Phê bình giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh)
Ngày 28-9, Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh (TPHCM) đã có thông tin phản hồi về phản ánh của phụ huynh xung quanh các khoản thu, chi bất hợp lý của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh) diễn ra vào đầu năm học 2023-2024.
Theo đó, Trường Tiểu học Hồng Hà tổ chức họp cha mẹ học sinh các lớp 1 năm học 2023-2024 vào ngày 13-8-2023. Trong phiên họp này, giáo viên chủ nhiệm các lớp, trong đó có lớp 1/2 cùng phụ huynh đã thống nhất chọn và bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) tạm thời của lớp.
Sau cuộc họp, BĐDCMHS xin ý kiến nhà trường được cải tạo lớp học vì học sinh các lớp tích hợp sẽ học tại các phòng học được phân bố trong suốt 5 năm học (từ lớp 1 đến lớp 5).
Cụ thể, phòng học hiện hữu của lớp được đề xuất sửa chữa các hạng mục gồm làm nền, lắp đặt máy lạnh, sơn tường, quạt, bảng trượt, tủ...

Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Hồng Hà trong ngày tựu trường năm học 2023-2024
Phụ huynh cam đoan việc đầu tư cơ sở vật chất của lớp thực hiện trên tinh thần tự nguyện và có sự đồng thuận của phụ huynh. Nội dung có sự nhất trí của 29/32 phụ huynh của lớp (3 người vắng dự họp).
Về hiện trạng phòng học, báo cáo của Trường Tiểu học Hồng Hà cho biết, nhà trường đã trang bị đầy đủ bàn ghế, đèn, quạt, bảng tương tác... nhưng phụ huynh vẫn có nguyện vọng cải tạo lớp học khang trang và đầy đủ tiện nghi để con em được học suốt 5 năm học.
Nhà trường đã đồng thuận theo nguyện vọng của phụ huynh cải tạo sửa chữa lớp gồm các hạng mục lắp đặt máy lạnh, quạt hút, lát lại nền, làm tủ lớp, tủ giày, xây bồn hoa trước lớp...
Trong đó, các khoản thu, chi của BĐDCMHS đã được công khai trên nhóm trao đổi chung của phụ huynh do bà Nguyễn Thị Thúy Quyên - thủ quỹ BĐDCMHS lớp 1/2 tổng hợp.
Cụ thể, tổng số tiền hội lớp đã thu là 313.300.000 đồng (31/32 học sinh đóng góp). Tổng số tiền hội lớp đã chi là 260.328.500 đồng.
Như vậy, sau gần 1 tháng triển khai các hoạt động, quỹ lớp chỉ còn 52.971.500 đồng.

Dự toán thu chi của lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà
Qua phản ánh từ phụ huynh và dư luận báo chí, Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh yêu cầu Trường Tiểu học Hồng Hà nghiêm túc rút kinh nghiệm, đồng thời tiến hành họp với BĐDCMHS và toàn thể cha mẹ học sinh lớp 1/2 vào hôm qua (27-9) để trao đổi, làm rõ các nội dung liên quan đến việc vận động, công tác thu, chi quỹ hoạt động của BĐDCMHS đúng theo quy định.
Nhằm khắc phục việc thu, chi sai quy định, đối với công trình cải tạo lớp học, BĐDCMHS đã quyết toán với tổng số tiền 227.030.000 đồng. Tuy nhiên, do quy trình vận động, thu chi không đúng quy định nên BĐDCMHS lớp 1/2 sẽ hoàn trả số tiền này cho phụ huynh của lớp.
Đối với các khoản chi hỗ trợ hoạt động văn nghệ, làm rèm thay đồ cho học sinh, thuê người bưng bê và dọn dẹp ăn trưa trước cửa lớp, hỗ trợ giáo viên, tiền hòa mạng internet, chi phí mua lồng đèn và thuê trang phục chị Hằng, chú Cuội, BĐDCMHS thừa nhận đều là các khoản chi sai quy định nên sẽ hoàn trả lại tiền cho phụ huynh.
Tuy nhiên, với riêng các khoản chi gồm mua quà cho học sinh vào ngày tựu trường (21-8), mua đồ trang trí lớp, cây xanh để ở lớp, mua đồ dùng cho học sinh, dụng cụ vệ sinh lớp học đều là các khoản chi phục vụ trực tiếp cho học sinh nên BĐDCMHS vẫn thực hiện các khoản chi này.
Qua vụ việc, Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh đã yêu cầu các đơn vị trường học chấn chỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn.
Trong thời gian chờ văn bản của Văn phòng UBND quận về hướng dẫn thu học phí và các khoản thu khác năm học 2023-2024, các trường chỉ được tạm thu tiền ăn bán trú.
Tất cả các khoản thu phải được thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh.
Riêng đối với sự việc tại lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà, Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh chỉ đạo nhà trường tiếp tục theo dõi và giám sát việc thực hiện hoàn trả tiền thu, chi sai quy định và báo cáo kịp thời về phòng GD-ĐT.
Cùng với đó, nhà trường phải tổ chức phê bình đối với bà Huỳnh Ngọc Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/2 về các sai phạm nói trên.
Trước đó, Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh đã có văn bản phê bình bà Bùi Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà về việc chưa thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường, chưa thực hiện đúng quy trình vận động, công tác thu, chi Quỹ hoạt động BĐDCMHS theo đúng quy định.
TIN LIÊN QUAN
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%
Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
Ép học sinh không thi vào lớp 10: Lại bệnh thành tích!
Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ép học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm Luật Giáo dục, vi phạm quyền con người. Đây là biểu hiện của bệnh thành tích cần chấn chỉnh.
Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc
Gói thầu thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có giá 14,9 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện; được Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc tổ chức mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ...