largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Quán ăn được mở nhưng kẹt vốn, thiếu người làm

Nhà nước cần có một gói vay mới với lãi suất ưu đãi để các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn vừa và nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng.

Thống kê của Sở Công Thương TP.HCM cho thấy hiện TP có 75.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng đến nay chỉ có khoảng 60% cơ sở mở cửa hoạt động lại. 

Mở cửa gặp nhiều khó khăn

Ngày 16-11 vừa qua, UBND TP.HCM đã cho phép cơ sở kinh doanh ăn uống tại địa bàn có dịch cấp độ 1 và 2 được hoạt động bình thường, mở cửa đến 22 giờ và được phép phục vụ rượu, bia. Chủ trương trên giúp nhiều hàng quán đã hồi sinh trở lại, nhộn nhịp hơn trước.

Ông Chót, chủ quán Sake chuyên bê thui ở quận Tân Phú, rất mừng chia sẻ. “Kinh doanh quán nhậu mà không cho bán rượu bia, chỉ cho bán đồ ăn suông thì cầm cự không được lâu vì vắng khách”.

Tuy vậy, theo ông Chót, việc kinh doanh vẫn chưa khả quan vì khách chưa ra ngoài ăn uống nhiều. Trong khi đó mỗi tháng quán phải chi trả gần 100 triệu đồng tiền thuê mặt bằng, tiền vay ngân hàng, điện nước... Đó là chưa kể việc tìm nhân viên phục vụ cũng nan giải.

“Trước dịch, tổng số nhân viên phục vụ quán và đầu bếp là 12 người, bây giờ chỉ còn một nửa. Dù tình hình buôn bán vẫn còn ảm đạm nhưng tôi cố gắng cầm cự chứ đã đầu tư cả tỉ đồng vào quán, nay đóng cửa thì chưa biết kinh doanh nghề gì” - chủ quán Sake bày tỏ.

Ông Dương Phúc Đáng, chủ hệ thống nhà hàng bún bò Sông Hương, thông tin: Đến nay, cả bốn nhà hàng bún bò của hệ thống đều mở cửa kinh doanh, song lượng khách so với trước dịch giảm rất nhiều.

Đặc biệt, nhịp sống, thói quen ăn uống của người dân TP.HCM đã thay đổi nhiều. Chính vì vậy, nếu trước dịch quán sôi động từ 16 giờ đến 23 giờ vì nhiều người đi chơi khuya ghé ăn uống thì nay đến 20 giờ đã vắng hoe.

“Đau đầu nhất là hàng loạt nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt. Đơn cử giá gas tăng lên mức 500.000 đồng/bình 12 kg, xăng vọt lên gần 25.000 đồng/lít; giá thịt bò từ 210.000 đồng lên 230.000-240.000 đồng/kg… Trong khi quán không dám tăng giá bán đến người tiêu dùng vì sợ mất khách” - ông Đáng nói.

Tương tự, ông Dương Đức Dũng, Hội Ái hữu nhà hàng TP.HCM, đại diện hệ thống nhà hàng Việt Phố, thông tin: Hầu hết nhà hàng đều không đủ lao động, đặc biệt thiếu trầm trọng đầu bếp.

Bên cạnh đó, nhà cung cấp nguyên vật liệu ở các tỉnh vẫn vướng về vận chuyển hàng hóa, xét nghiệm, cách ly… khiến họ nản lòng. Điều này khiến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa vẫn bị gián đoạn hoặc không phong phú như trước và giá tăng cao.

Quán ăn, nhà hàng đã mở cửa trở lại nhưng việc kinh doanh chưa thực sự khởi sắc. Ảnh: MINH TÂM

Quán ăn, nhà hàng đã mở cửa trở lại nhưng việc kinh doanh chưa thực sự khởi sắc. Ảnh: MINH TÂM

Kiến nghị có gói vay mới

Theo quy định hiện hành, tại TP.HCM, đối với địa bàn được đánh giá cấp độ dịch là cấp độ 1 (vùng xanh) và cấp độ 2 (vùng vàng), các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động bình thường. Đối với địa bàn có dịch cấp độ 3 (vùng cam), các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ ăn uống tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; không được bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn. Đối với địa bàn dịch cấp độ 4 (vùng đỏ), chỉ bán mang đi, không phục vụ ăn uống tại chỗ.

Nhiều chủ nhà hàng, quán ăn cho rằng quy định này chưa thực sự hợp lý. Bởi tại một số địa phương, việc định nghĩa cấp độ dịch không rõ ràng, cụ thể, thậm chí cảm tính. Điều này khiến các đơn vị kinh doanh ăn uống lúng túng, không biết làm thế nào cho đúng. Ví dụ, có khi cùng một con đường nhưng một bên được cho bán bia rượu, bên còn lại thì cấm.

“TP.HCM cho phép thí điểm bán đồ uống có cồn tại chỗ nhưng giới hạn giờ giấc rồi quy định về cấp độ dịch, giới hạn lượng khách… nên không chỉ quán gặp khó mà khách cũng e ngại, sợ bị phạt. Đối với các nhà hàng lớn, sống được chủ yếu nhờ tổ chức tiệc tùng, sinh nhật, họp mặt. Với quy định như hiện nay gây thiệt hại lớn nhưng chúng tôi đành chấp nhận tình trạng trên để giữ gìn thương hiệu” - đại diện một hệ thống nhà hàng lớn nói.

Đại diện Sở Công Thương TP.HCM mới đây cũng đánh giá thời gian qua, việc thí điểm sử dụng đồ uống có cồn tại các quán ăn ở TP Thủ Đức và quận 7 không để phát sinh các vấn đề tiêu cực. Hai địa phương này cũng đã đề xuất cho phép mở rộng và kéo dài thời gian thực hiện thí điểm. Bởi nếu ngành ăn uống được hoạt động bình thường, có kiểm soát về dịch bệnh sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Lê Tân, Tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), nhìn nhận sự đứt gãy chuỗi cung ứng thị trường đã làm đảo lộn kế hoạch hoạt động, kinh doanh của các đơn vị trong ngành.

“Thách thức và khó khăn lớn nhất hiện nay là làm thế nào để các nhà hàng, quán ăn tồn tại vì tồn tại mới tính kế lâu dài. Trong bối cảnh trên, Nhà nước cần hỗ trợ họ về cơ chế, tài chính, thuế… Hỗ trợ thiết thực nhất đối với họ là nguồn vốn, tạm đóng nợ cũ, tăng hạn mức tín dụng, hỗ trợ lãi suất. Đặc biệt Nhà nước cần có một gói vay mới với lãi suất ưu đãi để các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vừa và nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng” - ông Dũng kiến nghị. 

Một mình Công ty TNHH Chí Sang tham gia gói thầu hơn 10 tỷ của xã Tân Kiên

Một mình Công ty TNHH Chí Sang tham gia gói thầu hơn 10 tỷ của xã Tân Kiên

06/05/2024 07:50

Gói thầu Xây lắp thuộc dự án Nâng cấp đường Bông Văn Dĩa (từ hầm chui - ranh Tân Nhựt) của chủ đầu tư UBND xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP HCM) đã có kết quả mở thầu.

Kiều hối sẽ là trợ lực cho nhiều doanh nghiệp địa ốc đang cần vốn

Kiều hối sẽ là trợ lực cho nhiều doanh nghiệp địa ốc đang cần vốn

05/05/2024 16:39

Theo VARS Luật Đất đai năm 2024, dự kiến có hiệu lực từ 1/7, có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

DGC: Doanh thu lợi nhuận quý 1 giảm, dự kiến bứt phá 27% trong 2 năm tới

DGC: Doanh thu lợi nhuận quý 1 giảm, dự kiến bứt phá 27% trong 2 năm tới

05/05/2024 10:00

Hóa chất Đức Giang (DGC) ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 sụt giảm so với cùng kỳ. Theo MBS, lợi nhuận của DGC sẽ tăng trưởng 15 - 27% giai đoạn 2024 -2025.

TP HCM: Duy nhất Cty Khải Hoàn dự gói thầu hơn 1,6 tỷ đồng tại Gò Vấp

TP HCM: Duy nhất Cty Khải Hoàn dự gói thầu hơn 1,6 tỷ đồng tại Gò Vấp

05/05/2024 09:54

Gói thầu xây lắp, thuộc Kế hoạch lựa chọn nhà thầu - Dự án Sửa chữa trụ sở UBND Phường 10, quận Gò Vấp (TP. HCM); chỉ duy nhất Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Khải Hoàn tham gia...

Loạn giá bán mặt hàng rau, củ quả sấy khô

Loạn giá bán mặt hàng rau, củ quả sấy khô

05/05/2024 09:36

Chỉ cần quan sát ở các chợ, siêu thị hoặc trên mạng xã hội, người tiêu dùng không khó nhận thấy mặt hàng rau, củ quả sấy được bày bán la liệt, đủ loại với nhiều mức giá khác nhau.

Tây Ninh: Không đối thủ, Thuận Anh Đạt trúng gói thầu gần 3 tỷ đồng

Tây Ninh: Không đối thủ, Thuận Anh Đạt trúng gói thầu gần 3 tỷ đồng

04/05/2024 10:30

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) vừa ra quyết định phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 1: Thi công xây dựng, thuộc Dự án Đường THI.42…

Một mình Công ty TNHH Chí Sang tham gia gói thầu hơn 10 tỷ của xã Tân Kiên

Một mình Công ty TNHH Chí Sang tham gia gói thầu hơn 10 tỷ của xã Tân Kiên

04/05/2024 09:35

Gói thầu Xây lắp thuộc dự án Nâng cấp đường Bông Văn Dĩa (từ hầm chui - ranh Tân Nhựt) của chủ đầu tư UBND xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP HCM) đã có kết quả mở thầu.

TP. HCM: Nhà thầu thi công đường Dương Quảng Hàm, đúc cống ngay vỉa hè?

TP. HCM: Nhà thầu thi công đường Dương Quảng Hàm, đúc cống ngay vỉa hè?

04/05/2024 08:26

Đúc cống, đế cống, phải có bãi. Làm gì cũng phải đúng quy định, quy trình, chúng tôi đã làm việc với nhà thầu và báo cáo với CĐT- Đại diện đơn vị giám sát thi công cho biết.

Cổ phiếu các doanh nghiệp ngành gạo: Lao dốc và hủy niêm yết

Cổ phiếu các doanh nghiệp ngành gạo: Lao dốc và hủy niêm yết

04/05/2024 08:17

Các cổ phiếu ngành gạo như TAR sắp bị hủy niêm yết, LTG nợ nông dân hàng trăm tỷ và cổ phiếu lao dốc, còn AGM lỗ đậm trên 200 tỷ đồng...

Nước Thủ Dầu Một: Cổ đông lớn liên quan thành viên HĐQT bán 2 triệu cổ phiếu

Nước Thủ Dầu Một: Cổ đông lớn liên quan thành viên HĐQT bán 2 triệu cổ phiếu

03/05/2024 14:24

Công ty TNHH Thương mại N.T.P, cổ đông lớn liên quan đến ông Nguyễn Thanh Phong - Thành viên HĐQT CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) đã đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu TDM từ ngày 6/5 - 4/6.