largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Sa lầy điện gió ở Tây Nguyên

Chỉ trong 2 năm 2020 và 2021, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã được các doanh nghiệp rót hơn 85 nghìn tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực điện gió, mở ra bao kỳ vọng về hiệu quả kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, sau khi thời gian dành cho các dự án này đã hết, Tây Nguyên lại trở thành vũng lầy về điện gió bởi những tồn đọng, bất cập, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, nợ nần chồng chất…

Chạy đua đánh cược với thời gian

Những ngày cuối tháng 8/2022, đi dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi có thể dễ dàng nhìn thấy hàng trăm tua bin điện gió trắng toát, cao hàng trăm mét đứng im lìm trên những khoảng đồi xanh thẳm. Suốt nhiều tháng qua, mặc cho lượng gió nhiều hay ít, những tua bin này vẫn không phát được kWh điện nào. Phía dưới mặt đất, những khoảng đồi bị san phẳng vẫn tập kết la liệt thiết bị nhưng phương tiện, nhân công thi công lại hầu như vắng bóng.

Trao đổi với phóng viên, ông Chẩu Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N'Đrung 1, 2 và 3 cho biết, đến thời điểm này, công ty đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng vào phát triển điện gió trên địa bàn huyện Đắk Song. "Với hy vọng hoàn thành và đấu nói trước ngày 31/10/2021 để bán với giá điện 1.928 đồng/1kWh theo giá FIT nhưng chúng tôi nhanh chóng nhận ra, chúng tôi đã thua cuộc", ông Sơn chua chát nói.

Cũng theo lời ông Sơn, thời gian đầu, để kịp tiến độ, công ty đã gấp rút làm ngày làm đêm. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10/2021, chỉ có vài trụ điện gió trong tổng số 89 trụ được hoàn thành.

"Sau ngày 31/10/2021, khi mà giá FIT không còn, công ty phải đổi hoàn toàn phương án đầu tư. Từ làm nhanh, làm gấp để phát tài thì từ đó đến nay, chỉ còn cách là làm thật chậm để tồn tại. Nếu đẩy nhanh tiến độ thì sẽ thiệt hại hơn nhiều vì giá thành thi công tăng cao", ông Sơn giải thích.

Cùng đánh cược thua với thời hạn FIT trước ngày 31/10/2021, Nhà máy Điện gió Nam Bình 1, huyện Đắk Song cũng đang phải cắn răng chịu những khoản thua lỗ lớn. Ông Lê Văn Tiến, Phó giám đốc Nhà máy Điện gió Nam Bình 1 cho hay, dự án đã hoàn thành gần 1 năm nhưng đến nay, cả nhà máy được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vẫn đứng yên, không phát được kWh điện nào. "Trung bình mỗi tháng công ty vẫn phải chi phí để hoạt động nhà máy và ước tính lỗ hơn 10 tỷ đồng/tháng", ông Tiến cho hay.

Trong các tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai là tỉnh có quy mô điện gió lớn nhất với 17 dự án, có tổng công suất khoảng 1.200 MW. Đến nay, phần lớn các dự án điện gió ở Gia Lai cũng rơi vào tình trạng "trùm mền" khi có đến 10 dự án, tổng công suất hơn 620MW bị trượt giá FIT dẫn đến các dự án hầu nhưng không hoạt động.

Theo một số công ty điện gió ở Gia Lai, cú trượt ngã đau đớn của họ là do nhiều yếu tố khách quan, trong đó có việc ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã làm chậm tiến độ, những yêu cầu cứng nhắc về công nhận vận hành thương mại liên quan đến thử nghiệm kỹ thuật, đẩy nhà đầu tư rơi vào rủi ro.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở Kế hoạc và Đầu tư Gia Lai cho rằng, các doanh nghiệp điện gió chỉ có thể tự trách mình. "Ở thời điểm tỉnh kêu gọi đầu tư đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã rất phức tạp. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến điện gió cũng đã được ban hành từ trước để nhà đầu tư nghiên cứu, lựa chọn. Rõ ràng nhất là cùng một điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm nhưng vẫn có những dự án hoàn thiện sớm, nên những chậm trễ càng không thể đổ lỗi cho chính quyền và chính sách", ông Quế nói.

Có thể thấy rằng, việc quá nửa số dự án điện gió ở Tây Nguyên thất bại chủ yếu là do sự non kém của nhà đầu tư. Cụ thể là kể từ thời điểm địa phương công bố danh mục đầu tư đến khi doanh nghiệp đăng ký, làm thủ tục… đến lúc hết hạn quy định tổng thời gian chỉ có gần 2 năm. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 đã được cảnh báo từ rất sớm. Thế nhưng các địa phương vẫn ồ ạt thu hút đầu tư và các doanh nghiệp vẫn mạo hiểm đầu tư bằng mọi giá, vừa xếp hàng vừa chạy. Lối tư duy đánh cược, đánh quả này còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Một số trụ điện gió được tập kết thiết bị nhưng vắng bóng nhân công, máy móc thi công.

