largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Làm trang trại lại sản xuất ra điện: Làm thật lại sợ 'dính đòn'

Trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời đang trở thành xu hướng trên thế giới để tối ưu hóa sản xuất. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cho nên việc hoàn thiện cơ chế chính sách cho loại hình này là cần thiết.

Người làm thật bị vạ lây

Hiện nay, trên thế giới đang rất nỗ lực nghiên cứu để áp dụng mô hình Quang nông (APV - Agriculture Photovoltaic), sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất điện mặt trời). Từ khi có chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái, nhiều trang trại nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã dồn dập đầu tư loại hình này. Đây là một hướng phát triển phù hợp với xu hướng của thế giới, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

Thế nhưng, trên thực tế, có nhiều nhà đầu tư chỉ lợi dụng việc làm nông nghiệp để bán điện mặt trời. Trên mảnh đất chỉ trồng cây kiểu “cho có”, còn mục đích chính là làm điện mặt trời. Điều này cũng khiến nhiều trang trại làm nông nghiệp, kết hợp điện mặt trời áp mái khác bị “vạ lây”.

Ông Nguyễn Văn Tiến, chủ trang trại Nông nghiệp Hữu cơ ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết: Mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ kết hợp điện mặt trời đã phát huy hiệu quả với thu nhập trên 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động người dân tộc Chăm với mức thu nhập 8 triệu đồng/tháng.

Nông nghiệp kết hợp điện mặt trời đang trở thành trào lưu ở Việt Nam.

Nông nghiệp kết hợp điện mặt trời đang trở thành trào lưu ở Việt Nam.

Theo ông Tiến, trang trại đã đầu tư dự án điện mặt trời từ tháng 5/2018, việc đầu tư hệ thống điện mặt trời kéo dài đến tháng 4/2020 theo Quyết định 11. Tuy nhiên chỉ có 2 dự án được ký hợp đồng mua bán điện với công ty Điện lực Ninh Thuận theo Quyết định số 11, còn 10 dự án chỉ được gắn đồng hồ, ghi nhận sản lượng điện chứ chưa được ký hợp đồng, chưa thanh toán với dư nợ khoảng 20 tỷ đồng. Lý do được ngành điện đưa ra là chưa có hướng dẫn từ Bộ Công Thương để xác định 10 dự án trên có phải là điện mặt trời mái nhà theo Quyết định 13 hay không?

Trong Quyết định 13, với vai trò tham mưu, xây dựng chính sách Bộ Công Thương đã bổ sung thêm quy định hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 1 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của bên mua điện. Trong khi đó tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg chỉ quy định “Dự án điện mặt trời trên mái nhà là dự án điện mặt trời được lắp đặt trên mái hoặc gắn với công trình xây dựng và đấu nối trực tiếp vào lưới điện của Bên mua điện”.

Điều này khiến nhiều dự án điện mặt trời trang trại có khả năng không được hưởng mức giá ưu đãi dành cho điện mặt trời áp mái (hơn 1.900 đồng/kWh).

Mới đây, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng nêu ý kiến khẳng định: Các hệ thống điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ trên hồ, ao nuôi tôm, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao... mà không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng thì không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Không đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Tiến cho rằng: Chính sách thay đổi liên tục, cơ chế khuyến khích là vậy nhưng khi làm xong thì một chính sách mới ban hành và chỉ để quy định thêm “có mái” trong khi việc “có thêm mái” có thực sự cần thiết hay không hay chỉ làm tốn thêm tiền đầu tư, làm giảm hiệu suất của các tấm quang điện và quan trọng hơn cả là các “ tấm lợp” này sẽ “giết chết” luôn các cây trồng nông nghiệp. Hiệu quả không thấy đâu nhưng thiệt hại về kinh tế - môi trường - an sinh xã hội là thấy rõ. Như vậy chính sách đưa ra không khác gì “một người nhấn ga, ba người đạp thắng”.

Trên làm điện mặt trời, dưới nuôi gà.

Trên làm điện mặt trời, dưới nuôi gà.

Cần hoàn thiện cơ chế

Ông Trần Anh Đông, Giám đốc Công ty Giải pháp Điều khiển và tự động hóa cho rằng: Với điện mặt trời mái nhà, không giống như điện mặt trời nối lưới (solar farm), EVN không phải đầu tư gì cả vì nó nối lên lưới trung áp 22 kV và 35kV đã có sẵn, phủ khắp nơi. Thêm vào đó, điện mặt trời mái nhà không làm mất đất sản xuất nông nghiệp, không làm mất sinh kế của người nông dân, không làm sa mạc hóa đất đai... Đối với các mô hình trang trại nông nghiệp, nếu thêm tấm lợp mái chỉ làm “triệt tiêu” sản xuất nông nghiệp bởi hạn chế ánh sáng sẽ làm cho nhiều loại cây trồng không phát triển được, tấm lợp còn làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của tấm pin quang điện.

Cũng theo ông Trần Anh Đông, EVN đang cần nguồn điện, nên điện mặt trời dù được làm trên mặt đất, trên mặt hồ, trên các công trình nông nghiệp, công trình thủy lợi... mà người dân tận dụng được nguồn lực của đất, cơ sở hạ tầng, không lãng phí là cần được hết sức khuyến khích. Còn giá quy định như thế nào là do Nhà nước tính toán sao cho đủ khuyến khích cho người dân đầu tư, chứ không phải căn cứ vào quy định có hay không có tấm lợp mái.

“Với một mức giá khuyến khích, sẽ có nhiều người dân có thể tham gia bỏ tiền đầu tư, không như điện mặt trời nối lưới không phải ai cũng có tiền để đầu tư”, ông Trần Anh Đông chia sẻ.

Chủ trang trại này thừa nhận thực tế ở Ninh Thuận có tình trạng lợi dụng làm trang trại nông nghiệp và lắp đặt điện mặt trời để bán điện là chính và ông nhấn mạnh “không ủng hộ điều này”. Tuy nhiên, nếu vùng đất không làm được gì mà người dân, doanh nghiệp muốn đầu tư để bán điện cũng nên có hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ làm vì vừa tận dụng được nguồn tài nguyên để sản xuất điện, có thu nhập và có đóng góp cho địa phương thay vì bỏ phí.

Theo các chuyên gia, việc phát triển quang nông khó hơn nhiều, chi phí cho quang nông cũng cao hơn nhiều so với mặt trời mặt đất. Chi phí đầu tư và vận hành, bảo dưỡng cho 50 dự án APV 1MW chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với 1 dự án mặt trời mặt đất 50MW. Nên việc APV được khuyến khích bởi giá mua điện 8.35 cent/kWh cũng là xứng đáng. Chưa kể, những lợi ích mà APV mang lại cho người dân và quốc gia lớn hơn rất nhiều so với mặt trời mặt đất, thì thậm chí giá mua điện cho APV còn nên được đặt ở mức cao hơn để khuyến khích hơn nữa.

Sáng nay, VN-Index tăng gần 20 điểm, nhưng giá trị giao dịch chỉ 8.000 tỷ đồng

Sáng nay, VN-Index tăng gần 20 điểm, nhưng giá trị giao dịch chỉ 8.000 tỷ đồng

24/04/2024 13:41

Sáng nay thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhưng giá trị giao dịch cầm chừng; khối ngoại mua ròng trong khi tự doanh bán rất mạnh ở các cổ phiếu FPR, MWG, STB...

Bến Tre: Duy nhất doanh nghiệp Thanh Bình dự gói thầu hơn 1,6 tỷ tại Thạnh Phú

Bến Tre: Duy nhất doanh nghiệp Thanh Bình dự gói thầu hơn 1,6 tỷ tại Thạnh Phú

24/04/2024 13:36

Công ty TNHH TMDV Việt Trí Tín đã hoàn thành mở thầu gói chi phí xây dựng, có giá 1,637 tỷ đồng, do BQL Dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện Thạnh Phú làm chủ đầu tư.

Sai phạm khiến Tổng giám đốc Cty Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

Sai phạm khiến Tổng giám đốc Cty Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

24/04/2024 07:11

Ông Bùi Quang Ninh, Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk bị khởi tố để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát”.

Hãng bay Vietnam Airlines lỗ hơn 5.000 tỷ đồng năm 2023

Hãng bay Vietnam Airlines lỗ hơn 5.000 tỷ đồng năm 2023

24/04/2024 06:10

Năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn cho Vietnam Airlines khi thị trường quốc tế chưa hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, hãng đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh so với cùng kỳ.

3.400 lượng vàng được đấu thầu thành công, vẫn còn 13.400 lượng đang ế

3.400 lượng vàng được đấu thầu thành công, vẫn còn 13.400 lượng đang ế

23/04/2024 14:27

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Có 7 ngân hàng và doanh nghiệp tham gia dự thầu.

Sếp TPBank nói gì về 'nghi vấn' đảo nợ 1.700 tỷ cho R&H Group?

Sếp TPBank nói gì về 'nghi vấn' đảo nợ 1.700 tỷ cho R&H Group?

23/04/2024 14:07

Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) khẳng định khoản cho vay hơn 1.700 tỷ đồng với Vinahud không phải đảo nợ, đúng quy định pháp luật, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2 công ty tranh gói thầu của BQL Dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè

2 công ty tranh gói thầu của BQL Dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè

23/04/2024 09:07

Gói thầu 1: Thi công xây dựng thuộc dự án Nâng cấp đường tuyến đê kênh 28 của Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã có kết quả mở thầu.

Chỉ 1 Công ty tham dự gói thầu hơn 14 tỷ của Cấp nước BR-VT

Chỉ 1 Công ty tham dự gói thầu hơn 14 tỷ của Cấp nước BR-VT

23/04/2024 08:36

Gói thầu mua sắm 2.000 tấn Poly Aluminium Chloride (PAC) lỏng 10% và 230 tấn Clo lỏng theo Kế hoạch năm 2024, của Công ty Cấp nước BR-VT, mở thầu ngày 15/4; theo đó, duy nhất Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam dự thầu.

Các doanh nghiệp có thực sự 'sốt sắng' với đấu thầu vàng?

Các doanh nghiệp có thực sự 'sốt sắng' với đấu thầu vàng?

23/04/2024 08:31

10h ngày 22/4, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng.

Bột giặt NET: Lãi cao kỷ lục sau khi về Masan

Bột giặt NET: Lãi cao kỷ lục sau khi về Masan

23/04/2024 08:15

CTCP Bột giặt NET (HNX: NET) vừa công bố tình hình hoạt động năm 2023. Theo báo cáo, NET ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.810 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 121% so với kế hoạch.