Nỗ lực tìm nguồn cát xây đường cao tốc ở ĐBSCL
Để đảm bảo khối lượng cát phục vụ xây dựng các tuyến cao tốc như Trung ương giao, nhiều địa phương tại ĐBSCL đang loay hoay trong triển khai khai thác cát sông.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần tính đến việc sử dụng cát nghiền từ đá, cát khai thác từ các cồn, lạch để san lấp tại các công trình đường cao tốc, khu công nghiệp…

Một công trình xây dựng ở ĐBSCL sử dụng cát được nghiền từ đá
Lo không đủ nguồn cung và tác động môi trường
Trung tuần tháng 9-2023, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ đã dẫn đầu đoàn công tác đến làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về nguồn cát cho Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. TP Cần Thơ và Hậu Giang là hai địa phương cùng lúc có hai tuyến cao tốc đang xây dựng đi qua địa bàn. Đây cũng là hai địa phương “sốt ruột” nhất với câu chuyện tìm nguồn cát cung cấp cho các nhà thầu thi công sau thời gian chậm tiến độ vừa qua.

Khai thác cát tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
Trong giai đoạn 2022-2025, ĐBSCL có 4 dự án đường cao tốc được triển khai, gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu và Mỹ An - Cao Lãnh. Các dự án này cần khoảng 40 triệu m3 cát san lấp, trong đó năm 2023 cần 17 triệu m3, năm 2024 và 2025 cần 23 triệu m3, thế nhưng công suất các mỏ của vùng ĐBSCL chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Đây là nguyên nhân chính khiến tiến độ thực hiện các dự án trên bị chậm trong thời gian qua.
Để giải quyết bài toán nan giải này, tại cuộc làm việc với các tỉnh thành ĐBSCL mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu có trữ lượng cát lớn, chất lượng phải bảo đảm nguồn cát để xây dựng các dự án cao tốc trong vùng, nhất là dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. “Phải đảm bảo nguồn cát nhưng đồng thời không để việc khai thác cát tác động tiêu cực đến môi trường, gây sạt lở”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.
Tại An Giang, trước đó tỉnh này cam kết với lãnh đạo Chính phủ hỗ trợ khoảng 7,5 triệu m3 cát cho dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng từ khu mỏ cát trên sông Tiền thuộc xã Bình Phước Xuân và nhánh Cù lao Tây (huyện Chợ Mới). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, khi rà soát lại, đây là nhánh sông thuộc tuyến đường thủy nội địa quốc gia, không phải mỏ khoáng sản cát nên không thể khai thác.
Còn với dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tỉnh An Giang cũng khẳng định sẽ cung cấp đủ 3,3 triệu m3 cát từ 6 mỏ cát trên địa bàn. Nhưng hiện nay 6 mỏ cát này đang bị cơ quan chức năng thanh tra, điều tra, thu hồi giấy phép do quá trình hoạt động có nhiều dấu hiệu vi phạm, sai phạm. “Để đảm bảo nguồn cát như cam kết, UBND tỉnh đang chuẩn bị trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua việc rà soát lại một số mỏ cát khác để cấp phép khai thác; đồng thời kiến nghị các bộ ngành liên quan hỗ trợ, hướng dẫn phục hồi các mỏ cát đã bị xử lý trước đây”, ông Nguyễn Thanh Bình cho hay.
Tại Đồng Tháp, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cung cấp đủ số lượng cát xây các tuyến cao tốc do Chính phủ giao. “Tuy nhiên, chúng tôi đang vừa làm vừa lo. Mối băn khoăn lớn nhất hiện nay của địa phương là cơ chế giao mỏ cho nhà thầu khai thác, đặc biệt là công tác kiểm soát”, ông Nghĩa cho hay.
Theo ông Nghĩa, hầu hết các nhà thầu đều không có kinh nghiệm, phương tiện, năng lực khai thác cát nên chủ yếu trông chờ địa phương hỗ trợ giới thiệu các đơn vị khai thác cát chuyên nghiệp. “Việc lựa chọn đơn vị khai thác, giám sát việc khai thác cát phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian. Nếu thực hiện chậm thì không kịp tiến độ xây đường cao tốc, còn nếu làm không kỹ, không đúng sẽ dễ phát sinh vi phạm, khai thác quá mức, ảnh hưởng dòng chảy, gia tăng nguy cơ sạt lở…”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ ra khó khăn.
Tìm vật liệu san lấp thay thế cát sông
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc kinh doanh Công ty Thanh Long (chuyên kinh doanh, phân phối vật liệu xây dựng ở TPHCM), việc nghiền đá thành cát phục vụ xây dựng công trình đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện khoảng 7-8 năm trước. Tại Việt Nam, nhiều tập đoàn xây dựng cũng đã áp dụng hiệu quả.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng kiến nghị, ngoài khai thác cát trên sông, chính quyền địa phương có thể xem xét khai thác cát tại các cồn nổi, bãi nổi hoặc tận thu từ các công trình nạo vét luồng lạch… Tuy nhiên, để lấy nguồn cát này san lấp nền đường phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành (NN-PTNT, TN-MT, KH-CN, Xây dựng, GTVT…) để đảm bảo yếu tố môi trường.
Trong cuộc làm việc với các tỉnh thành ĐBSCL, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã nhấn mạnh: Cần xem xét phương án tận dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, các cù lao, cồn cát giữa sông trên địa bàn để làm vật liệu san lấp phục vụ cho dự án đường cao tốc, trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường và dự án được duyệt theo quy định của pháp luật. Đồng thời, lập tổ công tác liên ngành của địa phương để giám sát hoạt động khai thác mỏ vật liệu để cung ứng cho các dự án đường cao tốc trọng điểm quốc gia, không để xảy ra việc sử dụng tài nguyên không đúng mục đích.
Cùng với đó, để giảm phụ thuộc vào nguồn cát sông, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng vừa ký công điện giao các bộ: TN-MT, Xây dựng, NN-PTNT, KH-CN… đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sử dụng cát biển cho đắp nền các dự án hạ tầng như đường bộ cao tốc, quốc lộ, hoặc có thể san nền các khu công nghiệp, khu đô thị... Nhiệm vụ này được Thủ tướng giao phải hoàn thành trong tháng 10-2023.
Theo Bộ TN-MT, với 60 mỏ cát đã được cấp phép tại ĐBSCL thì tổng trữ lượng cát của vùng hiện có là khoảng 80 triệu m3 (gồm 63 triệu m3 cát san lấp và 17 triệu m3 cát xây dựng). Vừa qua, các tỉnh ĐBSCL đã cấp thêm 30 giấy phép thăm dò với trữ lượng 39 triệu m3 cát san lấp và 3 triệu m3 cát xây dựng. Như vậy, ĐBSCL đang có khoảng 120 triệu m3 cát, trong đó 100 triệu m3 cát san lấp.
TIN LIÊN QUAN
Tấn Lộc trúng 3 gói thầu lớn tại Ban QLDA &PTQĐ TP Mỹ Tho
Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường Tấn Lộc trúng 3 gói thầu tại Ban QLDA Phát triển quỹ đất TP Mỹ Tho, tổng giá trị hơn 18 tỷ đồng. Cả ba gói đều thuộc lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông.
Liên danh 2 thành viên trúng gói sửa chữa nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Hậu Giang
Duy nhất Liên danh gồm Công ty CP Xây dựng Dân dụng và Hạ tầng HTC - Công ty CP Phát triển Nhà Hậu Giang tham gia và trúng gói thầu thi công xây dựng thuộc dự án Nâng cấp, sửa chữa TT GDTX tỉnh Hậu Giang
Biết gì về Cty Xây dựng Trần Phú khi trúng loạt gói thầu lớn tại Tây Nguyên?
CTCP Đầu tư Xây dựng Trần Phú đã trúng 6 gói thầu có giá trị lớn như cải tạo trụ sở Tỉnh ủy Đắk Lắk, xây giảng đường Trường Đại học Tây Nguyên hay dự án hạ tầng thủy lợi ở Ea Kar… chỉ trong 4 tháng đầu 2025.
Cty Hàng tiêu dùng Biên Hòa bị phạt 420 triệu đồng, buộc di dời nhà máy
CTCP Hàng tiêu dùng Biên Hòa bị phạt tiền 420 triệu đồng và đình chỉ nguồn phát sinh chất thải không có giấy phép môi trường thời gian 4,5 tháng.
Cần Thơ: Cty Tân Thuận Trung thắng gói thầu xây trường THCS Thới Long
Dù giá dự thầu cao hơn 03 đối thủ còn lại, nhưng Công ty TNHH Tân Thuận Trung đã xuất sắc giành được gói thầu Thi công xây dựng thuộc dự án Trường Trung học cơ sở Thới Long với giá 9,763 tỷ đồng
Vĩnh Long: Cường Phát trúng gói thầu làm đường hơn 24 tỷ tại Trà Ôn
Gói thầu thi công tuyến đường liên ấp Sóc Ruộng – Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã xác định được nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH MTV Cường Phát, với giá trúng thầu hơn 24 tỷ đồng...
Cty Tây Đô trúng gói thầu nâng cấp đường Võ Thị Chính tại TP Bạc Liêu
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tây Đô đã ngược dòng vượt qua đối thủ duy nhất để về đích gói thầu XL01 thuộc dự án Nâng cấp đường Võ Thị Chính tại TP Bạc Liêu với giá hơn 2,5 tỷ đồng.
Bình Dương: Cty Bảo Sơn Phúc, 1 ngày được chỉ định 2 gói thầu
Chỉ trong ngày 24/4/2025, UBND xã Tam Lập (huyện Phú Giáo) đã ban hành 2 quyết định chỉ định thầu cho Công ty Bảo Sơn Phúc tại các dự án nâng cấp đường giao thông...
Long An: Cty Huy Tâm Phát sẽ thi công bê tông đường khu vực Miểu Điền?
Gói thầu xây lắp hơn 1,2 tỷ đồng thuộc dự án Bê tông đường khu vực Miểu Điền của UBND xã Đức Tân, huyện Tân Trụ (Long An) chỉ duy nhất Công ty TNHH Giao thông Thủy lợi Huy Tâm Phát dự thầu.
Công ty con của Đất Xanh nợ thuế hơn 150 tỷ đồng
Đứng đầu số tiền nợ thuế là Bất động sản Hà An, công ty con của Tập đoàn Đất Xanh nợ thuế hơn 150 tỷ đồng.