Một số trụ điện gió được tập kết thiết bị nhưng vắng bóng nhân công, máy móc thi công.

Những bất thường trong đầu tư

Theo tìm hiểu của phóng viên, việc làn sóng ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực điện gió ở Tây Nguyên thời gian qua cho thấy nhiều bất thường. Đó là từ việc hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thì đến nay, hầu hết các doanh nghiệp này đang bị sa lầy, thua lỗ. Cùng với đó là những phức tạp gia tăng về an ninh trật tự tại địa phương, xung đột chưa có hồi kết trong khâu giải phóng mặt bằng và nhiều trường hợp vi phạm ở khung hình sự đang chờ xét xử.

Ông Nguyễn Bá Út, Giám đốc Sở Công Thương Đắk Nông thừa nhận, điện gió là lĩnh vực đầu tư công nghiệp rất mới tại địa phương, quá trình triển khai đã chưa tính toán hết các kịch bản, rủi ro. Việc triển khai 6 dự án với tổng công suất 430MW giai đoạn vừa qua trên địa bàn tỉnh có nhiều bất cập, đặc biệt là việc nhà đầu tư làm tắt, tự ý nâng mức giá đền bù khi giải phóng mặt bằng, dẫn đến phản tác dụng.

"Nhà đầu tư nôn nóng làm nhanh, làm gấp để đảm bảo được cấp vận hành thương mại. Chính việc chạy theo tiến độ đã gây ra những khó khăn, bất cập cho chính nhà đầu tư. Quá trình thực hiện xảy ra những vướng mắc mà trước đây trong báo cáo khả thi dự án nhà đầu tư chưa có định hướng. Hiện nay nhà đầu tư đang có đề xuất điều chỉnh dự án, điều chỉnh các vị trí không triển khai được do việc chưa bồi thường giải phóng mặt bằng được", ông Nguyễn Bá Út nói.

Cũng theo ông Út, việc đẩy nhanh tiến độ bằng mọi giá đã làm nảy sinh vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai tại hàng loạt dự án điện gió ở Tây Nguyên. Trong đó, phổ biến là việc triển khai dự án khi chưa có đánh giá tác động môi trường; xây dựng điện gió trên đất quy hoạch lâm nghiệp, thi công khi chưa hoàn thành các thủ tục về giao đất, cho thuê đất; thi công trên đất thuộc quyền sử dụng của người dân mà chưa đền bù, giải phóng mặt bằng…

Cùng chung quan điểm, ông Lưu Văn Khôi, Giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk thừa nhận các sai phạm, tồn tại, hạn chế ở các dự án điện gió, nhưng coi đây là điều khó tránh khỏi: "Tồn tại nổi bật nhất là các thủ tục về đất đai do thời gian từ khi chủ đầu tư triển khai dự án đến khi phải đưa vào vận hành rất ngắn, cho nên thủ tục làm không kịp, có một số buộc làm trước rồi hoàn thiện thủ tục sau", ông Khôi nói.

Trong xô bồ làm tắt, lách luật, cuống cuồng chạy theo "giá FIT", không ít dự án điện gió ở Tây Nguyên đã được nhà đầu tư "bán lúa non" ngay từ khi có giấy phép đầu tư. Điển hình như Công ty CP Điện gió Chư Prông Gia Lai và Công ty CP Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai, chỉ vài tháng sau khi được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt 2 dự án với tổng giá trị đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, trên 50% cổ phần của 2 công ty này đã được chuyển nhượng cho một công ty nước ngoài. Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ chuyển nhượng đã hơn 99%. Điều này cho thấy, ngay từ đầu, cả 2 công ty không hề đăng ký đầu tư điện gió với mục tiêu sản xuất kinh doanh điện, mà là "đánh quả dự án", sang tay kiếm lời.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, việc sang tay các dự án điện gió, thực chất là mua bán chính sách ưu đãi mà Chính phủ ban hành đối với lĩnh vực này. "Hàng chục dự án đã bán cho nên buộc phải ngăn chặn. Giá FIT là Nhà nước bằng mọi cách để ưu tiên cho doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp là phải có lợi nhuận, Chính phủ làm mọi cách để các doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng mà lợi nhuận ấy mong các anh hãy đầu tư chứ không phải sang ta", ông Kiên cho hay.

Một vấn đề khác được đặt ra đó là trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, là mùa vàng của điện gió ở Tây Nguyên, các dự án điện gió càng phát huy được công suất thiết kế. Vậy số liệu khảo sát gió, đánh giá khả năng phát điện trước đó có là số liệu ảo, hay các doanh nghiệp đã được đấu nối khi chưa hoàn thiện hiệu chỉnh kỹ thuật, dẫn đến không thể phát điện như thiết kế?

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo một doanh nghiệp (xin được giấu tên) cho biết, ngay cả ở các dự án đạt mức phát điện tốt, điện gió vẫn là nỗi đau của nhà đầu tư: "Về hiệu quả thì những dự án không vào được thì chắc chắn là không có tí hiệu quả nào cả, thậm chí phá sản. Còn dự án vào được rồi mà tình trạng lưới điện thế này thì cũng đối mặt với 2 việc là quá tải công suất và cắt giảm công suất. Có khu vực cắt công suất đến 20%, có nơi thì 10% tuỳ từng dự án, nguồn thì nhiều mà lưới điện thì EVN đầu tư rất chậm chạp", vị lãnh đạo này thông tin.

Văn Thành/ Công an nhân dân online

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

28/01/2024 09:44

Hiện nay thời tiết ở miền Bắc đang rất rét, có nơi xuống âm độ khiến nhiều gia đình lựa chọn máy sưởi điện. Tuy nhiên khi dùng sản phẩm này cần đảm bảo đúng cách để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện năng.

Bán vé số Tết: Miền Tây đắt như tôm tươi, TP.HCM thấp thỏm lo

Bán vé số Tết: Miền Tây đắt như tôm tươi, TP.HCM thấp thỏm lo

27/01/2024 09:30

Theo những người bán vé số, dịp Tết tại miền Tây bán rất đắt, không đủ vé để bán, trong khi khu vực TP.HCM và Đông Nam Bộ, người lao động về quê hết nên vé số sẽ bị dư.

Bổ sung hàng chục ngàn vé máy bay tết

Bổ sung hàng chục ngàn vé máy bay tết

26/01/2024 16:45

Vietjet Air là hãng mới nhất bổ sung hơn 700 chuyến bay với hàng trăm ngàn chỗ. Vietnam Airlines thuê thêm 4 máy bay phục vụ nhu cầu tết.

An Giang: DN An Thịnh “chắc tay” gói thầu xây dựng điểm trường gần 20 tỷ?

An Giang: DN An Thịnh “chắc tay” gói thầu xây dựng điểm trường gần 20 tỷ?

26/01/2024 14:02

BQLDA ĐTXD khu vực huyện Châu Phú đã mở E-HSDXKT Gói thầu số 17: Thi công xây lắp các điểm trường tiểu học thuộc các xã Bình Thủy, Bình Mỹ, Đào Hữu Cảnh và thị trấn Cái Dầu. Duy nhất Công ty An Thịnh dự thầu…

Chốt sổ 2023, cây ‘châu báu’ này mang về cho Việt Nam 3 tỷ USD: Sản lượng top 3 thế giới, Trung Quốc giá nào cũng mua

Chốt sổ 2023, cây ‘châu báu’ này mang về cho Việt Nam 3 tỷ USD: Sản lượng top 3 thế giới, Trung Quốc giá nào cũng mua

26/01/2024 11:33

Hiện Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia đứng đầu ngành hàng này.

TP.HCM yêu cầu nộp hơn 2.200 tỉ đồng, vì sao Công ty Tân Thuận xin hoãn?

TP.HCM yêu cầu nộp hơn 2.200 tỉ đồng, vì sao Công ty Tân Thuận xin hoãn?

26/01/2024 08:25

Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) xin hoãn nộp hơn 2.200 tỉ đồng khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ theo yêu cầu của UBND TP.HCM.

Giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít

Giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít

25/01/2024 16:00

Từ 15h hôm nay 25/1, giá xăng E5 RON 92 tăng 753 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 925 đồng/lít.

Cáp treo núi Bà Đen chạy suốt 3 tháng không thu nổi 2 tỷ đồng

Cáp treo núi Bà Đen chạy suốt 3 tháng không thu nổi 2 tỷ đồng

25/01/2024 10:06

Doanh thu thuần của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh trong quý IV/2023 chỉ đạt 1,6 tỷ đồng, tức chưa đầy 18 triệu đồng/ngày, giảm 65% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản phẩm thịt heo OCOP đầu tiên của Đồng Nai

Sản phẩm thịt heo OCOP đầu tiên của Đồng Nai

25/01/2024 09:16

Đồng Nai có tổng đàn heo, gà thuộc tốp đầu cả nước, cũng là tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đứng tốp đầu của vùng Đông Nam bộ.

Nhờ đâu PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023?

Nhờ đâu PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023?

23/01/2024 21:13

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với doanh thu thuần 33.137 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 1.971 tỷ đồng.