Nhiều học sinh TP.HCM rút học bạ về quê vì gia đình gặp khó khăn kinh tế
Dù tạm thời học ở địa phương hay chuyển học bạ về quê, học sinh cũng sẽ được tạo điều học tập tốt nhất trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Tính đến nay, TP.HCM có khoảng 7.500 học sinh rút học bạ chuyển về quê. Trong số này, có những em dự kiến sẽ không quay trở lại thành phố ngay cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Đợt dịch bệnh vừa qua khiến cuộc sống của gia đình chị Lê Ngọc Huyền (45 tuổi, ngụ ở Hậu Giang) gặp nhiều khó khăn. Tiền vốn liếng dành dụm cũng hết, nên tháng 11 vừa qua gia đình chị quyết định về quê sinh sống, bởi lúc khó khăn còn có họ hàng xung quanh giúp đỡ. Cùng với lần về quê chưa hẹn ngày trở lại TP.HCM, chị cũng làm xong thủ tục rút hồ sơ chuyển trường cho 2 con đang học tiểu học và THCS tại TP.HCM về Hậu Giang.

Hiện nay, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại TP.HCM đã đi học trực tiếp trở lại sau nhiều tháng học online (Ảnh: Vũ Hường)
"Các bé cũng về quê luôn, tại vì các con còn nhỏ nên theo ba mẹ. Vì nhà ở dưới quê, bây giờ dịch bệnh làm ăn không được thì gia đình về quê luôn" - chị Huyền chia sẻ.
Ông Lê Văn Lực - Hiệu trưởng trường THCS Đặng Tấn Tài (TP.Thủ Đức) cho biết, tính đến nay có khoảng 20 học sinh đã làm thủ tục chuyển trường về quê. Nhà trường cũng đang giải quyết thêm một số trường hợp khác. Số lượng học sinh rút học bạ trải đều ở tất cả các khối lớp.
Tại thời điểm rút hồ sơ, các em vẫn tham gia học trực tuyến bình thường, sau khi làm thủ tục và được sự đồng ý từ địa phương, gia đình các em mới xin chuyển trường về quê.
Theo ông Lực, đa phần các em theo cha mẹ về quê vì gia đình không đủ kinh tế để tiếp tục bám trụ ở TP.HCM.

Học sinh lớp 12 tại TP.HCM đi học lại từ ngày 13/12/2021 (Ảnh: Vũ Hường)
"Vừa rồi khó khăn, nhiều gia đình trở về quê và không quay trở lại nữa, do đó họ rút hồ sơ cho con. Trường cũng nằm trong khu vực nhà trọ rất nhiều, sau dịch, nhiều gia đình không có công ăn việc làm, thời gian dịch thì không đi làm được, lại không có tiền để trả nhà trọ, do đó họ về quê, các em học sinh rút về quê học nhiều", ông Lê Văn Lực cho biết.
Tại nhiều quận khác của TP.HCM cũng ghi nhận số lượng học sinh rút học bạ về quê nhiều như: quận Tân Phú, huyện Bình Chánh với khoảng 400 hồ sơ, quận 8 với 90 hồ sơ,…Những học sinh này phần lớn cha mẹ đều làm công nhân, lao động tự do, trẻ còn quá nhỏ không có người chăm sóc,…
Ông Dương Văn Dân - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8 cho biết, quận cũng xây dựng quy trình thuận lợi, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng cho phụ huynh muốn chuyển đi hoặc chuyển đến, hạn chế việc đi lại nhiều trong tình hình hiện nay.
"Sau này nếu các em muốn quay trở lại thành phố học, chung tôi sẽ tạo điều kiện tiếp nhận công tác chuyển trường, đưa về trường cũ nếu phụ huynh có nhu cầu hoặc đến một trường gần nơi cư trú nhất của học sinh", ông Dân cho biết.
Đến nay, học sinh từ lớp 7 đến 12 tại TP.HCM đã đi học trực tiếp trở lại. TP.HCM cũng đang xây xây dựng lộ trình để các khối lớp khác đi học trở lại sau Tết Nguyên đán 2022. Dù tạm thời học ở địa phương hay chuyển học bạ về quê, học sinh cũng sẽ được tạo điều học tập tốt nhất trong tình hình dịch bệnh như hiện nay./.
TIN LIÊN QUAN
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%