hiện tại, mẹ cô muốn con gái đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhưng là con gái, cô sợ đi xa. Thảo nhận thấy nhiều bất lợi.

Hơn nữa, cô cho rằng việc nghỉ tạm một năm cần có ý chí, quyết tâm rất lớn. Nhiều người đi làm dễ bị cuốn vào công việc, mải kiếm tiền mà quên đi mục tiêu ban đầu là việc học.

Mỗi ngày, cô luôn vạch ra những câu hỏi câu hỏi “Liệu trong một năm đó, mình đã có đủ tài chính để đi học tiếp chưa? Sẽ làm công việc gì với mức lương bao nhiêu?".

“Mình định lên Hà Nội, nhờ người thân tư vấn, tìm giúp một công việc”, Thảo tâm sự.

Cùng suy nghĩ với Thảo, T.L. cho rằng tâm lý những người trẻ như cậu rất dễ bị thay đổi bởi môi trường làm việc, tiền lương hay thậm chí những người xung quanh tác động. Kiếm tiền vốn đã áp lực, nay suy nghĩ cần phải tích góp tài chính để học tiếp lại càng đắn đo.

“Nhưng đó là những suy nghĩ trước mắt. Nếu lựa chọn đi làm, mình sẽ vạch ra kế hoạch cụ thể. Khi có đủ tiền, mình sẽ quay trở lại học, kết hợp vừa học vừa làm. Quan trọng, bố mẹ ủng hộ điều đó”, T.L. cho hay.

Hoài Thu lựa chọn đi làm một thời gian nhằm áp dụng những kiến thức đã học ở bậc phổ thông cũng như tích góp tiền để phục vụ công việc sắp tới. Ảnh: NVCC.

Hoài Thu lựa chọn đi làm một thời gian nhằm áp dụng những kiến thức đã học ở bậc phổ thông cũng như tích góp tiền để phục vụ công việc sắp tới. Ảnh: NVCC.

Lùi để tiến

Nhưng trải nghiệm gap year không phải lúc nào cũng tệ. Với Hoài Thu (20 tuổi, từ Quảng Ninh), khoảng thời đó giúp cô nhận ra nhiều điều.

Thời điểm mới tốt nghiệp, nữ sinh mất 2 năm để định hướng bản thân cần làm gì. Bước sang năm thứ ba, cô quyết định đi làm một năm, sau đó dành một khoản tiền để tự chi trả cho việc học sắp tới.

Bên cạnh đó, cô lựa chọn đi làm một thời gian nhằm áp dụng những kiến thức đã học ở bậc phổ thông cũng như định hướng xem bản thân yêu thích ngành gì trước khi quyết định học lên đại học.

Hiện tại, Thu đang là nhân viên kinh doanh tại một cửa hàng về đồ gia dụng. Sau khi đi làm, cô nhận ra bản thân thích kinh doanh và muốn học về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tại môi trường làm việc, cô có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài nên phát huy được khả năng ngoại ngữ.

Mỗi tháng, cô cân nhắc chi tiêu cho ăn uống, sinh hoạt, mua sắm. Lương tháng đầu, Thu gửi mẹ. Những tháng về sau, cô tích góp được một khoản tiền nhỏ nhằm phục vụ việc học sắp tới.

“Mình còn trẻ, chưa có khả năng tính toán hay chi tiêu một cách hợp lý nên tìm đến sự giúp đỡ của mẹ”, Thu nói.

Bích Lan (Lạng Sơn) nhớ lại khoảng thời gian đi làm để tích góp vốn: “Hồi đó, học phí ở mức trung bình, chưa tăng cao như bây giờ nhưng kinh tế gia đình không đủ điều kiện. Nếu mình tiếp tục học đại học, bố mẹ không thể lo được”.

Bích Lan lựa chọn một công ty sản xuất linh kiện điện tử để làm việc, công việc chính của cô chủ yếu là kiểm tra chất lượng hàng hóa. Thời gian đầu làm việc, cô quá tải, phải tăng ca liên tục 2 tiếng/ngày, tay phồng rộp, chân tê, đau lưng sau khi tiếp xúc với công cụ máy móc.

Sau cô quen dần, năng suất làm việc được nâng lên, áp lực giảm bớt. Bích Lan nhận về mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí sinh hoạt, mỗi tháng, cô để dành ra khoảng 6 triệu. Cứ thế trong vòng một năm, cô tích cóp số tiền vừa đủ để có thể tiếp tục học tập.

Sau đó, Lan nghỉ làm để ôn luyện. Nữ sinh trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của ĐH Hà Nội. Thời gian đầu, Lan chuyên tâm vào việc học. Năm thứ hai, cô bắt đầu làm trợ giảng tại trung tâm ngoại ngữ nhỏ trên địa bàn. Cô vừa học vừa làm để trang trải chi phí học tập.

Hiện tại, Bích Lan tiếp tục làm thêm các công việc liên quan đến ngành học. Cô hy vọng sau khi ra trường, bản thân sẽ có công việc ổn định.

"Nhớ lại trước đây, khoảng thời gian đó khá vất vả. Nhưng không sao, mình nghĩ nếu không có điều kiện, mình có thể đi chậm hơn người khác, quan trọng là luôn cố gắng để đạt được mục tiêu mình mong muốn", Lan nói.

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

14/05/2024 14:56

Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

14/05/2024 14:44

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

14/05/2024 06:57

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

13/05/2024 15:43

CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

13/05/2024 13:55

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

13/05/2024 08:36

CTCP Thủy Điện Nậm La công bố tình hình thanh toán lãi trái phiếu năm 2023. Mặc thanh toán đúng hạn, công ty vẫn bị xử phạt hành chính vì vi phạm lỗi không công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

13/05/2024 08:08

Quý 1/2024, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 3 năm 2022 với mức lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng.

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

13/05/2024 00:17

Gói thầu xây lắm thuộc dự án Nâng cấp BTNN tuyến đường từ đường Chà Vi (cao su bà Triên) - nhà bà Tư Lan, khu phố 5, phường Mỹ Phước đã có đơn vị trúng thầu.

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

13/05/2024 00:13

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày.