largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ sáu, 25/03/2022, 12:45 PM
  • Click để copy

Nhà sư với trái tim thiện lương: Từ hỗ trợ ở phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 đến bếp ăn 0 đồng

Ngày TP. HCM trong làn sóng dịch thứ 4, sư cô Nhuận Bình (Tịnh viện Tâm Không, Củ Chi, TP.HCM) có hơn 100 ngày tình nguyện chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Hết dịch cô đến với bếp ăn 0 đồng cho người nghèo.

Thương bệnh nhân, khâm phục thầy thuốcKhông chỉ tu tập, nghiên cứu ở Tịnh viện Tâm Không, sư cô Nhuận Bình còn là Phó Thư ký Ban văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM và hiện đang làm nghiên cứu sinh về Phật giáo.Công việc chồng chất nhưng khi dịch COVID-19 căng thẳng nhất, nhà sư là một trong những người đầu tiên xung phong vào tâm dịch.

Nhà sư Nhuận Bình (người đứng) trong những ngày khốc liệt ở phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19

Nhà sư Nhuận Bình (người đứng) trong những ngày khốc liệt ở phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19

Nhà sư Nhuận Bình bộc bạch rằng: "Tôi đã dấn thân ở tuyến đầu trong thời điểm đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, căng thẳng và khốc liệt nhất. Lúc đó ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh. Và, có lẽ đó cũng là những thời khắc lịch sử mà có lẽ những người đương thời như tôi và nhiều người đều không thể nào quên. Dẫu là nhà tu hành nhưng dốc tâm cùng thầy thuốc cứu chữa bệnh nhân luôn là khát vọng cháy bỏng trong tôi.

Nhà sư Nhuận Bình (bên trái) luôn tâm niệm được sát cánh cùng thầy thuốc là niềm hạnh phúc

Nhà sư Nhuận Bình (bên trái) luôn tâm niệm được sát cánh cùng thầy thuốc là niềm hạnh phúc

Thời gian nhà sư Nhuận Bình phụng sự trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 (Bệnh viện dã chiến 12, TP.HCM) là hơn 100 ngày. Chuỗi ngày ấy để lại trong trí nghĩ của nhà sư bao dấu ấn không thể phai mờ. Lúc nhà sư đến thì bệnh viện vừa thành lập, ngày nhà sư chia tay để trở về nơi tu tập thì bệnh viện chuẩn bị giải thể, thưa vắng bệnh nhân.

Nhớ lại những ngày tháng mãi không quên, nhà sư Nhuận Bình bộc bạch: Hơn 3 tháng ở tại chiến trường COVID-19 được chia sẻ những khó khăn, gian khổ cùng đội ngũ tuyến đầu, giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 vững tâm chiến thắng bệnh tật, được trở về là hạnh phúc lớn nhất cuộc đời tôi.

Với những nhà tu hành như chúng tôi không chỉ trợ giúp bác sĩ cấp cứu mà còn giúp các F0 tìm thấy niềm tin, niềm vui, bớt đi những căng thẳng, hoảng loạn trong những tháng ngày điều trị ở bệnh viện. Với tôi, phía sau mỗi phận đời đều để lại một câu chuyện đầy xúc cảm. Ví như một hoàn cảnh thương tâm, một ước mơ còn chưa thực hiện được.

Nhớ và ám ảnh nhất là ánh mắt, nụ cười, giọng nói và lời hứa hội ngộ khi khỏe mạnh của rất nhiều bệnh nhân được tôi chăm sóc nhưng chẳng may sự sống không mỉm cười với họ.

Sư cô Nhuận Bình

.... Nhớ đậm sâu còn là những thổn thức, ưu tư, sự cảm thông và tình thương của đội ngũ thầy thuốc. Ai cũng xem bệnh nhân như ruột thịt. Họ quên mọi hạnh phúc riêng dốc cạn sức lực vì bệnh nhân. Bây giờ không còn nhiều bệnh nhân chuyển nặng nhưng sự hy sinh của thầy thuốc trong thời khắc khốc liệt ấy khiến những nhà tu hành cũng rưng rưng xúc động, trân trọng hết lòng. Nhớ mãi".

Theo nhà sư Nhuận Bình, chính những thầy thuốc trong nơi khốc liệt nhất giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 còn thổi vào tâm thức người tu hành niềm tin vào sự tử tế, sự lương thiện và tình người dành cho nhau. Đó như là liều "thần dược" để cùng nhau vượt qua mọi gian nan.

Dù nhớ lại những đêm dài trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 có buồn nhưng nhà sư Nhuận Bình tâm tình: Tôi có hiểu biết về ngành y. Biết chăm sóc bệnh nhân. Tôi đã chứng kiến nhiều máu và nước mắt rơi. Bởi có những nỗi bi thương khó lòng diễn tả bằng ngôn ngữ và có những sự ra đi làm suy sụp tinh thần. Chúng ta nhớ lại không phải để bi lụy mà để trân trọng hơn những thành quả mà ngành y tế đã đạt được như hôm nay. Trước kia, những ngày dài trong phòng cấp cứu đã có lúc tinh thần của tôi như chực rơi xuống vực. Nhưng thật may mắn vì tôi là nhà sư. Xuất gia từ nhỏ, được học nhiều về triết lý nhân sinh của Phật khiến tôi cân bằng đời sống. Chia ly là sự thật ở đời, không một ai có thể thay đổi điều đó được. Chỉ khác là mình có thể thay đổi được lòng mình, thay đổi tư duy, thái độ, cách ứng xử để nhìn mọi vấn đề một cách nhẹ nhàng hơn. Và quan trọng nhất là từng khoảnh khắc dốc cạn sức mình cùng các thầy thuốc chăm lo miếng ăn, giấc ngủ…cho bệnh nhân COVID-19.

Niềm tin vào ngày mai

Chính những ngày khốc liệt vừa chăm sóc bệnh nhân, phụ giúp các thầy thuốc trong phòng cấp cứu, nhà sư Nhuận Bình đã truyền cho hàng ngàn người ý nghĩ tích cực, lạc quan vượt qua mọi gian khó.

Rời phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19, nhà sư Nhuận Bình (bên trái) lại đi vận động những bữa ăn, món quà ý nghĩa cho người nghèo

Rời phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19, nhà sư Nhuận Bình (bên trái) lại đi vận động những bữa ăn, món quà ý nghĩa cho người nghèo

Nhà sư Nhuận Bình bộc bạch: Dù chứng kiến nhiều cảnh thương tâm và đối diện với nguy hiểm, rủi ro, tôi vẫn mong muốn người dân, bệnh nhân luôn có năng lượng tích cực. Hãy tin vào thầy thuốc, vào những điều tốt đẹp sẽ đến ở ngày mai và tin rằng đại dịch rồi sẽ qua đi, cuộc sống bình thường sẽ đến với chúng ta, sẽ đến với người dân TP.HCM vào một ngày gần nhất. Và, những ngày này, không khí sôi động đã trở lại. Cuộc sống đã dần bình thường. Có được điều ấy công lao của các y bác sĩ tuyến đầu là lớn nhất. Sau đó là các tình nguyện viên.

Giúp được người mắc COVID-19 và hỗ trợ được thầy thuốc chút nào là lòng nhà sư Nhuận Bình lại bừng lên niềm hạnh phúc chừng ấy.Nhà sư bảo rằng: Tôi thấy mình rất may mắn, thuận duyên khi thực hiện các chuyến hàng liên quan đến y tế hiến tặng đến bệnh viện điều trị COVID-19. Và tôi luôn nghĩ rằng đức Phật đã bổ xứ mình đến đây cùng mọi người chia sẽ khó khăn. Nhiều bạn bảo rằng, "tôi đến với bệnh viện như là sứ mệnh cao cả được ơn trên ban xuống để cứu người". Vì tất cả những bình o-xy, thuốc men, máy móc, đồ bảo hộ và các trang thiết bị y tế… mà tôi đã hiến tặng đều giúp ích rất nhiều trong quá trình cứu sống bệnh nhân COVID-19. Điều làm tôi tâm đắc, hoan hỷ nhất có lẽ là vì sự lương thiện và trái tim ấm nồng của người dân Việt Nam. Dù trong hiểm nguy, gian lao thì vẫn sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.

Bếp ăn 0 đồng cho người nghèo

Theo nhà sư Nhuận Bình thì từ hơn 10 năm nay, sư đã âm thầm thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện, an sinh xã hội.

Những bữa ăn của bếp ăn 0 đồng do nhà sư Nhuận Bình vận động, tổ chức

Những bữa ăn của bếp ăn 0 đồng do nhà sư Nhuận Bình vận động, tổ chức

Đặc biệt, từ khi dịch bệnh được kiểm soát, lượng bệnh nhân giảm nhanh nhà sư rời phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 và trở về tịnh viện để thực hiện ý nguyện mở bếp ăn 0 đồng.

Sư Bình cho biết: Tôi thấy hạnh phúc vì có thể góp một bàn tay để làm cho cuộc đời này đẹp lên mỗi ngày. Từng trải qua những tháng năm không mấy thuận lợi, suôn sẻ, tôi luôn đồng cảm, thấu hiểu và yêu thương những phận đời kém may mắn bên lề cuộc sống. Đồng cảm, sẻ chia với họ chính là trách nhiệm, là sứ mệnh của bản thân. Tôi rất hạnh phúc vì làm được điều đó. Tôi cũng thật mang ơn vì họ (những người nghèo) đã cho phép tôi được thực hiện hạnh nguyện "vì nhân sinh". Những bữa ăn của bếp 0 đồng dù là các món đơn sơ nhưng nồng ấm tình người.

Nhà sư Nhuận Bình (quàng khăn) xem việc giúp người nghèo là niềm an vui

Nhà sư Nhuận Bình (quàng khăn) xem việc giúp người nghèo là niềm an vui

Không chỉ vận động, tổ chức bếp ăn 0 đồng, nhà sư Nhuận Bình còn quyên góp nhiều món quà ý nghĩa cho trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt. Với nhà sư những việc làm ấy cũng là cách để đời sống yên bình, an vui hơn.

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

01/01/2024 15:54

Bà Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết, đang tiếp tục vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường sinh sống để giáo viên nuôi dưỡng.

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

31/12/2023 20:36

Vụ tai nạn giao thông khiến cô giáo mầm non Trần Thị Trí bị cán dập nát phải cắt bỏ chân phải. Gia đình có 3 người con nhỏ, chồng làm thuê thu nhập bấp bênh và hiện đang ở trọ, nên hoàn cảnh rất khó khăn rất cần sự chung tay, giúp đỡ của toàn xã hội.

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

29/12/2023 08:29

Vừa thấy người lạ, bé Nguyễn Văn Chí Trung (34 tháng tuổi, quê quán ấp Tân Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang - ảnh) đã khóc thét và rúc đầu vào ngực mẹ.

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

27/12/2023 20:46

Một người đàn ông ở xã Hoài Mỹ (TX Hoài Nhơn, Bình Định) có hành động đẹp khi trả lại tiền, vàng trị giá gần 43 triệu đồng nhặt được cho người bị mất.

Thuốc nam từ thiện

Thuốc nam từ thiện

25/12/2023 07:02

Mỗi buổi sáng, khuôn viên điện thờ Phật Mẫu Trường Tây (xã Trường Tây, thị xã Hoà Thành) trở nên nhộn nhịp với các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí. Bệnh nhân ra vào tấp nập, đông đảo người làm từ thiện làm việc không ngơi tay.

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

23/12/2023 12:06

Chiều 22/12, Công ty TPComs (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Bảo Lộc, Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bệnh viện II Lâm Đồng tổ chức chương trình ký kết trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II.

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

22/12/2023 17:36

Sáng 22-12, lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện Bình Định đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật, tặng hoa chúc mừng bà Phạm Thị Lan (mẹ bé gái hiếu thảo Phan Thị Ca) xuất viện trở về nhà.

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

16/12/2023 10:07

Mặc dù đã gần 70 tuổi, nhưng bà Lâm Thị Hà, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khu phố Hải Trung, TT.Phước Hải, huyện Đất Đỏ vẫn xông xáo trong công tác hội và chăm lo cho bà con trong khu phố. Người dân ở đây trìu mến gọi bà là cô Sáu Hà.

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

15/12/2023 09:28

Nhiều năm nay vợ chồng anh Hiếu vẫn sống trong căn nhà tạm được lợp bằng lá, trời nắng thì nóng, mưa thì dột, trong nhà không có một tài sản giá trị.

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

14/12/2023 08:27

Ngày 13-12, Bệnh viện Bình Định đã cử các y, bác sĩ phối hợp với chuyên gia y tế tại TPHCM đến tận nhà, hỗ trợ khám bệnh cho bà Phạm Thị Lan (40 tuổi), mẹ của em Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định).