largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ năm, 09/09/2021, 14:15 PM
  • Click để copy

Nguy cơ đứt nguồn cung mì gói, miến khô, đồ hộp và bột mì ở TP.HCM

Tại TP.HCM, một số mặt hàng thực phẩm chế biến có hiện tượng thiếu hàng. Các nhà cung ứng cho biết gặp khó khăn về nguyên liệu và lao động nên khó đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Liên hệ đi chợ hộ ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi gần nhà nhiều ngày nay vẫn không mua được đúng loại thực phẩm, chị Hạnh (TP Thủ Đức) lên mạng tìm mua mì gói, miến, gia vị, bột mì...

"Giật mình vì một thùng mì Hảo Hảo bình thường khoảng 100.000 đồng thì nay lên 145.000-160.000 đồng. Miến (hủ tiếu) Phú Hương từ 212.000 đồng lên 290.000 đồng. Chưa kể các loại bột, nui cũng tăng giá 30.000-40.000 đồng", chị nói.

Thực tế, gần 2 tuần trở lại đây, nhiều người tiêu dùng tại TP.HCM cho biết phải mua một số loại mì gói, miến khô, nui, bột mì, bột năng... trên chợ mạng với giá tăng cao. Trong khi đó, tại một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tình trạng thiếu hàng, khó mua.

Trong những ngày giãn cách xã hội, mì gói, miến, phở khô hay các loại đồ hộp là sản phẩm rất được ưa chuộng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trong những ngày giãn cách xã hội, mì gói, miến, phở khô hay các loại đồ hộp là sản phẩm rất được ưa chuộng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Chợ mạng tăng giá, siêu thị thiếu hàng

"Tôi đặt mua hàng ở siêu thị nhưng 4 ngày vẫn chưa thấy gọi điện xác nhận đơn. trong khi mua hàng trên mạng, giá ship rất đắt", chị Ngọc Thúy (quận 4) chia sẻ. Theo chị, mì gói, bún, miến phở khô là thực phẩm phổ biến của người có thu nhập hạn chế trong thời điểm này nhưng lại khó tìm mua, giá cao.

"Mấy tiệm tạp hóa gần nhà đều hết sạch các loại bột, mì gói, trên mạng mỗi loại đều tăng giá tới 40.000-50.000 đồng", chị nói. Một số người bán cho biết giá nhập từ nhà phân phối giá cao, thêm chi phí vận chuyển nên đẩy giá sản phẩm lên cao.

"Tôi chỉ còn mì Hảo Hảo và một số loại bột như bột năng, bột mì, bột gạo,... Đa số đều nhập về từ trước đợt siết chặt giãn cách. Hiện nay nhập hàng về rất khó chứ chưa kể giá tăng", chị Hiền, một người kinh doanh online tại quận 7 cho hay.

Theo khảo sát của Zing, một số siêu thị trên địa bàn TP.HCM có tình trạng khan hiếm một số loại mì gói, phở khô, miến, đồ hộp... Anh Mạnh (TP Thủ Đức) cho biết từ 2 tuần trước anh đi siêu thị cũng chỉ có các loại mì gói của Masan, phở gói Vifon và các loại mì nhập khẩu.

Đại diện một hệ thống thừa nhận gần một tháng nay các loại đậu, bột, mì, hủ tiếu, phở khô, bún khô đều đang có nguy cơ đứt hàng. Đặc biệt là các mặt hàng bột rất khan hiếm, một số nhà cung cấp không đủ lượng hàng cung ứng cho siêu thị.

Thời điểm 2 tuần trước, tại một siêu thị TP.HCM không còn một số loại mì gói thông dụng. Ảnh: M.D.

Thời điểm 2 tuần trước, tại một siêu thị TP.HCM không còn một số loại mì gói thông dụng. Ảnh: M.D.

"Còn một số sản phẩm như mì gói vẫn về hàng nhưng hết rất nhanh trên kệ", đại diện siêu thị cho hay. Theo đại diện này, nhu cầu tăng cao, các tổ chức và cá nhân mua số lượng lớn để làm từ thiện. Trong khi đó, nhà sản xuất phải đáp ứng điều kiện "3 tại chỗ" và nguồn nguyên liệu khó vận chuyển về nhà máy, do đó không thể cung ứng kịp.

"Trước đây một số nhà cung ứng còn nhận gia công các sản phẩm cho siêu thị nhưng hiện cũng tạm dừng vì không đủ nhân lực để sản xuất sản phẩm của họ", đại diện này cho hay.

Đại diện Aeon Việt Nam cũng cho biết so với hàng tươi sống, sản phẩm khô như các loại bột có tình trạng khan hiếm hơn. "Các loại mì gói, hủ tiếu khô, bún, phở khô nếu thiếu cũng chỉ thiếu trong 1-2 ngày lại về hàng", đại diện này chia sẻ.

Thực tế hiện nay, việc thiếu nhân lực sản xuất, thiếu nguyên liệu do khâu vận chuyển gặp khó và một số đối tác cung cấp nguyên phụ liệu ngưng hoạt động dẫn tới nhà cung cấp không đủ hàng cung ứng.

Nguy cơ đứt hàng ở TP.HCM

Đại diện Công ty TNHH sản xuất bột mì Vimaflour - thương hiệu bột mì Hoa Ngọc Lan - cũng cho biết hiện nay công suất sản xuất bột mì Hoa Ngọc Lan của Vimaflour quá nhỏ nên không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thị trường TP.HCM.

"Trên thực tế, ở thời điểm này doanh nghiệp không thể cung ứng các sản phẩm bột mì vào TP.HCM do số lượng sản xuất còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường miền Bắc và miền Trung", đại diện công ty cho biết.

Theo đại diện Vimaflour, hiện bột mì Hoa Ngọc Lan xuất hiện tại thị trường TP.HCM là do các nhà phân phối tự chuyển vào chứ không phải chủ trương của công ty.

Tương tự, bà Nguyễn Ngọc Liên Chi, đại diện Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Ngọc Chương - chuyên kinh doanh các loại bột mì tại TP.HCM - cũng cho biết hiện nay hàng không thiếu nhưng bị tắc khâu vận chuyển.

"Trước đây công ty thường cung cấp bột mì cho các cơ sở nội, ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai... nhưng hiện nay vì tình hình dịch bệnh phức tạp, vận chuyển rất khó khăn nên công ty phải dừng hoạt động nửa tháng nay", bà nói.

Nhiều nhà cung ứng cho biết việc sản xuất theo

Nhiều nhà cung ứng cho biết việc sản xuất theo "3 tại chỗ" gặp nhiều khó khăn khiến lượng hàng cung ứng không đủ cầu. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo bà, các nguyên liệu sản xuất về TP.HCM giảm rất mạnh, đặc biệt trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội. Chưa kể giá tăng cao. "Ngoài ra, vì dịch bệnh không có lao động, đi lại khó khăn, chi phí '3 tại chỗ', nguy cơ lây lan nên nhiều nhà cung cấp cũng dừng hoạt động khiến nguồn cung giảm sút".

Bà Nguyễn Thị Thảo Viên - Giám đốc nhân sự CJ Food Việt Nam và CJ Cầu Tre (quận Tân Phú, TP.HCM) - cũng cho biết hiện nay việc sản xuất theo "3 tại chỗ" với số lao động giảm mạnh cũng khiến lượng hàng hóa của CJ Cầu Tre cung ứng cho các siêu thị giảm theo.

"Hơn nữa, việc vận chuyển các loại nguyên liệu về nhà máy cũng rất khó khăn. Đa số các nhà cung ứng thực phẩm chế biến sẵn đều gặp tình trạng này. Tuy nhiên chúng tôi vẫn cố gắng đáp ứng đủ đơn hàng theo cam kết", bà nói.

Trước đó, trao đổi với Zing, ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam (doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành mì ăn liền) - cho biết thời gian gần đây tổng sản lượng sản xuất của công ty bị giảm so với bình thường do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng với việc thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

"Số lao động đăng ký '3 tại chỗ' chỉ chiếm khoảng một nửa tổng số lao động, do đó sản lượng sản xuất giảm rất nhiều so với bình thường, điều này dẫn đến một vấn đề lớn là nguồn cung của chúng tôi đang không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường", ông thừa nhận.

Trong khi dó, đại diện Uniben - đơn vị sở hữu các thương hiệu 3 Miền, Reeva, Boncha và Joco - cho biết công ty này vẫn cố gắng cung cấp đủ lượng hàng hóa với các thương hiệu cho các điểm bán, nhà phân phối, chuỗi siêu thị.

“Số lượng hàng hóa gần đây không giảm mà có xu hướng tăng, trung bình khoảng gần 1 triệu đơn vị sản phẩm cung cấp ra trong 1 ngày. Hiện tượng thiếu hàng có lẽ do các nhà phân phối, điểm bán,... chưa thể vận chuyển hàng giao đi trong nội thành TP.HCM”, đại diện công ty cho hay.

Tại tọa đàm "Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản: Trước mắt và lâu dài" ngày 4/9, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho rằng khó khăn lớn nhất không chỉ là đứt gãy chuỗi cung ứng mà khi sản xuất "3 tại chỗ" thì cũng chỉ có 30-40% doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến lượng tiêu thụ đầu ra cũng bị ảnh hưởng.

Theo bà, khi dịch Covid-19 lây lan diện rộng, khâu thu hoạch, vận chuyển bị ách tắc thì không chỉ nông dân gặp khó khăn mà các doanh nghiệp cũng rơi vào tình thế thiếu nguyên liệu sản xuất. “Hiện một số mặt hàng nhu yếu phẩm không thiếu là do doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu dự trữ. Sau khi hết nguồn nguyên liệu này thì sẽ ra sao”, bà đặt câu hỏi.

Theo bà Chi, trước những khó khăn này, tất cả doanh nghiệp đều đồng lòng, cố gắng vận hành hết công suất và nỗ lực giữ giá. "Cần sớm có cơ chế đầu tư, xây dựng hệ thống kho lạnh quốc gia, đặt tại các vùng nguyên liệu lớn để lưu trữ sản lượng lớn các nông sản, thủy sản khi vào vụ thu hoạch", bà đề xuất.

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

14/05/2024 14:56

Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

14/05/2024 14:44

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

14/05/2024 06:57

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

13/05/2024 15:43

CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

13/05/2024 13:55

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

13/05/2024 08:36

CTCP Thủy Điện Nậm La công bố tình hình thanh toán lãi trái phiếu năm 2023. Mặc thanh toán đúng hạn, công ty vẫn bị xử phạt hành chính vì vi phạm lỗi không công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

13/05/2024 08:08

Quý 1/2024, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 3 năm 2022 với mức lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng.

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

13/05/2024 00:17

Gói thầu xây lắm thuộc dự án Nâng cấp BTNN tuyến đường từ đường Chà Vi (cao su bà Triên) - nhà bà Tư Lan, khu phố 5, phường Mỹ Phước đã có đơn vị trúng thầu.

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

13/05/2024 00:13

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày.