largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Sản phẩm SHIOKA: Quảng cáo 'nổ' điều trị khỏi bệnh u xơ, dấu hiệu lừa dối người dùng?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, thư tín của khách hàng quảng cáo quá đà về công dụng sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng?

Quảng cáo quá đà?

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có những chỉ đạo quyết liệt về việc quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc. Trong đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát, lập danh mục các quảng cáo sai sự thật, phản cảm trên truyền hình, trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo và bán hàng đa cấp các loại thực phẩm chức năng, thuốc không rõ nguồn gốc và có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm, có biện pháp xử lý phù hợp.

Sản phẩm SHIOKA quảng cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Sản phẩm SHIOKA quảng cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Mặc dù đã có chỉ đạo nghiêm, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong quảng cáo bằng hình thức tinh vi hơn.

Cụ thể, sản phẩm Shioka được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp giấy xác nhận quảng cáo số 2475/2020/XNQC-ATTP cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu quốc tế Cúc Anh (số 469 đường Tự Tạo 1, phường 11, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, trên thị trường sản phẩm này đang được quảng cáo trá hình khi sử dụng hình ảnh nhiều người nổi tiếng, thư tín của khách hàng khi nói về công dụng.

Trong rất nhiều quảng cáo trên mạng xã hội, sản phẩm này được giới thiệu với công dụng chính là: Viên sủi tiêu u thảo dược số 1 Việt Nam, ức chế quá trình phát triển và triệt tiêu tế bào u, xóa sổ mầm mống hình thành u mới và tế bào ung thư nhờ hoạt chất Saponin từ Sâm Ngọc Linh, ngăn chặn các loại u từ gốc rễ, giải quyết toàn bộ triệu chứng: Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu; đau dữ dội vùng bụng – lưng, cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, chống tái phát tận gốc...

Đặc biệt, sản phẩm Shioka còn có dấu hiệu mạo danh đài truyền hình đưa tin và khẳng định sản phẩm này được các chuyên gia đánh giá là lựa chọn số 1 trong điều trị u sơ, u nang không cần phẫu thuật? Đã thiếu trung thực về tên gọi, nguồn gốc xuất xứ cũng như công dụng đăng ký cấp phép, sản phẩm này còn không ngần ngại gắn cả hình ảnh các bác sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm.

Rất nhiều tin nhắn, hình ảnh của khách hàng công khai chia sẻ về câu chuyện, kết quả sử dụng sản phẩm cùng chung một mô típ: “Sau khi bị bệnh u xơ đã sử dụng nhiều loại thuốc, phẫu thuật nội soi... nhưng không khỏi, chỉ khi dùng sản phẩm Shioka thì khỏi hẳn, mỗi ngày 2 viên là ổn ngay...”.

Để có thông tin khách quan, PV đã nhiều lần liên hệ tới số điện thoại trong bản xác nhận quảng cáo của công ty nêu trên nhưng không kết nối được.

Vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật?

Thực chất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka không điều trị khỏi các bệnh u xơ. Sản phẩm này chỉ có chức năng hỗ trợ, hạn chế sự phát triển bệnh. Đặc biệt, thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáng nói, hiện sản phẩm đang được quảng cáo tràn lan trên các trang mạng xã hội, cố tình “thêm” nhiều tác dụng so với bản công bố, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

TPBVSK SHIOKA sử dụng hình ảnh, thư tín của khách hàng quảng cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

TPBVSK SHIOKA sử dụng hình ảnh, thư tín của khách hàng quảng cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Theo Cục ATTP, việc quảng cáo TPCN phải tuân thủ Luật Quảng cáo 2012, Nghị định 181/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo, Thông tư số 09/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn quảng cáo các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân không quảng cáo TPCN có tác dụng chữa bệnh. Không dùng hình ảnh, thư cảm ơn của bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm.

Hành vi cố ý quảng cáo TPCN có tác dụng điều trị bệnh được đánh giá thuộc mức nghiêm trọng và cần xử lý nghiêm minh, thậm chí thu hồi giấy phép.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng quy định: Tổ chức, cá nhân không được phép quảng cáo sản phẩm sai so với tác dụng thực tế. Đối với cá nhân quảng cáo sai sự thật và ở mức nghiêm trọng có thể xử lý hình sự.

Theo các chuyên gia pháp lý, trong trường hợp y, bác sĩ bị mạo danh có thể làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng như Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan công an xử lý hành vi vi phạm. Đồng thời, những người bị mạo danh có thể khởi kiện người vi phạm ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án ra quyết định buộc họ chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Để “dẹp loạn” quảng cáo TPCN Shioka đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trên để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sáng nay, VN-Index tăng gần 20 điểm, nhưng giá trị giao dịch chỉ 8.000 tỷ đồng

Sáng nay, VN-Index tăng gần 20 điểm, nhưng giá trị giao dịch chỉ 8.000 tỷ đồng

24/04/2024 13:41

Sáng nay thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhưng giá trị giao dịch cầm chừng; khối ngoại mua ròng trong khi tự doanh bán rất mạnh ở các cổ phiếu FPR, MWG, STB...

Bến Tre: Duy nhất doanh nghiệp Thanh Bình dự gói thầu hơn 1,6 tỷ tại Thạnh Phú

Bến Tre: Duy nhất doanh nghiệp Thanh Bình dự gói thầu hơn 1,6 tỷ tại Thạnh Phú

24/04/2024 13:36

Công ty TNHH TMDV Việt Trí Tín đã hoàn thành mở thầu gói chi phí xây dựng, có giá 1,637 tỷ đồng, do BQL Dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện Thạnh Phú làm chủ đầu tư.

Sai phạm khiến Tổng giám đốc Cty Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

Sai phạm khiến Tổng giám đốc Cty Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

24/04/2024 07:11

Ông Bùi Quang Ninh, Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk bị khởi tố để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát”.

Hãng bay Vietnam Airlines lỗ hơn 5.000 tỷ đồng năm 2023

Hãng bay Vietnam Airlines lỗ hơn 5.000 tỷ đồng năm 2023

24/04/2024 06:10

Năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn cho Vietnam Airlines khi thị trường quốc tế chưa hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, hãng đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh so với cùng kỳ.

3.400 lượng vàng được đấu thầu thành công, vẫn còn 13.400 lượng đang ế

3.400 lượng vàng được đấu thầu thành công, vẫn còn 13.400 lượng đang ế

23/04/2024 14:27

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Có 7 ngân hàng và doanh nghiệp tham gia dự thầu.

Sếp TPBank nói gì về 'nghi vấn' đảo nợ 1.700 tỷ cho R&H Group?

Sếp TPBank nói gì về 'nghi vấn' đảo nợ 1.700 tỷ cho R&H Group?

23/04/2024 14:07

Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) khẳng định khoản cho vay hơn 1.700 tỷ đồng với Vinahud không phải đảo nợ, đúng quy định pháp luật, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2 công ty tranh gói thầu của BQL Dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè

2 công ty tranh gói thầu của BQL Dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè

23/04/2024 09:07

Gói thầu 1: Thi công xây dựng thuộc dự án Nâng cấp đường tuyến đê kênh 28 của Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã có kết quả mở thầu.

Chỉ 1 Công ty tham dự gói thầu hơn 14 tỷ của Cấp nước BR-VT

Chỉ 1 Công ty tham dự gói thầu hơn 14 tỷ của Cấp nước BR-VT

23/04/2024 08:36

Gói thầu mua sắm 2.000 tấn Poly Aluminium Chloride (PAC) lỏng 10% và 230 tấn Clo lỏng theo Kế hoạch năm 2024, của Công ty Cấp nước BR-VT, mở thầu ngày 15/4; theo đó, duy nhất Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam dự thầu.

Các doanh nghiệp có thực sự 'sốt sắng' với đấu thầu vàng?

Các doanh nghiệp có thực sự 'sốt sắng' với đấu thầu vàng?

23/04/2024 08:31

10h ngày 22/4, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng.

Bột giặt NET: Lãi cao kỷ lục sau khi về Masan

Bột giặt NET: Lãi cao kỷ lục sau khi về Masan

23/04/2024 08:15

CTCP Bột giặt NET (HNX: NET) vừa công bố tình hình hoạt động năm 2023. Theo báo cáo, NET ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.810 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 121% so với kế hoạch.