Sau vụ Tân Hoàng Minh, mối nguy 64.000 tỷ trái phiếu đến hạn trả nợ
Sau các vụ sai phạm như tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, nhiều nỗi lo chọ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi năm 2024, số nợ trái phiếu bất động sản phải trả là 64.000 tỷ đồng.
Cần trả 64.000 tỷ tiền trái phiếu vào năm 2024
Tại hội thảo bàn về hệ thống tài chính, do Đại học Kinh tế TP.HCM vừa tổ chức, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia - cho biết, NHNN đang ở thế khó trong việc yêu cầu các NHTM phấn đấu giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi, khi lãi suất huy động tăng.
Hiện, áp lực nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam tăng ở cả khối Chính phủ và DN. Hơn nữa, rủi ro ở thị trường chứng khoán lại rơi vào đúng năm 2022, những vụ việc vi phạm cũng rơi vào năm nay. Vị chuyên này cho hay ông đã báo cáo Thủ tướng các vấn đề liên quan đến rủi ro về hệ thống tài chính, với “bộ tứ liên thông”, gồm: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, BĐS.

Trái chủ yêu cầu Tập đoàn Tân Hoàng Minh hoàn tiền (ảnh: Dân trí)
Có thể thấy, tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15%/năm trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 12%/năm, daẫn tới tỷ số nợ tiếp tục tăng. Khi chấm dứt các chính sách cho phép cơ cấu, giãn, hoãn nợ thì lập tức nợ xấu tiềm ẩn tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro lớn nằm ở thị trường trái phiếu DN khi tăng trưởng tương đối nóng, khoảng 40-50%/năm. Dù chỉ có 20% lượng trái phiếu DN phát hành năm 2021 là không có tài sản đảm bảo, nhưng việc sử dụng tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu là cực kỳ rủi ro hoặc tài sản đảm bảo bằng BĐS, lấy chính nó nuôi nó.
Trái phiếu đã phát hành nhưng quan trọng là nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp BĐS sẽ ra sao trong thời gian tới? Bóc tách số liệu cho thấy, nghĩa vụ trả nợ đang tăng dần. Năm 2022, nợ phải trả của các doanh nghiệp BĐS là hơn 30.000 tỷ, con số này tăng tiếp vào năm 2023. Đỉnh điểm, tới 2024, doanh nghiệp BĐS đã phát hành trái phiếu có nghĩa vụ trả nợ khoảng 64.000 tỷ đồng.
Dẫu vâỵ, điểm tích cực ở đây là tỷ lệ “bao nợ xấu,” tức là tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro so với nợ xấu của hệ thống ngân hàng tương đối tốt, tăng mạnh từ mức 94% năm 2019 lên mức 152%. Tức là cứ 1 đồng nợ xấu thì có 1,5 đồng sẵn sàng đưa ra ứng phó, xử lý. Tiềm lực về xử lý nợ xấu hoàn toàn trong tầm kiểm soát.
Không vì sai phạm và đình trệ thị trường
Bàn về thị trường trái phiếu, Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán - Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM - đưa ra ví dụ, sau vụ việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh thì Luật Kinh doanh Bảo hiểm lại cấm các DN bảo hiểm đầu tư vào trái phiếu BĐS.
Trong khi ngân hàng đang bị áp lực về chuyện cho vay BĐS, các công ty bảo hiểm muốn đầu tư nhiều vào trái phiếu nhưng giờ lại bị cấm. Doanh thu phí bảo hiểm khoảng 250.000 tỷ đồng/năm và tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Quy mô đầu tư lại nền kinh tế của các DN bảo hiểm trong năm 2021 là 500.000 tỷ đồng.

Lực lượng chức năng khám xét bên trong trụ sở Tập đoàn Tân Hoàng Minh tối 5/4 (ảnh: Phạm Hải)
Việc cần làm ở đây là tháo gỡ vướng mắc cho trái phiếu DN, chứ không phải cứ sau một sự kiện là cấm. Nó giống như việc chúng ta đang đi lùi lại để quan sát. Nếu làm luật mà cứ có sự kiện lại khóa vào thì chắc chắn chúng ta sẽ đi sau, ông Trần Nguyên Đán lưu ý.
Theo ông, vốn bị tắc thì có thể giải quyết được bằng thị trường trái phiếu DN, nhưng nhà đầu tư lại hoàn toàn thiếu thông tin về thị trường này. Các tay chơi lớn, như những công ty bảo hiểm, họ có đủ thông tin thẩm định DN giờ lại cấm luôn.
Phản hồi lại ý kiến trên, TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - khẳng định, dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi) không cấm các công ty bảo hiểm mua trái phiếu mà chỉ hạn chế mua trái phiếu BĐS, vì với trái phiếu BĐS, Việt Nam chỉ có 2 công ty thẩm định chất lượng, xếp hạng tín nhiệm DN.
Vấn đề đặt ra ở đây là nhà nước có nên thành lập các công ty thẩm định hay không hay để các hiệp hội tự đánh giá tín nhiệm.
Ngoài ra, ông Kiên cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là khối nội chính, phải tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường, quy luật của thị trường trái phiếu, không hình sự hóa vấn đề trái phiếu để đảm bảo dòng tiền của các DN phát hành vẫn lưu thông ổn định ngoài thị trường.
Việc sử dụng cụm từ “khoản vay dưới chuẩn” để nói về một số DN phát hành trái phiếu, theo ông Kiên là không chính xác. Không có DN nào là dưới chuẩn cả, họ thiếu tiền nhưng có mục tiêu, có dự án thì phát hành để huy động vốn. Ở đây, lợi nhuận thì chia sẻ, rủi ro cùng gánh chịu.
TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nhận định, thị trường tài chính và thị trường BĐS của Việt Nam là hai mặt của một vấn đề, cùng phát triển và cùng khủng hoảng.
Thị trường BĐS có đóng góp rất lớn, ngoài trực tiếp còn gián tiếp cho nền kinh tế, nếu bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Hiện doanh nghiệp BĐS giống như đội quân đi xe đạp, phải chạy nếu dừng lại là đổ. Mà muốn DN chạy thì phải dựa vào vốn, dòng tiền, nói chính xác là dựa vào ngân hàng hay đóng góp của người mua trái phiếu. Kiểm soát tiêu cực trong phát hành trái phiếu, nhưng không để đoàn xe này đổ là việc cần làm. Thị trường trái phiếu cực kỳ quan trọng để chuyển dần việc huy động vốn từ trung gian chuyển sang huy động trực tiếp.
TIN LIÊN QUAN
BR-VT: Điểm danh những gói thầu của Tân Ngọc Tuấn tại Xuyên Mộc
Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Xuyên Mộc (BR-VT) vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Tân Ngọc Tuấn trúng liên tiếp 2 gói thầu xây dựng, với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng…
Vượt 3 đối thủ, Cty Hải Hoàng Dương thắng thầu tại Cấp nước Thủ Đức
Liên tiếp trúng nhiều gói thầu tại TP HCM, Công ty TNHH Hải Hoàng Dương khẳng định vị thế trong lĩnh vực hạ tầng cấp nước, với hơn 63 gói thầu thành công, gần nhất là gói thầu trúng tại Cấp nước Thủ Đức.
Tây Ninh công bố kết quả đấu thầu nâng cấp hẻm Nguyễn Văn Rốp
Gói thầu thi công xây dựng thuộc dự án Nâng cấp hẻm 4, đường Nguyễn Văn Rốp, phường IV hơn 3,8 tỷ đồng được trao cho Công ty TNHH Hiệp Ninh, thời gian thực hiện 180 ngày.
Bến Tre: Cty Đại Phúc trúng gói thầu hơn 14 tỷ làm đường ĐX.03
Chào thầu giá thấp nhất, ít đối thủ cạnh tranh, công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Đại Phúc không quá khó khăn để về đích tại gói thầu Thi công xây dựng thuộc dự án Đường ĐX.03, xã Tân Thanh.
Bình Định: Gói thầu sửa chữa QL19B hơn 10 tỷ đồng về tay ai?
Gói thầu Xây lắp công trình, thuộc dự án sửa chữa Quốc lộ 19B vừa được Sở Xây dựng tỉnh Bình Định “trao” cho Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Thảo, với giá hơn 10 tỷ đồng.
Cà Mau: Không đối thủ cạnh tranh, Cty Quyền Đăng “ẵm trọn” gói thầu tiền tỷ
Một gói thầu trị giá hơn 4 tỷ đồng tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chỉ có duy nhất một nhà thầu tham dự và trúng thầu – đó là Công ty TNHH MTV Quyền Đăng.
Vĩnh Long: Xây dựng KVK trúng gói thầu nâng cấp hệ thống thoát nước gần 4,6 tỷ
Là nhà thầu duy nhất dự gói xây lắp số 01, Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng KVK (Xây dựng KVK ) được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vĩnh Long công bố trúng thầu với giá gần 4,6 tỷ đồng…
Cà Mau: Cty Như Thịnh thắng dễ gói thầu nâng cấp đường GTNT hơn 4 tỷ
Một mình tham dự, Công ty TNHH XD Như Thịnh dễ dàng về đích gói thầu số 05: Thi công xây dựng, thuộc dự án “Nâng cấp, mở rộng đường và cầu giao thông nông thôn tuyến bờ Nam kênh Kiểm Lâm Ngoài, xã Trần Hợi”
TP HCM: Năng lực nhà thầu trúng gói thiết kế nội thất phòng họp BV Răng Hàm Mặt
Dù dự thầu giá cao hơn hai đối thủ, Công ty Tiến Hưng đã được phê duyệt trúng gói thầu thiết kế, trang trí nội thất phòng họp giao ban lầu 7 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh.
Tấn Lộc trúng 3 gói thầu lớn tại Ban QLDA &PTQĐ TP Mỹ Tho
Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường Tấn Lộc trúng 3 gói thầu tại Ban QLDA Phát triển quỹ đất TP Mỹ Tho, tổng giá trị hơn 18 tỷ đồng. Cả ba gói đều thuộc lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông.