largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Ruộng khô, dân khát dưới chân công trình thủy lợi 3.000 tỷ đồng

Từ khi hoàn thành đập chính (năm 2018) đến nay, hồ thủy lợi Ia Mơ (xã Ia Mơ, H.Chư Prông, Gia Lai) với tổng mức đầu tư hơn 3000 tỷ đồng vẫn chưa có vùng tưới. Nghịch lý này là do diện tích lớn đất được quy hoạch thành vùng tưới lại là… đất rừng.

Vướng mắc này khiến hàng triệu m3 nước được tích trữ ở lòng hồ thuỷ lợi Ia Mơ chưa được sử dụng, trong khi hàng nghìn người dân nằm dưới chân hồ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trầm trọng.

Mùa khô vùng biên giới Ia Mơ luôn tình trạng thiếu nước

Mùa khô vùng biên giới Ia Mơ luôn tình trạng thiếu nước

Ông Rơ Mah Trăm (ngụ làng Klăh, xã Ia Mơ) đứng bên hồ thuỷ lợi Ia Mơ được đầu tư hàng nghìn tỷ, chỉ tay về phía trước mặt và bảo: “Kia là 8 sào lúa của nhà mình, chỉ cách hồ thuỷ lợi Ia Mơ khoảng 500m, và cách kênh chính 200m nhưng đang phải bỏ hoang.

Từ khi hồ thuỷ lợi và kênh chính hoàn thành, ruộng lúa nhà mình chưa lấy được một giọt nước nào mà phải trông chờ nước mưa. Ở vùng biên giới này, nắng khô khốc, cây rừng còn khó sống thì cây lúa thiếu nước lên sao được. Mỗi năm làm 1 vụ lúa nhưng trời “cho” thì ăn, trời không “cho” thì đói”.

Những cánh đồng dưới chân đập thuỷ lợi Ia Mơ đang chờ nước

Những cánh đồng dưới chân đập thuỷ lợi Ia Mơ đang chờ nước

Không chỉ những cánh đồng bỏ hoang, người dân bên dưới công trình thuỷ lợi Ia Mơ cũng đang khát nước sinh hoạt. Lâu nay, người dân xã Ia Mơ lấy nước sinh hoạt từ suối, tuy nhiên do trên địa bàn xã có nhiều công trình lớn đang xây dựng, nên nước suối bị ô nhiễm.

Anh Kpă Pui (ngụ làng Klăh) chia sẻ, từ khi làm cầu, làm kênh nước suối đục ngầu, nhưng không có nguồn nước nào nữa nên dân vẫn lấy về sinh hoạt. Năm 2018, người dân thấy hồ thuỷ lợi Ia Mơ có nước đã rất kỳ vọng sẽ giải được “cơn khát” ở vùng đất này. Nhưng 2 năm qua, sự kỳ vọng biến thành thất vọng, khi thấy nước đó nhưng không làm được gì.

Lòng hồ Ia Mơ như một

Lòng hồ Ia Mơ như một "biển nước" nhưng chưa thể tưới

Bà Ksor H’Blâm – già làng làng Krông, xã Ia Mơ cũng không giấu được sự thất vọng: Từ khi manh nha dự án thuỷ lợi này, người dân đã ủng hộ và mong chờ. Từ khi manh nha dự án đến giờ đã 16 năm rồi, dân vẫn phải chờ nước. Giờ mong làm sao nước từ hồ thuỷ lợi đổ về cho người dân ở đây yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống, bảo vệ biên cương.

Hiện xã Ia Mơ có cánh đồng lúa 600ha nằm sát dưới chân công trình thuỷ lợi Ia Mơ, nhưng chưa có hệ thống kênh mương nội đồng để dẫn nước tỏa đi. Ngoài ra, dự kiến có 8.500ha đất của xã Ia Mơ sẽ được quy hoạch làm vùng tưới, tuy nhiên đến nay vẫn đang nằm trên giấy.

Kênh chính chưa thể dẫn nước vì chưa có kênh nội đồng do vướng đất rừng

Kênh chính chưa thể dẫn nước vì chưa có kênh nội đồng do vướng đất rừng

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ cho biết, hiện trên địa bà xã vùng tưới 8.500ha đang vướng chuyển đổi sang đất nông nghiệp, trong đó có 4.000ha đất rừng và 4.500 đất khác. Nói 4.000ha đất rừng nhưng thực chất cây cối trên đó không có bao nhiêu. Việc chưa chuyển đổi được đất rừng sang đất nông nghiệp nên cũng chưa triển khai được kênh mương nội đồng dẫn nước. Chưa có nước tưới, người dân ở đây chỉ sản xuất được 1 vụ lúa trong năm. Một vụ này cũng phụ thuộc vào thiên nhiên nên sản lượng thấp.

“Hiện 4.000ha vùng tưới của thuỷ lợi Ia Mơ bên Đăk Lăk đã hoàn thành việc chuyển đổi sang đất nông nghiệp. Thời gian tới, nước từ hồ Ia Mơ theo kênh chính dẫn sang Đăk Lăk phục vụ sản xuất của người dân. Khi đó sẽ xảy ra chuyện, người dân Ia Mơ nhìn thấy nước chảy từ kênh chính qua Đăk Lăk, mà ước ao nhưng không thể làm gì được”, ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ thực trạng.

Những rừng cao su Ia Mơ chết khô, dân mong muốn được chuyển về cho địa phương để giao cho người dân canh tác

Những rừng cao su Ia Mơ chết khô, dân mong muốn được chuyển về cho địa phương để giao cho người dân canh tác

Ông Vũ Đình Hạnh – Chủ tịch UBND H. Chư Prông cho biết, muốn chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp ở mức quy mô này thì cần phải trình Quốc hội xin ý kiến, phê duyệt chủ trương. Huyện và tỉnh cũng đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng để thúc đẩy sớm được chuyển đổi. Huyện rất kỳ vọng khi công trình hoàn thành sẽ sắp xếp lại dân cư, khai thác được quỹ đất vùng tưới để gắn với hiệu quả dự án.

Dự án hồ chứa nước Ia Mơ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt từ năm 2005, phân kỳ đầu tư trong hai giai đoạn, gồm hợp phần công trình hồ chứa Plei Pai, đập dâng Ia Lốp và cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Ia Mơ, với tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Dự kiến, khi hoàn thành, hồ thủy lợi này sẽ tạo nguồn cấp tưới cho hơn 14.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai và 4.000ha đất nông nghiệp của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Theo thiết kế, công trình hồ thủy lợi Ia Mơr với diện tích mặt nước hơn 2.800ha - là một trong hai công trình đại thủy nông của khu vực Tây nguyên.
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.